Artlanzo (H 3*10 viên) Artlanzo (H 3*10 viên) Điều trị viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison, loét dạ dày tá tràng S002993 Thuốc đường tiêu hóa 0 đ Số lượng: 0Viên
  • Artlanzo (H 3*10 viên)

  • Công dụng: Điều trị viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison, loét dạ dày tá tràng

  • Dạng bào chế: Viên nang cứng

  • Quy cách đóng gói: Hộp 3 Vỉ x 10 Viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Giá bán:

Số lượng:
Đơn vị tính:
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Công dụng-chỉ định

Thuốc Artlanzo được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm thực quản trào ngược.
  • Dự phòng điều trị viêm thực quản trào ngược.
  • Điều trị loét dạ dày và tá tràng lành tính liên quan đến sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ở những bệnh nhân cần tiếp tục điều trị bằng NSAID.
  • Dự phòng loét dạ dày và tá tràng liên quan đến NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mà vẫn phải sử dụng NSAID.
  • Các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison.
Cách dùng
Thuốc dạng viên dùng đường uống. Uống thuốc một lần mỗi ngày vào buổi sáng. Nên uống lansoprazol ít nhất 30 phút trước khi ăn. Viên nang nên được nuốt toàn bộ cùng với thức uống.

Liều dùng

  • Điều trị loét tá tràng: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 2 tuần. Ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, thuốc được tiếp tục ở liều lượng tương tự cho mỗi hai tuần.
  • Điều trị loét dạ dày: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 4 tuần. Loét thường lành trong vòng 4 tuần, nhưng ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, thuốc có thể được tiếp tục ở liều tương tự trong 4 tuần nữa.
  • Viêm thực quản trào ngược: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 4 tuần. Ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, việc điều trị có thể được tiếp tục ở liều tương tự khác 4 tuần.
  • Dự phòng viêm thực quản trào ngược: Liều khuyến cáo là 15mg mỗi ngày một lần. Liều có thể được tăng lên đến 30mg mỗi ngày khi cần thiết.
  • Điều trị loét dạ dày và tá tràng lành tính liên quan đến sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ở những bệnh nhân cần tiếp tục điều trị bằng NSAID: Liều khuyến cáo là 30mg mỗi ngày một lần trong 4 tuần. Nếu bệnh nhân không hoàn toàn lành bệnh, việc điều trị có thể được tiếp tục thêm 4 tuần. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ hoặc bị loét rất khó để chữa lành, một khóa điều trị dài hạn và/hoặc liều cao hơn có lẽ nên được tính tới.
  • Dự phòng loét dạ dày và tá tràng liên quan đến NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ cao vẫn phải điều trị bằng NSAID: Liều khuyến cáo là 15mg mỗi ngày một lần. Nếu điều trị không đạt, liều 30mg một lần hàng ngày nên được sử dụng.
  • Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Liều khuyến cáo là 15mg hoặc 30mg mỗi ngày. Nên xem xét điều chỉnh liều căn cứ vào tình trạng từng bệnh nhân. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 4 tuần với liều lượng hàng ngày 30mg, cần có những xem xét kỹ hơn.
  • Hội chứng Zollinser-Ellison: Liều ban đầu được đề nghị là 60mg mỗi ngày một lần. Liều dùng nên được điều chỉnh căn cứ vào tình trạng từng bệnh nhân và điều trị nên tiếp tục kéo dài khi cần thiết. Liều hàng ngày lên đến 180mg đã được sử dụng. Nếu liều hàng ngày vượt quá 120mg, nên được chia làm hai lần uống trong ngày.
  • Bệnh nhân suy gan hoặc thận: Không có cần thiết phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân có bệnh gan từ vừa đến nặng nên cần sự giám sát thường xuyên và cần giảm 50% liều hàng ngày.
  • Người cao tuổi: Do độ thanh thải của lansoprazol giảm ở người cao tuổi nên cần điều chỉnh liều dựa trên nhu cầu từng cá nhân. Liều dùng hàng ngày không được vượt quá 30mg ở người cao tuổi, trừ khi có chỉ định lâm sàng khác.
  • Trẻ em: Việc sử dụng của lansoprazol là không được khuyến cáo ở trẻ em vì dữ liệu lâm sàng còn hạn chế. Nên tránh điều trị ở trẻ nhỏ dưới một tuổi vì các dữ liệu sẵn có không cho thấy tác dụng có lợi trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Artlanzo chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Lansoprazol không nên dùng đồng thời với atazanavir.

Thận trọng khi sử dụng

  • Trong các phương pháp điều trị chống loét phổ biến khác, khả năng có khối u dạ dày ác tính phải được loại trừ khi điều trị loét dạ dày với lansoprazol vì lansoprazol có thế che khuất các triệu chứng về làm chậm trễ chẩn đoán.
  • Lansoprazol nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan vừa và nặng.
  • Giảm hoạt độ axit dạ dày do lansoprazol có thể làm tăng số lượng vi khuẩn ở dạ dày, mà những vi khuẩn này thường hiện diện trong đường tiêu hóa. Điều trị với lansoprazol có thể dẫn đến một sự tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa như Salmonella va Campylobacter.
  • Ở những bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng, cần xem xét khả năng lây nhiễm H.pylori với tư cách là một yếu tố gây bệnh.
  • Bởi vì thiếu dữ liệu an toàn trong việc điều trị duy trì lâu hơn 1 năm cho bệnh nhân, cần giám sát thường xuyên việc trị liệu và một sự đánh giá toàn diện rủi ro/lợi ích nên được thực hiện thường xuyên ở những bệnh nhân này.
  • Rất hiếm các trường hợp viêm đại tràng đã được báo cáo ở bệnh nhân dùng lansoprazol. Vì vậy, trong trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng và/hoặc kéo dài, nên được xem xét việc ngưng điều trị.
  • Việc điều trị để phòng ngừa loét dạ dày tá tràng của bệnh nhân cần điều trị NSAID liên tục nên được giới hạn cho những bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ như xuất huyết tiêu hóa trước đây, thủng hoặc loét đường tiêu hóa, tuổi cao, sử dụng đồng thời các loại thuốc được biết là có thể làm tăng các biến cố bất lợi trên đường dạ dày ruột (ví dụ như corticosteroid hoặc thuốc chống đông máu), sự hiện diện của một yếu tố bệnh lý trầm trọng nào đó hoặc sử dụng kéo dài liều cao NSAID).
  • Loại thuốc này chứa nhiều đường sucrose. Bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu men sucrose-isomaltase không nên dùng thuốc này.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Các phản ứng phụ của thuốc như chóng mặt, rối loạn thị giác và buồn ngủ có thể xảy ra. Trong những điều kiện này, khả năng phản ứng có thể bị giảm đi.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai

  • Đối với lansopraZol, không có dữ liệu lâm sàng về sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc mang thai, phát triển bào thai, quá trình sinh đẻ hoặc phát triển sau khi sinh.
  • Do đó, không nên sử dụng của lansoprazol trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú

  • Người ta không biết liệu lansoprazol được bài tiết trong sữa mẹ. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có sự bài tiết của lansoprazol trong sữa.
  • Quyết định về việc có nên tiếp tục/ngưng cho con bú hoặc tiếp tục/không tiếp tục điều trị với lansoprazol nên được thực hiện có tính đến lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ cho đứa trẻ và lợi ích của liệu pháp lansoprazol với người phụ nữ.

Tương tác thuốc

Tác động của lansoprazol với các loại thuốc khác

Dược phẩm có sự hấp thu phụ thuộc vào pH

Lansoprazol có thể cản trở sự hấp thu của các loại thuốc mà pH dạ dày là rất quan trọng đến khả dụng sinh học.

  • Atazanavir: Một nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng đồng thời lansoprazol (60mg mỗi ngày một lần) với atazanavir 400mg trên người tình nguyện khỏe mạnh dẫn đến giảm đáng kế các thông số được động của atazanavir (giảm khoảng 90% trong AUC, Cmax). Lansoprazol nên không được dùng đồng thời với atazanavir.
  • Ketoconazol va itraconazol: Sự hấp thu của ketoconazo] và itraconazol dùng đường uống được tăng cường bởi sự hiện diện của acid dạ dày. Sử dụng lansoprazol có thế dẫn đến nồng độ ketoconazol và itraconazol dưới mức điều trị và cần phải tránh các phối hợp này.
  • Digoxin: Sử dụng đồng thời lansoprazol và digoxin có thể dẫn đến nồng độ trong huyết tương digoxin tăng lên. Do đó, nồng độ trong huyết tương của digoxin nên được theo dõi và điều chỉnh liều của digoxin nếu thấy cần thiết khi bắt đầu và kết thúc điều trị lansoprazol.

Các dược phẩm được chuyển hóa bởi enzyme P450:

Lansoprazol có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của thuốc được chuyển hóa bởi CYP3A4. Cần thận trọng khi kết hợp lansoprazol với các thuốc được chuyển hóa bởi enzyme này và có một khoảng điều trị hẹp.

  • Theophyllin: Lansoprazol làm giảm nồng độ huyết tương của theophyllin, mà có thể làm giảm tác động lâm sàng dự kiến. Cần thận trọng, khi kết hợp hai loại thuốc.
  • Tacrolimus: Sử dụng đồng thời với lansoprazol làm tăng nỗng độ trong huyết tương của tacrolimus (cơ chất CYP3A va P-gp). Sự hiện diện của lansoprazol làm tăng các thông số dược động của tacrolimus lên đến 81%. Cần theo dõi nồng độ tacrolimus nên khi điều trị đồng thời với lanzoprazol.

Các dược phẩm được chuyên chở bởi P-glycoprotein:

Lansoprazol đã dược ghi nhận là chế protein vận chuyển, P-glycoprotein (P-gp) in vitro. Sự liên quan lâm sàng của hiện tượng này là không rõ.

Tác động của thuốc khác lên lansoprazol

Các thuốc ức chế CYP2C19

Fluvoxamine: Có thể cân nhắc giảm liều khi kết hợp lansoprazol với chất ức chế CYP2C19 fluvoxamine. Một nghiên cứu cho thấy rằng nông độ huyết tương lansoprazol tăng lên đến 4 lần.

Các thuốc gây ra CYP2C19 và CYP3A4

Các thuốc cảm ứng men tác động lên CYP2C19 và CYP3A4 nhu rifampicin, và chất St John wort (Hypericum perforatum) có thể làm giảm rõ rệt nồng độ huyết tương của lansoprazol.

Các thuốc khác

  • Sucralfate/Thuốc kháng acid: Sucralfate/Thuốc kháng acid có thể làm giảm sinh khả dụng của lansoprazol. Vì vậy nên uống lansoprazol ít nhất 1 giờ sau khi uống những loại thuốc này.
  • NSAID: Không có tương tác có ý nghĩa lâm sàng của lansoprazol với các thuốc chống viêm không steroid, mặc dù chưa có các nghiên cứu chính thức về các tương tác này.
Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây