Bromhexin 4mg - 3/2( 10Vi x 20 Vien) Bromhexin 4mg - 3/2( 10Vi x 20 Vien) Làm tan đàm, tiêu chất nhầy. THUKC2309 Thuốc Số lượng: 0Viên
  • Bromhexin 4mg - 3/2( 10Vi x 20 Vien)

  • Công dụng: Làm tan đàm, tiêu chất nhầy.

  • Thành phần chính: Bromhexin

  • Nhà sản xuất: dược phẩm 3/2

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Viên nén

  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 20 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-29640-18

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Trong mỗi viên Bromhexin 4mg chứa: Hoạt chất: Bromhexin HCl 4mg. Tá dược: Lactose monohydrat, Microcrystalline cellulose 101, Tinh bột ngô, Magnesi stearat.
Công dụng-chỉ định
Công dụng (Chỉ định) Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Dược lực học Nhóm dược lý: Thuốc long đờm. Mã ATC: Bromhexin: R05CB02 Bromhexin hydroclorid là chất có tác dụng long đờm. Do hoạt hóa sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn, giúp đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả. Dược động học Hấp thu Bromhexin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 22,2±8,5% đối với viên nén và 26,8±13,1% đối với dung dịch. Dùng thuốc chung với thức ăn làm tăng nồng độ bromhexin trong huyết tương. Phân bố Sau khi tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố trung bình (Vss) của bromhexin là 1209 ± 206 L. Sau khi tiêm tĩnh mạch và dùng đường uống, nồng độ tại mô phổi sau 2 giờ dùng thuốc: nồng độ tại mô phế quản-phổi cao hơn 1,5-4,5 lần và tại nhu mô phổi cao hơn khoảng 2,4-5,9 lần so với nồng độ trong huyết tương. 95% bromhexin dạng không đổi liên kết với protein huyết tương (liên kết không hạn chế). Chuyển hóa Chuyển hóa lần đầu khoảng 75 - 80%. Bromhexin chuyển hóa gần như hoàn toàn thành các chất chuyển hóa hydroxy đa dạng và thành acid dibromanthranilic. Tất cả các chất chuyển hóa và bản thân bromhexin hầu hết liên hợp dưới dạng N-glucuronid và O-glucuronid. Không có bằng chứng cho thấy có sự thay đổi về phương thức chuyển hóa do sulfonamid, oxytetracycline hoặc erythromycin. Tương tác tương ứng do cơ chất của CYP450 2C9 hoặc 3A4 không thể xảy ra. Thải trừ Độ thanh thải của bromhexin từ 843 - 1073 mL/phút (hệ số biến thiên (CV) > 30% trên cùng một cá thể). Sau khi uống liều từ 8 đến 32mg, dược động học của bromhexin là tuyến tính. Sau khi dùng bromhexin có đánh dấu phóng xạ, khoảng 97,4 ± 1,9% liều được tìm thấy trong nước tiểu, với dạng hoạt chất gốc dưới 1%. Sau khi uống đơn liều từ 8 đến 32mg, thời gian bán thải cuối dao động trong khoảng 6,6 đến 31,4 giờ. Không có sự tích lũy khi dùng đa liều (hệ số tích lũy là 1.1). Các đối tượng đặc biệt Dược động học của bromhexin chưa được nghiên cứu ở người cao tuổi, người suy gan, suy thận. Bromhexin bị chuyển hoá chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hoá trong huyết tương, trong đó, có chất ambrosol là chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 12 - 30 giờ tuỳ theo từng cá thể, vì trong pha đầu, thuốc phân bố nhiều vào các mô của cơ thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai vào thai. Khoảng 85 - 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với acid sulfuric hoặc acid glucuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexin được thải trừ qua phân rất ít, chỉ khoảng dưới 4%.
Cách dùng
Cách dùng - Liều dùng Dùng đường uống. Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 8 - 16 mg x 3 lần/ngày. Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: 4mg x 2 lần/ngày. Trẻ nhỏ 2 - 6 tuổi: 4mg x 2 lần/ngày. Thời gian điều trị không được vượt quá 5 ngày mà không có tư vấn y tế. Quá liều Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo về quá liều do bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Tác dụng phụ
Ít gặp, 1/1 000 Tiêu hóa: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, ra mồ hôi. Da: Ban da, mày đay. Hô hấp: Nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Tiêu hóa: Khô miệng. Gan: Tăng enzym transaminase AST, ALT. Khác: Có nguy cơ xảy ra phản ứng da nghiêm trọng (SCAR) bao gồm: hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens - Johnson. Nên ngừng thuốc ngay lập tức nếu người bệnh có những triệu chứng của phản ứng da nghiêm trọng này. Hướng dẫn cách xử trí ADR: Các ADR thường nhẹ và qua khỏi trong quá trình điều trị (trừ co thắt phế quản khi dùng thuốc cho người bị hen suyễn).
Lưu ý
Chống chỉ định Mẫn cảm với bromhexin hoặc với một trong các thành phần của thuốc. Cảnh báo và thận trọng Các trường hợp phản ứng da nghiêm trọng hiếm gặp như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-johnson/ hoại tử biểu bì nhiễm độc vfa hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) khi dùng bromhexin đã được báo cáo. Nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng phát ban da tiến triển (đôi khi kết hợp với nốt phồng nước hoặc tổn thương niêm mạc) nên ngưng thuốc ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bromhexin kết tủa trong dung dịch có pH > 6. Không nên hòa tan thuốc trong các dung dịch này. Không nên dùng kết tủa thuốc tiêu nhầy với thuốc làm khô chất tiết. Trong khi dùng bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp. Bromhexin, do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày; vì vậy, khi dùng cho người bệnh có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng. Cẩn thận trọng khi dùng cho người bệnh hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm. Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hóa có thể bị giảm ở người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần thận trọng và theo dõi. Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu, trẻ em vì không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm. Lưu ý: Thành phần thuốc có chứa tá dược lactose do đó người bệnh mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt Lapp lactose hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này. Thai kỳ và cho con bú Thời kỳ mang thai: Nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác hại tới phát triển phôi thai. Dữ liệu sử dụng bromhexin cho phụ nữ mang thai còn giới hạn. Nên thận trọng bằng cách tránh sử dụng bromhexin trong thời kỳ mang thai. Thời kỳ cho con bú: Chưa biết bromhexin có bài tiết vào sữa mẹ không. Vì vậy, không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ đang cho con bú. Tương tác với các thuốc khác Không phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu atropin (hoặc anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của bromhexin. Không phối hợp với các thuốc chống ho. Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh (amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản.
Bảo quản
Để ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C,tránh ánh sáng.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây