Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H Quapharco (Tuýp 4g) Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H Quapharco  (Tuýp 4g) điều trị trong các trường hợp viêm mí, viêm kết mạc, củng mạc, viêm màng bồ đào,... THUKC0469 Rx Thuốc mắt, tai, mũi, họng Số lượng: 0Hộp
  • Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H Quapharco (Tuýp 4g)

  • Công dụng: điều trị trong các trường hợp viêm mí, viêm kết mạc, củng mạc, viêm màng bồ đào,...

  • Thành phần chính: Chloramphenicol, Hydrocortisone acetate

  • Nhà sản xuất: Dược phẩm Quảng Bình

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Thuốc mỡ

  • Quy cách đóng gói: hộp 1 tuýp 4g

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-16577-12

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Chloramphenicol 0,04g, Hydrocortison acetat 0,03g, Vaselin 24g, Lanolin 0,17g, Parafin khan 1,36g
Công dụng-chỉ định
Chỉ định
Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H chỉ định điều trị trong các trường hợp viêm mí, viêm kết mạc, củng mạc, viêm màng bồ đào, viêm mắt đồng cảm, viêm nội nhãn, viêm thần kinh thị giác, viêm sau chấn thương, sau khi mổ.

Dược lực học
Cloramphenicol là kháng sinh có trọng lượng phân tử thấp, chủ yếu tan trong mỡ, tác dụng trên vi khuẩn gram dương, gram âm, xoắn khuẩn, salmonella, rickettsiae và chlamydiac (mắt hột).
Cơ chế tác dụng của cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom.
Hydrocortison là corticoid tiết từ vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.

Dược động học
Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H có tác dụng tại chỗ ở mắt. Sau khi tra, thuốc được hấp thu vào thủy dịch. Những nghiên cứu ở người bệnh đục thể thủy tinh cho thấy mức độ hấp thu thay đổi theo dạng thuốc và số lần dùng thuốc. Nồng độ thuốc trong thủy dịch cao nhất khi dùng thuốc mỡ tra mắt nhiều lần trong ngày.
Cách dùng
Cách dùng
Tra một dải thuốc mỡ (khoảng 0,5cm) vào mắt bị bệnh.

Liều dùng
Liều khuyến cáo: Ngày tra 3-4 lần.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Quá liều
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn (ADR) khi dùng Chlorocina-H mà bạn có thể gặp:
  • Những tác dụng không mong muốn của cloramphenicol có thể rất nghiêm trọng, do đó phải tránh việc điều trị kéo dài hoặc nhắc lại.
  • Thiếu máu bất sản là biến chứng nguy hiểm nhất do dùng cloramphenicol nhỏ mắt.
  • Mặc dù cloramphenicol ít hấp thu vào máu nhưng những bệnh nhân có tiền sử bản thân hay gia đình suy tuỷ thì không nên dùng.
  • Trong điều trị glucocorticoid dài ngày, ADR phổ biến nhất là trạng thái dạng Cushing và chứng loãng xương ở một mức độ nào đó.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Chống chỉ định
Thuốc Chlorocina-H chống chỉ định trong các trường hợp sau:
  • Dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Viêm giác mạc do herpes zoster, viêm gai giác mạc, viêm giác mạc có mủ tiền phòng, viêm móng mắt có mủ tiền phòng.
  • Bệnh mắt hột.
  • Lao mắt.
  • Loét giác mạc.
Thận trọng khi sử dụng
Cloramphenicol được dùng tại chỗ kết hợp với corticosteroid trong một số trường hợp nhiễm khuẩn mắt. Tuy vậy, phải cân nhắc lợi ích của liệu pháp kết hợp này với sự giảm sức đề kháng đối với nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus, và sự làm mất những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn hoặc của phản ứng quá mẫn do corticosteroid.
Chú ý: Cloramphenicol dùng tại chỗ cũng có thể gây các phản ứng có hại nghiêm trọng do vậy cần tránh lạm dụng và tránh dùng dài ngày.
Không bao giờ được dùng glucocorticoid trong nhiễm khuẩn đang tiến triển, trừ trường hợp đã dùng thuốc chống nhiễm khuẩn trước đó. Mặt khác, vẫn có nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn do bị ức chế miễn dịch khi dùng glucocorticoid.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không nên dùng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn trong quá trình lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ.
Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bảo quản
Sau khi mở nắp, phải bảo quản thuốc cẩn thận, không để đầu tuýp bị dây bẩn.
Khi tra thuốc, không để đầu tuýp chạm vào mí mắt. Tuýp thuốc đã mở nắp sử dụng sau 1 tháng nên bỏ đi.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 °C.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây