Roticox 60mg KRKA((3 vỉ x 10 viên) Roticox 60mg KRKA((3 vỉ x 10 viên)

Roticox là sản phẩm của KRKA, D.D., Novo Mesto có thành phần chính là Etoricoxib dùng giảm triệu chứng bệnh viêm xương khớp (OA), viêm khớp dạng thấp (RA), viêm cột sống dính khớp, điều trị triệu chứng đau và các dấu hiệu viêm nhiễm trong trường hợp gout cấp tính; điều trị ngắn hạn các cơn đau vừa, liên quan đến phẫu thuật răng.

S003160 Thuốc giảm đau, kháng viêm 396.000 đ Số lượng: 0Viên
  • Roticox 60mg KRKA((3 vỉ x 10 viên)

  • Công dụng:

    Roticox là sản phẩm của KRKA, D.D., Novo Mesto có thành phần chính là Etoricoxib dùng giảm triệu chứng bệnh viêm xương khớp (OA), viêm khớp dạng thấp (RA), viêm cột sống dính khớp, điều trị triệu chứng đau và các dấu hiệu viêm nhiễm trong trường hợp gout cấp tính; điều trị ngắn hạn các cơn đau vừa, liên quan đến phẫu thuật răng.

  • Thành phần chính: Etorcoxib  60mg

  • Dạng bào chế: viên nén bao phim

  • Quy cách đóng gói: hộp 3 vỉ x 10 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Giá bán: 396.000đ

Số lượng:
Đơn vị tính:
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Etorcoxib   60mg
Công dụng-chỉ định

Chỉ định

Roticox chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Roticox được chỉ định ở người trưởng thành và thanh thiếu niên 16 tuổi trở lên để làm giảm triệu chứng bệnh viêm xương khớp (OA), viêm khớp dạng thấp (RA), viêm cột sống dính khớp, điều trị triệu chứng đau và các dấu hiệu viêm nhiễm trong trường hợp gout cấp tính.
  • Roticox được chỉ định ở người lớn và thanh thiếu niên 16 tuổi trở lên để điều trị ngắn hạn các cơn đau vừa, liên quan đến phẫu thuật răng.
  • Quyết định kê đơn chất ức chế chọn lọc COX-2 phải dựa trên việc đánh giá toàn bộ các nguy cơ đối với từng bệnh nhân.
Cách dùng

Cách dùng

Roticox dạng viên nén bao phim được dùng đường uống và có thể dùng với thức ăn hoặc không. Hiệu quả của thuốc có thể nhanh hơn khi uống Roticox không có thức ăn. Điều này cần được xem xét khi cần điều trị triệu chứng nhanh chóng.

Liều dùng

Những nguy cơ tim mạch của etoricoxib có thể tăng lên cùng với liều dùng và thời gian sử dụng thuốc, do đó nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn nhất và liều dùng thấp nhất hàng ngày có hiệu quả. Nhu cầu điều trị triệu chứng và đáp ứng điều trị nên được đánh giá lại theo định kì, đặc biệt đối với những bệnh nhân viêm xương khớp.

Viêm xương khớp

  • Liều khuyến cáo là 30 mg mỗi ngày một lần. Đối với một số bệnh nhân không thấy thuyên giảm triệu chứng, tăng lên 60 mg mỗi ngày một lần có thể nâng cao hiệu quả.
  • Nếu không thấy tăng lợi ích điều trị thì nên cân nhắc liệu pháp điều trị khác.

Viêm khớp dạng thấp

  • Liều khuyến cáo là 60 mg mỗi ngày một lần. Đối với một số bệnh nhân không giảm triệu chứng, nâng lên 90 mg mỗi ngày một lần có thể tăng hiệu quả.
  • Một khi bệnh nhân đã ổn định về mặt lâm sàng, giảm liều xuống còn 60 mg mỗi ngày một lần. Nếu không thấy tăng lợi ích điều trị, việc lựa chọn liệu pháp điều trị khác nên được cân nhắc.

Viêm cột sống dính khớp

  • Liều khuyến cáo là 60 mg mỗi ngày một lần. Đối với một sổ bệnh nhân không giảm triệu chứng, tăng lên 90 mg mỗi ngày một lần có thể tăng hiệu quả.
  • Một khi bệnh nhân ổn định lâm sàng, giảm liều xuống còn 60 mg mỗi ngày một lần. Nếu không thấy tăng lợi ích điều trị, nên cân nhắc lựa chọn liệu pháp điều trị khác.

Điều trị cơn đau cấp tính

  • Đối với điều trị cơn đau cấp tính, etoricoxib chỉ nên dùng trong giai đoạn có triệu chứng của cơn đau cấp tính.

Viêm khớp gout cấp tính

  • Liều khuyến cáo là 120 mg mỗi ngày một lần. Trong những thử nghiệm lâm sàng đối với cơn gút cấp, etoricoxib được chỉ định sử dụng trong 8 ngày.

Đau sau khi phẫu thuật nha khoa

  • Liều khuyến cáo là 90 mg mỗi ngày một lần, tối đa 3 ngày. Một vài bệnh nhân yêu cầu dùng thêm thuốc giảm đau khác trong thời gian điều trị 3 ngày này.

Liều lớn hơn liều được khuyến cáo đối với các chỉ định trên không thấy tăng thêm hiệu quả hoặc chưa được nghiên cứu. Do đó:

  • Liều điều trị viêm xương khớp không quá 60mg mỗi ngày.
  • Liều viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp không quá 90mg mỗi ngày.
  • Liều cho cơn gút cấp không quá 120mg mỗi ngày, tối đa 8 ngày.
  • Liều cho đau cấp sau phẫu thuật nha khoa không quá 90mg mỗi ngày, tối đa 3 ngày.

Những bệnh nhân đặc biệt

Bệnh nhân lớn tuổi: Không cần điều chỉnh liều với bệnh nhân lớn tuổi; Cũng như những thuốc khác, nên thận trọng đối với những bệnh nhân này.

Bệnh nhân suy gan: Liềụ dùng tối đa cho các bệnh nhân rối loạn chức năng gan nhẹ đối với tất cả các chỉ định là 60mg mỗi ngày một lần (chỉ số Child-Pugh 5-6). Các bệnh nhân rối loạn chức năng gan trung bình (chỉ số Child-Pugh 7-9) không quá 30mg mỗi ngày một lần.

Chưa có nhiều kinh nghiệm lâm sàng ở những bệnh nhân rối loạn chức năng gan trung bình và khuyến cáo cần thận trọng. Chưa có kinh nghiệm lâm sàng đối với rối loạn chức năng gan nặng (chỉ số Child-Pugh > 10); vì thế chống chỉ định đối với những bệnh nhân này.

Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều đối với bệnh nhân có độ thanh thải creatinine ≥ 30 ml/phút. Chống chỉ định đối với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinine < 30ml/phút.

Trẻ em: Chống chỉ định đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 16 tuổi.

 

Tác dụng phụ

Cơ quan

Những phản ứng có hại của thuốc

Tần suất°

Nhiễm trùng và sự lây nhiễm

Viêm xương ổ răng

Thường gặp

Viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiết niệu

Không thường gặp

Rối loạn máu và hệ bạch huyết

Thiếu máu (chủ yếu liên quan đến xuất huyết tiêu hóa), giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu

Không thường gặp

Rối loạn hệ thống miễn dịch

Quá mẫn*∞

Không thường gặp

Phù mạch/phản ứng phản vệ/phản ứng kiểu phản vệ bao gồm sốc*

Hiếm gặp

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Phù/giữ nước

Thường gặp

Tăng hoặc giảm sự thèm ăn, tăng cân

Không thường gặp

Rối loạn tâm thần

Lo âu, trầm cảm, giảm độ hoạt bát, ảo giác*

Không thường gặp

Bối rối*, bồn chồn*

Hiếm gặp

Rối loạn hệ thần kinh

Chóng mặt, nhức đầu

Thường gặp

Loạn vị giác, chứng mất ngủ, chứng dị cảm/giảm cảm giác, buồn ngủ

Không thường gặp

Rối loạn thị giác

Nhìn mờ, viêm kết mạc

Không thường gặp

Rối loạn thính giác và mê cung

Ù tai, chóng mặt

Không thường gặp

Rối loạn tim

Đánh trống ngực, loạn nhịp tim*

Thường gặp

Rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh, suy tim sung huyết, thay đổi ECG không đặc hiệu, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim§

Không thường gặp

Rối loạn mạch máu

Cao huyết áp

Thường gặp

Đỏ bừng mặt, tai biến mạch máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua, cơn cao huyết áp kịch phát *, viêm mạch máu*

Không thường gặp

Rối loạn hô hấp, và trung thất

Co thắt phế quản*

Thường gặp

Ho, khó thở, chảy máu cam

Không thường gặp

Rối loạn tiêu hóa

Đau bụng

Rất thường gặp

Táo bón, đầy hơi, viêm dạ dày, cảm giác nóng rát thượng vị/trào ngược, tiêu chảy, khó tiêu / khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, viêm thực quản, loét miệng

Thường gặp

Trướng bụng, thay đổi thói quen đại tiện, khô miệng, loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày ruột bao gồm thủng và chảy máu dạ dày ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy*

Không thường gặp

Rối loạn mật

Tăng ALT, AST

Thường gặp

Viêm gan*

Hiếm gặp

Suy gan*, vàng da*

Hiếm gặp

Rối loạn da và mô dưới da

Vết bầm máu

Thường gặp

Phù nề mặt, ngứa, phát ban, ban đỏ*, nổi mày đay*

Không thường gặp

Hội chứng Stevens-Johnson *, hoại tử thượng bì nhiễm độc*, hồng ban nhiễm sắc cố định*

Hiếm gặp

Rối loạn cơ xương và mô liên kết

Co thắt cơ/chuột rút, đau cơ xương/cứng cơ xương.

Không thường gặp

Rối loạn thận và tiết niệu

Protein niệu, tăng creatinine huyết thanh, suy thận *

Không thường gặp

Rối loạn chung

Suy nhược/mệt mỏi, triệu chứng giống bệnh cúm

Thường gặp

Đau ngực

Không thường gặp

Đang khảo sát

Tăng urê máu, tăng creatine phosphokinase, tăng kali máu, tăng acid uric

Không thường gặp

Tăng natri máu

Hiếm gặp

° Tần suất: những tác dụng không mong muốn xảy ra dựa trên báo cáo lâm sàng: rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100 đến <1/10), không thường gặp (≥1/1000 đến <1/100), hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1000), rất hiếm gặp (<1/10.000).

* Phản ứng bất lợi này được xác định thông qua giám sát sau khi lưu hành thuốc. Tần suất báo cáo của nó đã được ước lượng dựa trên tần suất cao nhất được quan sát thấy qua các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng được tổng hợp bởi chỉ định và liều đã được chấp thuận.

Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30oC.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây