Câu lạc bộ
Trang chủ Câu lạc bộ

CLB Xương Khớp

Bệnh Xương Khớp là bệnh nguy hiểm với biến chứng nặng nề, Bởi vậy người bệnh cần được hỗ trợ chăm sóc đặc biệt. Thấu hiểu những mục tiêu cũng như tầm quan trọng đó, CLB XƯƠNG KHỚP ra đời với sứ mệnh nâng cao kiến thức và sức khỏe người bệnh gắn kết 3 bên NGƯỜI BỆNH - NHÀ THUỐC - CÔNG TY DƯỢC nhằm tạo ra cộng đồng tương hỗ cùng nhau lan tỏa, nâng cao chất lượng cuộc sống
Những kiến thức cần biết về bệnh xương khớp 
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ngày càng gia tăng, đồng thời các bệnh xương khớp cũng đang dần trẻ hóa về độ tuổi. Vì thế, việc tìm hiểu về các bệnh xương khớp thường gặp là rất cần thiết. Bài viết dưới đây Gpharmacy sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức cần biết về bệnh xương khớp .
bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp


1.Bệnh xương khớp là gì?

bệnh xương khớp 2
Bệnh xương khớp là gì?
 
Bệnh xương khớp là bệnh khớp trong đó các mô trong khớp bị phá vỡ theo thời gian. Đây là dạng viêm xương khớp thường gặp nhất và phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp chiếm khoảng 35% dân số, 70% trong số đó là những người từ 50 – 70 tuổi. Những năm gần đây, bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa, số người từ 27 – 30 tuổi mắc bệnh xương khớp ngày càng nhiều.Vì thế những kiến thức cần thiết về bệnh xương khớp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
 

2. Những kiến thức cần biết về các triệu chứng của bệnh xương khớp

bệnh xương khớp 1
Triệu chứng của bệnh xương khớp
 
  • Người bệnh thường có cảm giác đau nhức xương khớp và ê mỏi toàn thân. Cơn đau có thể sẽ không báo trước mà xuất hiện một cách bất ngờ. 
  • Dấu hiệu bệnh xương khớp dễ nhận thấy tiếp theo là, khi bị bệnh xương khớp, vùng bị viêm sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội gây cảm giác khó chịu và nhức nhối cho người bệnh. Cơn đau có thể chấm dứt nhanh chóng nhưng sau đó lại kéo dài tới vài giờ.
  • Nếu lao động nặng nhọc, bị stress, căng thẳng hay bị nhiễm lạnh thì cơn đau nhức lại càng âm ỉ. Vùng xương khớp bị tác động còn có biểu hiện sưng đỏ.
  • Khi cử động, các khớp xương đau nhói và cảm giác bị vướng víu.
  • Chân tay tê buốt, cử động mất linh hoạt.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao do khí huyết lưu thông kém.
  • Cơn đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
 

3.Những kiến thức cần biết về nguyên nhân gây bệnh xương khớp

 
  • Gen là nguyên nhân chính gây ra nhiều dạng bệnh lý trong đó có bệnh viêm xương khớp.
  •  Đối với những người lớn tuổi thì sụn trở nên giòn và dễ gãy làm các khớp xương mất đi miếng đệm. Chính vì thế những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp.
  •  Những người thừa cân có nguy cơ cao bị viêm khớp do trọng lượng thừa tạo áp lực lên các khớp như khớp gối, khớp hông, khớp xương sống và khớp mắt cá chân.
  • Một số dạng viêm xương khớp gây nên do viêm nhiễm vi trùng và vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể đều có thể gây bệnh xương khớp.
  • Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây giảm khả năng miễn dịch với những vi khuẩn có hại, tăng nguy cơ bị bệnh xương khớp.
  • Dị ứng thức ăn.
  • Chơi thể thao quá sức.

4. Bệnh xương khớp có những loại nào ?

Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp có những loại nào

Có một số loại viêm khớp. Hai loại trong số các loại phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Viêm xương khớp là dạng phổ biến nhất của viêm khớp. Tình trạng này thường đi kèm với độ tuổi và thường xuyên ảnh hưởng nhất đến các ngón tay, đầu gối và hông. Đôi khi, viêm xương khớp xảy ra sau khi bị chấn thương ở khớp. Ví dụ, một người trẻ tuổi có thể bị tổn thương đầu gối nặng khi chơi bóng đá. Hoặc ai đó có thể ngã hoặc bị thương trong một tai nạn xe hơi. Nhiều năm sau khi đầu gối của họ rõ ràng đã được chữa lành, họ vẫn có thể mắc viêm khớp ở khớp đầu gối của mình.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống bảo vệ của cơ thể không hoạt động đúng cách. Nó ảnh hưởng đến các khớp và xương (thường là ở bàn tay và bàn chân), và cũng có thể ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng và cả hệ thống. Quý vị có thể cảm thấy ốm yếu hoặc mệt mỏi, và quý vị có thể bị sốt.

Một loại phổ biến khác của bệnh viêm khớp, đó là bệnh gút, do các tinh thể tích tụ ở khớp gây ra. Nó thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng nhiều khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng.
Viêm khớp xuất hiện kèm với nhiều tình trạng khác. Bao gồm:bệnh lupus, khi mắc bệnh này thì hệ thống bảo vệ của cơ thể có thể gây tổn hại cho các khớp, tim, da, thận, và các cơ quan khác nhiễm trùng xâm nhập vào khớp và phá hủy lớp đệm giữa các xương.
 

5. Bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp

Nhãn

Bài thuốc 1: Ngải cứu trắng nướng nóng
Rửa sạch lá Ngải Cứu trắng, cho thêm muối vào rồi đổ nước nóng lên sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ có tác dụng làm dịu cơn đau khớp. Còn đối với những người có nguy cơ cao bị đau khớp như người lớn tuổi, người béo phì…thì có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

Bài thuốc 2: Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng
Mỗi ngày ngâm chân khoảng 15-30 phút trong nước ấm pha gừng rất tốt.
Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

Bài thuốc 3: Đu đủ và Mễ Nhân
Dùng một ít đu đủ, và 30g mễ nhân sống. Rửa sạch hai thứ rồi cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

Bài thuốc 4: Lá Lốt
5-10g Lá Lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.
Bài thuốc 5: Mật ong và bột Quế
Có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột Quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.
 

6. Bệnh đau xương khớp nên ăn gì? Dinh dưỡng cho bệnh xương khớp

Nhãn

Xương khớp là một phần rất quan trọng trong cơ thể chúng ta, cần được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Bởi thế, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò đặc biệt quan trọng giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Việc lựa chọn thực phẩm tốt cho xương khớp trong bữa ăn hàng ngày sẽ góp phần giúp bạn phòng tránh được những bệnh về xương khớp.

Các loại thịt, cá và xương ống:
Những món ăn từ xương, sụn, tôm cua, cá, sò…cung cấp một lượng can xi và các chất dinh dưỡng dồi dào giúp xương luôn chắc khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều những thực phẩm này, mà phải có chế độ ăn hợp lý bởi nếu ăn quá nhiều sẽ là tác nhân chính gây ra bệnh gout.

Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa:
Sữa không còn là thực phẩm xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Đây là thực phẩm luôn được mọi người khuyên dùng vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, trong sữa có nhiều canxi là thành phần cấu tạo nên xương. Vì vậy việc uống sữa thường xuyên sẽ giúp xương chắc khỏe và chống loãng xương.

Ngũ cốc:
Đây được xem là một trong những thực phẩm có tác dụng bổ xương khớp. Một số loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen, bắp rang,…và các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa.

Rau xanh và trái cây:
Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp Vitamin và chất xơ đáng kể cho cơ thể. Trong đó đu đủ, dứa, chanh, bưởi được xem là những loại trái cây cung cấp men kháng viêm và Vitamin C, rất tốt cho người bị đau khớp. Một số loại cải như bắp cải, cải thìa, cải xanh, cải xoăn, rau bina, cải mầm… cũng rất tốt cho người bệnh xương khớp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp. Trong các loại cải có chứa nhiều Vitamn K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông.

Các loại nấm:
Nấm là thực phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư, đặc biệt là tình trạng thoái hóa xương khớp. Chế biến các món ăn từ nấm kết hợp cùng một số loại rau củ khác như cà rốt, bông cải, ớt trong các bữa ăn sẽ giúp bổ sung các Vitamin A, E, C, K… giúp cơ xương dẻo dai.

Cà chua:
Cà chua được xem như loại thực phẩm xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và sức khỏe nói riêng. Trong thành phần của cà chua có chứa lượng lớn Vitamin giúp ngăn ngừa lão hóa và cung cấp Collagen cho cơ thể. Đối với cơ xương khớp, cà chua có tác dụng bảo vệ, phòng chống lão hóa và giảm đau các khớp nhanh chóng

Giá đỗ:
Trong giá đỗ có chứa Phyto-estrogen (Hormone estrogen thực vật), đặc biệt là Isoflavon giúp người bệnh giảm hẳn lo lắng về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh – giai đoạn xương mỏng đi nhanh chóng và nguy cơ gãy xương ngày càng tăng cao.

Trà xanh:
Trà xanh luôn được biết đến như một thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ loãng xương vì trong thành phần có chứa một hàm lượng đáng kể chất flavonoid. Tuy nhiên không nên uống quá 3 cốc nước trà xanh mỗi ngày vì có thể gây ra tình trạng đau đầu, thở gấp, rối loạn tầm nhìn hoặc triệu chứng khó tiêu hóa ở một số người. Các chuyên gia cũng khuyên không nên uống trà xanh trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.

Kết luận :
Bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến của người Việt Nam và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, nhất là người trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết.
Bài viết trên đây Gpharmacy đã cung cấp những thông tin cần thiết và bổ ích nhất về bệnh xương khớp đối với bạn đọc. Đây là căn bệnh phổ biến và còn có khả năng gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, vì vậy phải hết sức cẩn thận và không nên chủ quan với những tác nhân gây bệnh.
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây