Vitamin AD (4 vỉ x 10 viên) Vitamin AD (4 vỉ x 10 viên) Phòng và điều trị tình trạng thiếu vitamin A, D THUKC1189 Thuốc Số lượng: 0Viên
  • Vitamin AD (4 vỉ x 10 viên)

  • Công dụng: Phòng và điều trị tình trạng thiếu vitamin A, D

  • Thành phần chính: Vitamin A, Vitamin D3

  • Nhà sản xuất: Dược phẩm OPC

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Viên nang mềm

  • Quy cách đóng gói: Hộp 4 vỉ x 10 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-29054-18

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Thành phần - Hoạt chất: + Vitamin A 5000IU + Vitamin D3 500IU - Tá dược vừa đủ 1 viên: Dầu đậu nành, glycerin, gelatin, nipasol.
Công dụng-chỉ định
Chỉ định Thuốc Vitamin AD được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Bổ sung cho người bệnh gan: Đặc biệt là viêm gan tắc mật do giảm hấp thu và dự trữ vitamin A. Dự phòng và điều trị thiếu vitamin A, D trong các trường hợp: Còi xương hoặc nhuyễn xương do dinh dưỡng, còi xương phụ thuộc vitamin D, giảm phosphat huyết gia đình (còi xương kháng vitamin D), còi xương và nhuyễn xương do dùng thuốc chống động kinh; bệnh khô mắt, quáng gà; nhuyễn xương và loãng xương, loãng xương do corticosteroid; loạn dưỡng xương hoặc giảm calci huyết thứ phát do bệnh thận mạn; thiểu năng cận giáp và giả thiểu năng cận giáp. Đề phòng nguy cơ té ngã và gãy xương ở người cao tuổi. Điều trị hỗ trợ trong các bệnh: Bệnh Darier (Keratosis flollicularis), bệnh vẩy cá, loét trợt, mụn trứng cá, vảy nến, bệnh lupus thông thường, viêm khớp dạng thấp; xơ gan nguyên phát do mật hay gan ứ mật mạn tính. Dược lực học Vitamin A là vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và cho sự phát triển và duy trì của biểu mô. Ở dạng hoạt động (1,25 - dihydroxycolecalciferol), vitamin D3 (hay colecalciferol) cùng với hormon tuyến cận giáp và calcitonin điều hòa nồng độ calci trong huyết thanh. Chức năng sinh học chính của vitamin D là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn, ở ruột non và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu. Các dạng hoạt động của vitamin D3 có thể có tác dụng phản hồi âm tính đối với sự tạo thành hormon cận giáp (PTH). Dược động học Vitamin A (Retinyl palmitat) được hấp thu ở ống tiêu hóa ở dạng retinol (sau khi được thủy phân bởi các enzym của tụy). Kém hấp thu mỡ, ăn thiếu protein, rối loạn chức năng gan hay chức năng tụy làm giảm hấp thu vitamin A. Một số retinol được dự trữ ở gan và từ đây được giải phóng vào máu dưới dạng gắn với một globulin đặc hiệu. Dự trữ vitamin A của cơ thể thường đáp ứng đủ cho nhu cầu cơ thể trong vài tháng. Phần retinol tự do bị liên hợp glucuronic và bị oxy hóa thành retinal và acid retinoic rồi được đào thải qua nước tiểu và phân cùng với những chất chuyển hóa khác. Vitamin D3 được hấp thu tốt từ ruột non. Khoảng 80% lượng vitamin D3 dùng theo đường uống được tập trung trong vi thể dưỡng chấp và được hấp thu theo hệ bạch huyết. Vitamin D3 và các chất chuyển hóa của nó luân chuyển trong máu liên kết với alpha globulin đặc hiệu. Nửa đời trong huyết tương của vitamin D3 là 19 - 25 giờ, nhưng thuốc được lưu giữ thời gian dài trong các mô mỡ. Vitamin D3 và các chất chuyển hóa của nó được bài xuất chủ yếu qua mật và phân, chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu. Vitamin D3 có thể được tiết vào sữa.
Cách dùng
Cách dùng Thuốc Vitamin Ad được dùng đường uống. Liều dùng Phòng bệnh: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống mỗi ngày 1 viên. Trẻ em dưới 12 tuổi: Theo sự chỉ định của thầy thuốc. Điều trị: Theo sự chỉ định của thầy thuốc. Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Quá liều Ngộ độc mạn tính Khi uống vitamin A liều cao kéo dài. Các triệu chứng đặc trưng: Mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan - lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp. Ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài (khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm). Ngộ độc cấp Khi uống vitamin A liều rất cao. Các dấu hiệu đặc trưng: Buồn ngủ, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, ỉa chảy.... Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống từ 6 đến 24 giờ. Xử trí Ngừng dùng thuốc. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Quá liều vitamin D Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu thường gặp của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci huyết như yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu; chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt; ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương, và dễ bị kích thích. Xử trí Ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần ăn có ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Nếu cần, có thể dùng corticosteroid hoặc các thuốc khác, đặc biệt thuốc lợi tiểu tăng thải calci (như furosemid và acid ethacrynic) để giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Có thể sử dụng lọc máu thận nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để thải calci tự do ra khỏi cơ thể. Nếu ngộ độc vitamin D cấp, vừa mới uống, thì có thể ngăn ngừa tiếp tục hấp thu vitamin D bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu thuốc đã qua dạ dày, điều trị bằng dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ vitamin D qua phân.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ Khi sử dụng thuốc Vitamin AD, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR). Các tác dụng phụ và tác dụng có hại do ngộ độc vitamin A, D sẽ xuất hiện khi dùng vitamin AD liều cao dài ngày (chẳng hạn liều vitamin D ≥ 50.000 IU/ngày ở người có chức năng cận giáp bình thường và nhạy cảm bình thường với vitamin D) hay khi uống phải một liều rất cao vitamin AD, hoặc ở người tăng đáp ứng với liều bình thường của vitamin D (dẫn đến rối loạn chuyển hóa calci). Hướng dẫn cách xử trí ADR Phải ngừng dùng thuốc, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng.
Lưu ý
Chống chỉ định Thuốc Vitamin AD chống chỉ định trong các trường hợp sau: Bệnh nhân thừa vitamin A, tăng calci máu, nhiễm độc vitamin D. Phụ nữ có thai và cho con bú (do liều dùng của vitamin A vượt quá nhu cầu hằng ngày đối với phụ nữ có thai và cho con bú). Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc (Tá dược: Dầu đậu nành, gelatin, glycerin, nipasol M). Thận trọng khi sử dụng Thận trọng khi phối hợp với các thuốc có vitamin A, D. Thận trọng ở người bị sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D); suy chức năng thận; bệnh tim; sỏi thận; xơ vữa động mạch. Khả năng lái xe và vận hành máy móc Không ảnh hưởng. Thời kỳ mang thai Vitamin A hàm lượng 5000 IU là cao hơn nhu cầu hằng ngày đối với phụ nữ có thai (2500 - 2567 IU), cho nên người mang thai hoặc có thể mang thai: Không được dùng. Thời kỳ cho con bú Vitamin A hàm lượng 5000 IU là cao hơn nhu cầu hằng ngày đối với phụ nữ cho con bú (4000 - 4333 IU), cho nên phụ nữ cho con bú: khuyên cáo không nên sử dụng vì các nguy cơ khi dùng liều cao vẫn chưa được nghiên cứu. Tương tác thuốc Các thuốc sau đây không nên sử dụng đồng thời với vitamin ad: Neomycin, paraffin lỏng, cholestyramin, colestipol hydroclorid, dầu khoáng (khi sử dụng quá mức): Làm giảm hấp thu vitamin A, D ở ruột. Các thuốc tránh thai: Làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai trong thời gian ngay sau khi ngưng thuốc tránh thai. Isotretinoin: Có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Phenobarbital, phenytoin: Gây cảm ứng men gan, làm tăng chuyển hóa vitamin D thành những chất không có hoạt tính. Corticosteroid, rifampicin hoặc isoniazid: Làm giảm tác dụng của vitamin D. Lợi tiểu thiazid, các glycosid trợ tim: Có thể dẫn đến tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim. Orlistat: Có thể làm giảm hấp thu vitamin A, có thể gây nồng độ vitamin A huyết tương thấp ở một số người. Warfarin: Liều cao vitamin A có thể làm tăng tác dụng giảm prothrombin huyết của warfarin.
Bảo quản
Bảo quản Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 300C, nút kín, tránh ánh sáng và không khí, không để đông lạnh. Để xa tầm tay trẻ em.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây