Emzinc 20mg Emcure (H 10*10 viên) Emzinc 20mg Emcure (H 10*10 viên) điều trị tiêu chảy, thiếu kẽm THUKC1725 Rx Thuốc vitamin & khoáng chất Số lượng: 0Viên
  • Emzinc 20mg Emcure (H 10*10 viên)

  • Công dụng: điều trị tiêu chảy, thiếu kẽm

  • Thành phần chính: Kẽm

  • Nhà sản xuất: Emcure

  • Xuất xứ: Ấn Độ

  • Dạng bào chế: Viên nén

  • Quy cách đóng gói: 10 vỉ x 10 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VN-11864-11

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Kẽm Acetat: 20mg
Công dụng-chỉ định
Chỉ định Thuốc Emzinc được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Điều trị tiêu chảy kết hợp với uống bù nước. Điều trị thiếu kẽm. Dược lực học Kẽm là một vi chất dinh dưỡng hiện diện rộng rãi trong cơ thể người, và nó liên quan đến nhiều quá trình trao đổi chất, chức năng miễn dịch, và dinh dưỡng niêm mạc. Kẽm làm giảm bài tiết ion, tổng hợp Nitric oxide và cải thiện ăn ngon, hấp thu, tái tạo tế bào ruột non, phục hồi men ruột và tính thấm của ruột, dịch cơ thể và tế bào miễn dịch. Sự tổn thương do các chất oxi hóa tạo ra từ các gốc tự do, Nitric oxide (NO), chịu trách nhiệm về một số hội chứng kém hấp thu ở ruột và tiêu chảy. Ở điều kiện sinh lý hoặc kích thích nhẹ sự tổng hợp NO, đặc tính của ruột non sẽ ở trạng thái hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, nếu sản xuất nhiều NO sẽ đẩy mạnh hình thành Nucleotide vòng mà nó gây ra sự đào thải và kém hấp thu. Các nghiên cứu cho thấy phức kẽm Chelate hòa tan có thể điều chỉnh tác dụng gây tăng NO ở ruột non. Các nghiên cứu gần đây cho thấy kẽm có tác dụng chặn kênh K của Adenosine 3`,5` - Cyclic Monophosphate - điều hòa sự tiết clo, nhưng có thể không ảnh hưởng đến Ca2+ và Guanosinẹ 3`,5` - cyclic Monophosphate - điều hòa sự tiết clo. Kẽm được công nhận là một chất chống oxy tiềm năng đối với các tác động tức thì và lâu dài. Dược động học Kẽm được hấp thu ở ruột non và dược động học hấp thu của nó có khuynh hướng bão hòa khi tăng liều. Tỉ lệ kẽm hấp thu không có mối tương quan với lượng kẽm được dùng. Trong máu, khoảng 80% kẽm hấp thu được phân bố đến hồng cầu, và hầu hết phần còn lại được gắn kết với Albumin và các Protein trong huyết tương khác. Gan là nơi lưu trữ chủ yếu của kẽm và sự bài tiết kẽm chủ yếu qua phân với lượng nhỏ tương đối qua nước tiểu và mồ hôi. Bài tiết qua phân là một đường chính bởi vì đó là đường đi của kẽm không được hấp thu nhưng đó cũng là đường bài tiết nội sinh kẽm từ ruột.
Cách dùng
Cách dùng Dùng đường uống. Liều dùng Liều khuyến nghị kiểm soát tiêu chảy ở trẻ em nhỏ hơn 6 tháng tuổi là 10mg nguyên tố kẽm một lần/ngày trong 10-14 ngày liên tục. Liều khuyến nghị kiểm soát tiêu chảy ở trẻ em lớn hơn 6 tháng tuổi là 20mg nguyên tố kẽm một lần/ngày trong 10-14 ngày liên tục. Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Quá liều Không dùng quá liều lượng được kê. Dùng thuốc nhiều hơn sẽ không cải thiện triệu chứng của bạn; thay vào đó chúng có thể gây ngộ độc hoặc những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn nghi vấn rằng bạn hoặc ai khác có thể đã sử dụng quá liều Emzinc, vui lòng đến phòng cấp cứu tại bệnh viện hoặc viện chăm sóc gần nhất. Mang theo hộp, vỏ, hoặc nhãn hiệu thuốc với bạn để giúp các bác sĩ có thông tin cần thiết. Quá liều đường uống cấp tính với muối kẽm vô cơ ở người được báo cáo hiếm khi xảy ra. Trong trường hợp quá liều, kẽm chưa được hấp thu nên loại bỏ khỏi dạ dày bằng cách rửa dạ dày càng nhanh càng tốt. Nên đo mức huyết tương của Kẽm, điều trị bằng cách tạo phức Chelat với kim loại nặng nên được xem xét nếu mức huyết tương của kẽm được nâng cao rõ ràng (>1000pg/dl). Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của nhiễm độc nên được điều trị khi có chỉ định lâm sàng.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Emzinc 100, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR). Một số tác dụng phụ được ghi nhận trong các nghiên cứu trên người dùng thuốc này là: Ở liều khuyến nghị 10mg/ngày ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và 20mg/ngày ở trẻ lớn hơn 6 tháng, không có báo cáo về ảnh hưởng xấu hoặc tác dụng phụ của kẽm khi dùng riêng hoặc dùng chung với vitamin hoặc muối bù nước ở bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng hoặc những người nhiễm vi rút do suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, quá liều kẽm có thể gây thiếu đồng. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy ngưng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Hướng dẫn cách xử trí ADR: Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới. Chống chỉ định Thuốc Emzinc chống chỉ định trong các trường hợp sau: Viên nén kẽm Acetate chống chỉ định với bệnh nhân được biết quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức. Thận trọng khi dùng thuốc Kẽm là một tác nhân kháng đồng và giống với tất cả các tác nhân kháng đồng khác khi tiến hành điều trị với kẽm Acetate sẽ có nguy cơ thiếu đồng. Điều đó đặc biệt có hại cho trẻ em vì đồng cần thiết cho tăng trưởng bình thường và sự phát triển tinh thần. Khả năng lái xe và vận hành máy móc Không có nghiên cứu tác dụng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Thời kỳ mang thai và cho con bú Thời kỳ mang thai: Nghiên cứu thực hiện trên phụ nữ có thai không cho thấy rằng kẽm Acetate tăng nguy cơ bất thường ở thai nhi nếu dùng trong ba kỳ khi mang thai. Nếu thuốc này được dùng khi đang mang thai, khả năng có hại cho thai nhi rất nhỏ. Bởi vì các nghiên cứu không loại bỏ được khả năng gây nguy hại, tuy nhiên chỉ nên sử dụng kẽm Acetate trong khi mang thai khi thật sự cần thiết. Thời kỳ cho con bú: Kẽm được bài tiết vào sữa mẹ và kẽm gây thiếu đồng ở trẻ bú mẹ có thể xảy ra. Vì vậy, nên tránh cho con bú trong khi điều trị với kẽm Acetate. Tương tác thuốc Trước khi dùng Emzinc, bạn nên lưu ý một số điều sau: Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với Emzinc, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần trong thuốc. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ để biết danh sách các thành phần. Thuốc khác: Sự hấp thu của kẽm có thể bị giảm bởi thuốc bổ sung sắt và Canxi Tetracycline và các hợp chất chứa phospho, trong khi đo Kẽm có thể làm giảm hấp thu sắt, Tetracycline, Fluoroquinolone. Thực phẩm: Nghiên cứu dùng đồng thời kẽm với thức ăn được thực hiện ở người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy thức ăn làm chậm hấp thu kẽm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa). Những hợp chất trong thực phẩm, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và có xơ, bám vào kẽm và ngăn không cho nó vào tế bào ruột. Tuy nhiên, Protein dường như cản trở ít nhất.
Bảo quản
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 25 độ C, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây