Drosperin 20 Abbott ( H 1 *28 viên) Drosperin 20 Abbott ( H 1 *28 viên) Tránh thai hằng ngày. THUKC2401 Rx Thuốc tránh thai Số lượng: 0Hộp
  • Drosperin 20 Abbott ( H 1 *28 viên)

  • Công dụng: Tránh thai hằng ngày.

  • Thành phần chính: Ethinyl estradiol, Drospirenone

  • Nhà sản xuất: Laboratorios Recalcine S.A

  • Xuất xứ: Chile

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 28 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VN-15082-12

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Viên bao phim màu đỏ Mỗi viên nén bao phim chứa: - Viên nhân: + Hoạt chất: Drospirenone 3mg + 2% dôi dư, Ethinyl estradiol 20mcg + 5% dôi dư. + Tá dược: Latomonohydrate 43mg, Sodium crocarmellose 0.8mg, FD và C Vàng số 6 aluminous laquer 0.03mg, FD và C Đỏ số 40 alummous laquer 0.09mg, Povidone 2mg, Talc 3.5mg, Magnesium stearate 0,2mg, tinh bột bắp vừa đủ 80mg. - Bao phim: Hipromellose 2910 1.026mg, Macrogol 6000 0.113mg, Talc 0.112mg, Tinanium dioxide 0.188mg; FD và Đỏ số 40 alummous laquer 0.113mg; FD và C Vàng số 6 aluminous laquer 0.047mg; D và C Đỏ số 27 aluminious laquer. Viên màu trắng không hoạt tính (giả dược) Mỗi viên nén bao phim chứa: - Viên nhân: Microcrystalline cellulose 50.6mg; Lactose monohydrate 43.59mg; Sodium starch glycolate 3.974mg; Talc 1.536mg; Magnesium stearate 0.3mg. - Bao phim: Hypromellose 2910 1.883mg; Macrogol 6000 0.403mg, Talc 0,170mg, Titanium dioxide 0.544mg.
Công dụng-chỉ định
Công dụng (Chỉ định) Tránh thai. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Dược lực học Sự kết hợp của Drospirenone và Ethinyl estradiol có tác động ức chế gonadotropins. Mặc dù cơ chế chính của hoạt động này là ngăn sự rụng trứng, những biến đổi khác cũng xảy ra, gồm những thay đổi trong dịch nhầy cổ tử cung (làm tinh trùng khó vào trong tử cung) và những thay đổi niêm mạc tử cung (làm giảm khả năng làm tổ của trứng). Những nghiên cứu tiền lâm sàng trên invitro ở động vật cho thấy Drospirenone không có tác dụng của một Androgenic, Estrogenic, Glucocorticoid và kháng Glucocorticoid. Những nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật cũng cho thấy Drospirenone có tác động kháng androgenic. Dược động học - Hấp thu: sinh khả dụng hấp thu của Drospirenone là 76%. Sinh khả dụng hấp thu của Ethinyl estradiol là gần 40%, nồng độ tối đa trong huyết thanh của Drospirenone và Ethinyl estradiol đạt được khoảng 1 - 3 giờ sau uống. Dược động học của Drospirenone tỷ lệ thuận với liều đơn sau uống dao động trong khoảng 1 - 10mg. 10 ngày sau khi uống hàng ngày, Drospirenone đạt nồng độ ổn định. Với Ethinyl estradiol, nồng độ ổn định đạt được trong nửa thứ 2 của chu kỳ điều trị. Tốc độ hấp thu của Drospirenone và Ethinyl estradiol sau khi uống liều đơn 2 viên cùng với thức ăn sẽ giảm Cmax khoảng 40% cho cả 2 loại, tuy nhiên mức độ hấp thu của Drospirenone được duy trì không đổi. Ngược lại, mức độ hấp thu của Ethinyl estradiol bị giảm khoảng 20% tùy theo trình trạng thức ăn. - Phân bố: nồng độ trong huyết thanh của Drospirenone và Ethinyl estradiol giảm trong hai pha. Sự phân bố rõ ràng của Drospirenone là khoảng 4 L/kg và Ethinyl Estradiol khoảng 4 - 5 L/kg. Drospirenone không gắn với Globulin liên kết với hooc môn sinh dục (SHBG) hoặc với Globulin gắn với Corticoids (CBG), nhưng nó gắn với 97% protein trong huyết thanh. Ethinyl estradiol được biết đến với tỷ lệ gắn kết cao với Albumin huyết thanh (xấp xỉ 98.5%), nhưng không đặc hiệu, và nó làm tăng nồng độ của SHBG và CBG trong huyết thanh. Các tác dụng của Ethinyl estradiol trên SHBG và CBG không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của liều Drospirenone trong khoảng 2 - 3mg. - Chuyển hóa: 2 dạng chuyển hóa chính của Drospirenone được tìm thấy trong huyết thanh người là dạng axit của Drospirenone được sinh ra bởi sự mở vòng lactone và 4,5 dihydrospirorenone-3-sulfate. Điều này chứng tỏ rằng những dạng chuyển hóa này không có hoạt tính dược lý. Những nghiên cứu in vitro với các microsome gan người cho thấy, Drospirenone được chuyển hóa ở mức độ ít hơn, chủ yếu Cytochrome P4503A4 (CYP3A4). Ethinyl estradiol được biết đến như là một liên hợp trong chất nhầy ở ruột non và gan. Chuyển hóa chính xảy ra bởi sự ôxy hóa vòng thơm, tuy nhiên nhiều loại chất chuyển hóa được Hydroxy hóa và Methyl hóa đã được hình thành. Những chất này có mặt như là chất chuyển hóa tự do và kết hợp với Glucoroid và Sulfat. Hệ CYP3A4 trong gan chịu trách nhiệm chuyển hóa 2-hydroxyl hóa, đó là phản ứng ôxy hóa chính. Chất chuyển hóa 2-hydroxyl được biến đổi thêm bởi sự Methyl hóa và Glucoronic hóa trước khi thành nước tiểu và phân để đào thải ra ngoài. - Thải trừ: nồng độ Drospirenone trong huyết thanh được đặc trưng bởi thời gian bán hủy của 1 pha trong giai đoạn cuối khoảng 30 giờ sau khi uống liều đơn hoặc liều đa. Sự thải trừ của Drospirenone hoàn toàn sau 10 ngày chủ yếu qua phân, 1 phần nhỏ qua nước tiểu. Có ít nhất 20 chất chuyển hóa khác nhau được tìm thấy trong nước tiểu và phân. Khoảng 38 - 47% chất chuyển hóa trong nước tiểu dưới dạng liên hợp Glucoronid và Sulfat. Trong phân, có khoảng 17 - 20% các chất chuyển hóa được bài tiết dưới dạng glucoronid và sulfat. Thời gian bán hủy của pha cuối của Ethinyl estradiol vào khoảng 24 giờ. Ethinyl estradiol được thải trừ không hoàn toàn. Nó được bài tiết trong nước tiểu và phân dưới dạng Glucoronid và Sulfate liên hợp. Chất này tham gia vào chu trình gan - ruột.
Cách dùng
Cách dùng - Liều dùng Uống, có thể uống thuốc cùng với bữa ăn hoặc không cùng bữa ăn. Liều dùng Để đạt được hiệu quả tránh thai tối ưu, thuốc phải được uống trong khoảng thời gian không quá 24 giờ. - Uống 1 viên mỗi ngày, cùng một thời điểm mỗi ngày, 28 viên liên tục theo thứ tự được ghi trên mặt sau hộp nhựa chứa vỉ thuốc và không bỏ bất cứ viên nào. Khoảng cách giữa 2 viên không hơn 24 giờ. Trong các trường hợp uống thuốc gây ra nôn hoặc khó chịu dạ dày, uống thuốc trong các bữa ăn. - Viên màu đỏ đầu tiên phải uống vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (ngày đầu tiên thấy kinh). Thứ tự này rất quan trọng, luôn luôn uống viên màu đỏ (có hoạt tính) đầu tiên và kết thúc bằng viên màu trắng (không có hoạt tính). - Khi bạn sử dụng hết 1 vỉ thuốc, bắt đầu ngay bằng 1 vỉ mới. Luôn giữ sẵn 1 vỉ mới để đảm bảo bạn không quên viên đầu tiên của chu kỳ kế tiếp. Kinh nguyệt có thể xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi ngừng uống viên có hoạt tính (màu đỏ) cuối cùng. Nếu xảy ra ra máu nhẹ giữa chu kỳ (nhỏ giọt) hoặc ra máu bất thường trong quá trình dùng thuốc hãy tiếp tục uống thuốc theo hướng dẫn. Dấu hiệu này thường không quan trọng nhưng nếu ra máu dai dẳng kéo dài cần đến gặp bác sỹ ngay. Trong trường hợp quên thuốc, phải theo chỉ dẫn của bác sỹ, dược sỹ hoặc theo các khuyến cáo chung sau đây: - Nếu bạn quên 1 viên có hoạt tính (màu đỏ), uống ngay khi bạn nhớ, cho dù uống 2 viên uống cùng 1 ngày, và tiếp theo uống những viên thuốc kế tiếp theo lịch trình bình thường. Sử dụng thêm 1 phương pháp tránh thai không nội tiết hoặc tránh thai cơ học (bao cao su, màng chắn âm đạo) trong 7 ngày kế tiếp, ngoài việc phải tiếp tục dùng các viên Drosperin 20 như lịch trình bình thường. - Nếu bạn quên uống 2 viên có hoạt tính liên tiếp trong tuần thứ nhất hoặc tuần thứ 2, thì uống 2 viên mỗi ngày trong 2 ngày liên tiếp tiếp theo, ở thời điểm bình thường. Sau đó uống các viên tiếp theo như lịch trình bình thường mỗi ngày 1 viên. Trong trường hợp này, nguy cơ rụng trứng gia tăng, do đó bạn nên sử dụng thêm phương pháp tránh thai khác không nội tiết hoặc tránh thai cơ học (bao cao su, màng chắn âm đạo) trong 7 ngày kế tiếp, ngoài việc phải dùng các viên Drosperin 20 còn lại như bình thường. - Nếu bạn quên uống 2 viên có hoạt tính liên tiếp trong tuần thứ ba hoặc tuần thứ tư, hoặc nếu bạn quên uống trên 3 viên có hoạt tính liên tiếp trong vòng 24 viên có hoạt tính: bỏ các viên còn lại của vỉ thuốc và bắt đầu với viên đầu tiên của một vỉ thuốc mới ngay trong ngày kế tiếp. Bạn nên sử dụng thêm phương pháp tránh thai không nội tiết khác hoặc tránh thai cơ học (bao cao su, màng chắn âm đạo) trong vòng 7 ngày sau khi quên uống viên thuốc. Có khả năng bạn sẽ không có kinh trong tháng đó, nhưng nếu không có kinh trong 2 tháng liên tiếp, hãy khám bác sỹ để xác định xem có mang thai hay không. - Việc quên uống các viên màu trắng không có hoạt tính trong tuần thứ 4 có thể bỏ qua, những viên màu đỏ có hoạt tính của vỉ kế tiếp phải được uống đúng ngày theo kế hoạch. Quá liều Bất cứ thuốc nào khi dùng quá liều cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn nghĩ rằng đã dùng quá liều, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Dấu hiệu lâm sàng của quá liều bao gồm: ra máu bất thường, nôn và buồn nôn. Trong trường hợp quá liều, điều trị theo khuyến cáo dưới đây: - Làm mọi cách để gây nôn. - Đánh giá nồng độ Kali và Natri trong huyết thanh và tìm các bằng chứng gây toan chuyển hóa.
Tác dụng phụ
- Thuốc có thể gây tăng nguy cơ huyết khối ở phụ nữ. Vì vậy, nếu thấy các các triệu chứng sau đây, phải tới khám bác sỹ ngay: Nhồi máu não hoặc đột quỵ (sốt, đột nhiên mất tri thức); bệnh về túi mật; nhồi máu cơ tim (đau ngực dữ dội, khó thở không rõ nguyên nhân); tắc mạch phổi (lo âu, bồn chồn, đau nhiều ở vùng bụng dưới, đau ngực, run rẩy, co giật, ho, cảm giác nóng, môi và miệng bỏng rát, đau đầu, tê các ngón tay, đau thấp sau lưng, khung xương chậu hoặc dạ dày, tai có tiếng chuông); huyết khối gây tắc mạch (đột nhiên đau bụng, đau liên tục, rất đau, ho ra máu, đột nhiên mất phối hợp, đau háng và cẳng chân, đặc biệt là đau tăng khi bê vật nặng, đột nhiên thở nông không có nguyên nhân, thay đổi về nhịp thở, thị giác, mệt mỏi, tê bì cánh tay và cẳng chân không có nguyên nhân) chủ yếu gặp ở những phụ nữ có bệnh từ trước đặc biệt là người có hút thuốc lá, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối (da xanh tái, thay đổi màu sắc da, nhạy cảm, sưng cẳng chân và bàn chân). - Các triệu chứng không cần sự can thiệp của y tế bao gồm: + Thường gặp: đặc biệt trong 3 tháng đầu khi uống thuốc tránh thai: thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu bất thường như mất kinh (hoàn toàn không có kinh nguyệt trong vài tháng), ra máu bất thường (ra máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh), ra máu ít (chỉ ra 1 ít máu vào chu kỳ kinh), nhỏ giọt (ra máu ít giữa các chu kỳ kinh bình thường). + Ít gặp: đau đầu hoặc đau nửa đầu (đau nhiều hoặc tăng lên thường xuyên); tăng huyết áp (làm bệnh trầm trọng hơn); viêm âm đạo hoặc viêm âm đạo do nấm Candidas tái đi tái lại (âm đạo tiết ra dịch trắng, nhầy, âm đạo ngứa, rát). + Hiếm gặp: u vú, chủ yếu ở bệnh nhân có bệnh từ trước, gan tăng sản tế bào nhỏ ở trung tâm, viêm gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan (đau dạ dày, đau bên cạnh hoặc bụng; vàng da, vàng mắt) đặc biệt ở bệnh nhân có bệnh từ trước, người hút thuốc lá, u ống tuyến của tế bào gan, u lành tính (sưng, đau, nhạy cảm với đau khi ấn hoặc chạm vào vùng bụng), làm xấu đi tình trạng của bệnh trầm cảm nhẹ nếu đã có bệnh từ trước. Những dấu hiệu kể trên là bình thường và không cần điều trị trừ khi nó gây khó chịu cho bệnh nhân hoặc không mất đi trong quá trình điều trị. + Thường gặp: chuột rút ở bụng hoặc bụng căng phồng; trứng cá nhẹ sau 3 tháng đầu điều trị; sưng, đau, tăng cảm giác đau khi chạm vào vú; cổ tử cung thay đổi tiết dịch; giác mạc thay đổi; vàng da tắc mật, vô sinh sau ngưng thuốc; thủy tinh thể không dung nạp thuốc, giữ muối và nước (mắt cá và bàn chân sưng) + Ít gặp: rụng hoặc tăng lông ở cơ thể hoặc mặt; thay đổi về tình dục (tăng hoặc giảm nhu cầu tình dục); da có chấm nâu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; tăng hoặc giảm cân. Chú ý: những chấm nâu trên da có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn. Những phụ nữ có da sẫm màu, tiền sử da tàn nhang trong quá trình mang thai khi tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao gặp triệu chứng này. Hãy thông báo cho bác sỹ tất cả những tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải kể cả những triệu chứng không được kể ở trên.
Lưu ý
Chống chỉ định Thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh đang mắc phải trước khi dùng thuốc này. Không được dùng thuốc trong các trường hợp sau đây: - Bệnh lý gan, thận, tuyến thượng thận; vàng da ứ mật ở phụ nữ có thai hoặc vàng da ở phụ nữ có tiền sử dùng thuốc tránh thai uống; u gan (lành hoặc ác tính); vàng da tắc mật tiến triển; bất thường trong nước tiểu như có máu mà không rõ nguyên nhân. - Bệnh lý tim mạch, ngất, bệnh lý động mạch vành, những vấn đề tuần hoàn máu, rối loạn đông máu, huyết khối (cục máu đông), tai biến mạch máu não. - Được chẩn đoán hoặc nghi ngờ ung thư vú, ung thư niêm mạc tử cung hoặc ung thư phụ thuộc estrogen. - Chẩn đoán hoặc nghi ngờ có thai. - Mẫn cảm với Drospirenone, Ethinyl estradiol hoặc các hormon khác. - Đái tháo đường có tổn thương mạch máu - Tiền sử đau nửa đầu (Migraine) có các triệu chứng thần kinh tập trung. - Nghi ngờ có thai hoặc đã được chẩn đoán có thai. Cảnh báo và thận trọng Nếu có các dấu hiệu lâm sàng sau đây, phải ngừng thuốc ngay lập tức: - Xuất hiện đau nửa đầu (Migraine) hoặc nặng lên, với cường độ tăng dần. - Những dấu hiệu đầu tiên của tắc mạch do huyết khối. - Dấu hiệu tăng huyết áp. - Vàng da tiến triển, viêm gan và ngứa. Đau thượng vị hoặc vùng gan tăng lên. - Tăng cơn động kinh. Trước khi sử dụng thuốc tránh thai uống, phải khám toàn thân và khám phụ khoa để chắc rằng bạn không mắc bệnh và có các yếu tố nguy cơ. Trong suốt thời gian uống thuốc tránh thai, bạn phải khám sức khỏe mỗi 6 tháng đến 1 năm để đánh giá lại các chống chỉ định (Ví dụ như cơn đau thắt ngực thoáng qua) và các yếu tố nguy cơ (Ví dụ tiền sử gia đình có huyết khối động mạch, tĩnh mạch ), vì những bệnh này có thể xuất hiện sớm trong quá trình điều trị. - Thuốc tránh thai hooc môn có liên quan đến nguy cơ làm tăng huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, những biến chứng này đã được xác định là thấp hơn trong suốt giai đoạn uống thuốc tránh thai so với giai đoạn mang thai. Trước khi uống thuốc tránh thai, cần cân nhắc kỹ yếu tố nguy cơ - lợi ích và chống chỉ định có liên quan đến các bệnh lý về huyết khối tĩnh mạch và động mạch. Thuyên tắc động mạch và tĩnh mạch do huyết khối có nguy cơ gia tăng trong các trường hợp sau: phụ nữ trên 35 tuổi, hút thuốc lá (nguy cơ cao hơn, đặc biệt là biến chứng động mạch); tiền sử gia đình mắc bệnh thuyên tắc động mạch - tĩnh mạch do huyết khối; người quá cân: chỉ số BMI > 30; rối loạn chuyển hóa Lipid máu; rối loạn về huyết áp (huyết áp khó kiểm soát); bệnh van tim; rung nhĩ; bất động kéo dài trong các phẫu thuật lớn (dừng thuốc ít nhất 4 tuần trước phẫu thuật can thiệp, có thể dùng lại thuốc 2 tuần sau khi phục hồi hoàn toàn); trong các trường hợp ra máu âm đạo không thường xuyên, dai dẳng hoặc tái đi tái lại có thể là bệnh ác tính nên cần được chẩn đoán đầy đủ; tiểu đường: thuốc tránh thai có thể làm giảm sự dung nạp glucose, tăng nhẹ sự giải phóng insuline ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hoặc làm tăng nhẹ các tác dụng phụ của cholesterol - lipoprotein. Trong 1 vài trường hợp có thể thay đổi liều nhóm hạ đường huyết hoặc tăng cường đánh giá nồng độ glucose hoặc lipid trong huyết thanh. Nếu hiệu quả chuyển hóa không được kiểm soát, phải dừng liệu pháp điều trị. - Bệnh lý túi mật hoặc có tiền sử bệnh, đặc biệt sỏi túi mật đang tiến triển: estrogen có thể làm thay đổi thành phần của muối mật và làm tăng độ tập trung của cholesterol làm sỏi mật tiến triển trong 2 năm đầu dùng thuốc, điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi cá nhân. Nhìn chung, nguy cơ này là thấp tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi dùng thuốc tránh thai uống với các bệnh nhân này. - Bệnh lý gan: chuyển hóa estrogen có thể bị ảnh hưởng ở bệnh nhân có bệnh lý gan vì thế nên dùng biện pháp tránh thai không hooc môn đối với bệnh nhân này. Thuốc tránh thai hooc môn có thể được dùng lại khi xét nghiệm chức năng gan về bình thường. - Cao huyết áp: Liều thấp thuốc tránh thai một pha uống làm tăng huyết áp ở một số phụ nữ huyết áp bình thường có yếu tố nguy cơ, liều thấp thuốc tránh thai nhiều pha có thể phù hợp với những bệnh nhân này. - Tăng Kali máu: Drospirenone có tác dụng chống chất khoáng và corticoid, có thể làm tăng Kali máu ở những bệnh nhân nguy cơ. - Thuốc tránh thai uống có thể gây triệu chứng chảy máu lợi (nướu), tăng sinh lợi (nướu) hoặc viêm xương ổ răng (khô ổ răng). Hãy báo cho nha sỹ. Đánh răng thường xuyên có thể làm giảm triệu chứng này. - Hãy thông báo cho bác sỹ biết nếu không có kinh nguyệt trong 2 chu kỳ liên tiếp. - Bạn phải thông báo cho bác sỹ về thuốc tránh thai đang dùng trước khi làm các xét nghiệm vì thuốc tránh thai có thể làm thay đổi kết quả của một số xét nghiệm máu. - Sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai nữa trong ít nhất 7 ngày của chu kỳ đầu tiên dùng thuốc. Sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai khác nữa trong thời gian quên dùng 1 hay vài liều thuốc hoặc đang dùng thêm 1 thuốc khác có tác dụng làm giảm khả năng phòng tránh thai. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ. Trong trường hợp có nôn hoặc tiêu chảy, nên sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai khác không phải hooc môn, ngay khi đang dùng thuốc hoặc 1 thời gian ngắn sau khi dùng. Lái xe và vận hành máy móc Tác dụng trên người lái xe và vận hành máy móc chưa được báo cáo. Thai kỳ và cho con bú Phụ nữ có thai: không khuyến cáo dùng thuốc này trong thời kỳ có thai vì hooc môn qua nhau thai gây ảnh hưởng cho thai nhi. Trong trường hợp được chẩn đoán hoặc nghi ngờ có thai bạn phải ngừng thuốc ngay và đến khám bác sỹ. Phụ nữ cho con bú: không dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú vì hooc môn bài tiết vào sữa mẹ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Tương tác với các thuốc khác Thông báo cho bác sỹ về các thuốc bạn đang dùng, kể cả thuốc không kê toa. Tương tác thuốc có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây: - Đối kháng Aldosterone, ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE), đối kháng thụ thể angiotensin II, chống viêm không steroid (AINEs), lợi tiểu Kali hoặc Heparin: dùng chung những thuốc này có thể làm tăng nồng độ Kali trong huyết thanh vì tác dụng kháng corticoid và chất khoáng của Drospirenone. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài, bạn nên kiểm tra nồng độ Kali huyết thanh trong chu kỳ đầu điều trị. - Paracetamol: thuốc này có thể kết hợp với Paracetamol gây ra giảm nồng độ Paracetamol trong huyết thanh và làm tăng nồng độ của một số estrogen tổng hợp. - Ascorbic axit: dùng đồng thời có thể làm tăng nồng độ của một số estrogen tổng hợp. - Atorvastatin: dùng chung với Ethinyl estradiol làm tăng AUC của Ethinyl estradiol lên 20%. - Ampicillin, Griseofulvin, Tetracycline: hiếm trường hợp được báo cáo hiệu quả của thuốc tránh thai giảm ở phụ nữ dùng Ampicillin, Griseofulvin, Tetracycline. Mặc dù bằng chứng về sự tương tác rất hạn chế, khi dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, bạn cần được tư vấn về việc dùng chung các thuốc tránh thai với bất kỳ một loại kháng sinh nào. - Clofibrate, Morphine, Salisilic axit và Temazepam: dùng chung với thuốc tránh thai có thể làm tăng độ thanh thải của các thuốc này. - Cyclosporin, Prednisolone hoặc Theophylline: dùng chung với thuốc tránh thai có chứa Ethinyl esfradiol có thể ức chế chuyển hóa những thuốc này, do vậy làm tăng nồng độ của chúng trong huyết thanh. - Carbamazepine, Phenobarbital, Phenylbutazone, Phenytoin, Rifampin hoặc Hypericum Perforatum (tên thường gọi là cây nọc sởi); dùng chung những thuốc này với thuốc tránh thai uống có thể làm tăng chuyển hoá của Ethinyl estradiol và một vài Progestagen, làm giảm hiệu quả tránh thai và làm tăng kinh nguyệt bất thường. - Thuốc lá: Không khuyến cáo dùng thuốc tránh thai uống ở phụ nữ có hút thuốc lá vì tăng nguy cơ biến chứng tim mạch bao gồm tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, viêm tắc mạch do huyết khối, tắc nghẽn mạch phổi. Nguy cơ này càng cao ở phụ nữ trên 35 tuổi có thói quen hút thuốc lá.
Bảo quản
Giữ thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, không quá 30°C, tránh xa tầm với của trẻ em.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây