Hoạt chất: Bromhexine hydrochloride 4 mg.
Tá dược: Acid citric, Sucralose , Sorbitol 70%, Methyl paraben, Propyl paraben, Hương dâu, Màu đỏ erythrosin, Sucrose, Propylen glycol, Nước tinh khiết vừa đủ 5 ml
Dược lực học
Mã ATC: R05CB02.
Nhóm dược lý: Thuốc long đờm.
Bromhexine hydrochloride là chất điều hòa và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hóa sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn, nên làm đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.
Dược động học
Hấp thu
Bromhexine được hấp thu tốt qua hệ tiêu hóa. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của thuốc.
Phân bố
Thuốc có độ gắn kết cao với protein huyết tương (khoảng 95 - 99%).
Chuyển hóa
Bromhexine chuyển hóa chủ yếu qua gan.
Thải trừ
Phần lớn bromhexine được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa. Độ thanh lọc bromhexine giảm có thể gặp trong trường hợp suy gan, suy thận.
Đối với quy cách ống uống hoặc gói 5 ml:
- Trẻ em dưới 2 tuổi: mỗi lần 1/2 ống hoặc gói, ngày 2 lần.
- Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: mỗi lần 1 ống hoặc gói, ngày 2 lần.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: mỗi lần 1 ống hoặc gói, ngày 3 lần.
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: mỗi lần 2 ống hoặc gói, ngày 3 lần.
- Hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Nên uống thuốc sau bữa ăn.
Quá liều:
Cho đến nay chưa có triệu chứng quá liều nào được ghi nhận.
Xử trí: Nếu có xảy ra cần điều trị triệu chứng.
- Tiêu chảy, buồn nôn và tác dụng phụ nhẹ trên đường tiêu hóa.
- Phản ứng dị ứng gồm phát ban trên da, mày đay, co thắt phế quản, phù mạch.
- Sốc phản vệ và phản ứng phụ nghiêm trọng trên da.
Mẫn cảm với bromhexine hoặc với một trong các thành phần của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng
- Thận trọng khi phối hợp với các thuốc ho khác vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
- Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Thận trọng với người suy gan, suy thận nặng.
- Thận trọng cho người bị hen do bromhexine có thể gây co thắt khí quản.
- Thận trọng cho người cao tuổi hoặc quá yếu không có sức khạc đờm.
Thai kỳ và cho con bú
- Thận trọng dùng thuốc khi có mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.
- Thuốc đi vào sữa mẹ nên tránh dùng trong thời kỳ cho con bú.
Tương tác với các thuốc khác
Không dùng phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch hoặc một thuốc ho khác vì làm giảm tác dụng của bromhexine.
Dùng phối hợp bromhexine với kháng sinh như amoxicillin, cefuroxime, erythromycin, doxycycline làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản.
Tương kỵ: Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.