• Điều trị ngắn hạn bệnh viêm thực quản do ăn mòn có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Pantoprazol được chỉ định điều trị ngắn hạn (tới 8 tuần) trong việc làm lành và làm giảm triệu chứng của viêm thực quản do ăn mòn ở người lớn và trẻ ≥ 5 tuổi. Ở người lớn nếu không thể chữa lành thực quản sau 8 tuần điều trị, xem xét điều trị thêm 1 đợt khác cùng trong thời gian 8 tuần. Tính an toàn khi dùng thuốc này > 8 tuần ở trẻ em vẫn chưa được thiết lập
• Điều trị duy trì viêm thực quản do ăn mòn
Pantoprazol được chỉ định đê điều trị duy trì chữa lành viêm thực quản do ăn mòn và giảm tỷ lệ tái phát triệu chứng ợ nóng vào ban ngày và ban đêm ở bệnh nhân người lớn bị GERD. Các nghiên cứu có kiểm soát không quá 12 tháng
• Tình trạng tăng tiết bệnh Ịý (Hội chứng Zollinger- Ellison)
Pantoprazol được chi định để điều trị dài hạn tình trạng tăng tiết bệnh lý bao gồm hội chứng Zollinger- Ellison
Liều pantoprazol khác nhau tùy từng bệnh nhân, phụ thuộc vào liều dùng kê đơn của bác sĩ hay theo chi dẫn trên nhãn. Liều dùng mô tả dưới đây là liều dùng trung bình cho pantoprazol. Nếu liều dùng của bệnh nhân khác liều được liệt kê dưới đây, bệnh nhân không được thay đổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ Lượng thuốc sử dụng tùy thuộc vào độ mạnh của thuốc, số lần dùng thuốc/ ngày, khoảng cách giữa các liều, thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân
- Dạng bào chế của thuốc (dạng viên nén phóng thích muộn hay dạng hỗn dịch)
- Viêm thực quản do ăn mòn
Người lớn: 40 mg/ ngày 1 lần - trong thời gian tới 8 tuần. Bác sĩ có thể cho thời gian điều trị > 8 tuần trong những trường hợp nhất định
Liều dùng cho trẻ em sẽ do bác sĩ chỉ định
- Hội chứng Zollinger - Ellison
Người lớn: lúc đầu 40 mg x 2 lần/ ngày, bác sĩ có thể tăng liều nếu cần thiết
Liều dùng cho trẻ em sẽ do bác sĩ chỉ định
Phải giảm liều ở người suy gan nặng hay phải dùng cách ngày. Liều tối đa mỗi ngày là 20 mg hay 2 ngày dùng 1 lần 40 mg
Đối với người suy thận: thường không cần điều chỉnh liều
Nhìn chung pantoprazol dung nạp tốt cả khi điều trị ngắn hạn và dài hạn. Các thuốc ức chế bơm proton làm giảm độ acid ở dạ dày, có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Thường gặp (ADR >1/100)
• Toàn thân: mệt, chóng mặt, đau đầu
• Da: ban da, mày đay
• Tiêu hóa: khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy
• Cơ khớp: đau cơ, đau khớp
ít gặp (1/1000
• Toàn thân: suy nhược, choáng váng, chóng mặt, mất ngủ
• Da: ngứa
• Gan: tăng enzym gan
Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
• Toàn thân: toát mồ hôi, phù ngoại biên, tình trạng khó chịu, phản vệ
• Da: ban dát sần, trứng cá, rụng tóc, viêm da tróc vảy, phù mạch, hồng ban đa dạng
• Tiêu hóa: viêm miệng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa
• Mắt: nhìn mờ, chứng sợ ánh sáng
• Thần kinh: mất ngủ, ngủ gà, tình trạng kích động hay ức chế, ù tai, run, nhân
• Máu: tăng bạch cầu ưa acid, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
• Nội tiết: liệt dương, bất lực ở nam giới
• Tiết niệu: đái máu, viêm thận kẽ
• Gan: vàng da, viêm gan, bệnh não ở người suy gan, tăng triglycerid
• Rối loạn ion: giảm natri máu
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Pantoprazol thường dung nạp tốt. Đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi thường hết khi tiếp tục điều trị, rất ít khi phải ngừng thuốc, cần theo dõi các triệu chứng như nhìn mờ, trầm cảm, viêm da..., đái ra máu, phát ban, liệt dương.. .Nếu kéo dài phải ngừng thuốc hay chuyển sang thuốc khác