Oflovid 0.3% Santen mỡ tra mắt ( Tub 3.5g) Oflovid 0.3% Santen mỡ tra mắt ( Tub 3.5g) Điều trị nhiễm trùng mắt do các chủng nhạy cảm với Ofloxacin. THUKC1542 Rx Thuốc mắt, tai, mũi, họng Số lượng: 0Tuýp
  • Oflovid 0.3% Santen mỡ tra mắt ( Tub 3.5g)

  • Công dụng: Điều trị nhiễm trùng mắt do các chủng nhạy cảm với Ofloxacin.

  • Thành phần chính: Ofloxacin

  • Nhà sản xuất: Santen Pharmaceutical Co., Ltd

  • Xuất xứ: Nhật bản

  • Dạng bào chế: Thuốc mỡ tra mắt

  • Quy cách đóng gói: Tuýp 3.5g

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VN-18723-15

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
1 tuýp chứa - Hoạt chất: Ofloxacin 10,5mg. - Tá dược: Lanolin tinh khiết, petrolatum trắng và parafin lỏng.
Công dụng-chỉ định
Chỉ định Thuốc mỡ tra mắt Oflovid 3,5g được chỉ định điều trị trong những bệnh với các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin: Viêm bờ mi, viêm túi lệ, lẹo (chắp), viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc (kể cả loét giác mạc), và dùng làm kháng sinh dự phòng sử dụng trước và sau phẫu thuật mắt. Vi khuẩn được chỉ định: Các nhiễm khuẩn sau đây do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin: Staphylococcus sp., streptococcus sp., streptococcus pneumoniae, enterococcus sp., micrococcus sp., moraxella sp., corynebacterium sp., klebsiella sp., serratia sp., proteus sp., morganella morganii, providencia sp., haemophilus influenzae, haemophilus aegyptius [trực khuẩn Koch - Weeks], Pseudomonas sp., Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia cepacia, Stenotrophomonas (Xanthomonas) maltophilia, Acinetobacter sp., Propionibacterium acnes, và Chlamydia trachomatis. Dược lực học Cơ chế tác dụng Ofloxacin được cho là ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn đặc biệt thông qua ức chế hoạt động của ADN gyrase (topoisomerase II) và topoisomerase IV. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn và sự tiêu vi khuẩn được quan sát thấy ở nồng độ ức chế tối thiểu (MICs). Ofloxacin cũng được ghi nhận làm phá hủy phần cơ bản của Chlamydia trachomatis trong chu kỳ phát triển của nó. Hoạt tính kháng khuẩn Ofloxacin có hoạt tính kháng khuẩn hiệu lực mạnh, phổ rộng, chống lại các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn mắt bao gồm các vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus sp., Streptococcus sp. (kể cả S.pneumoniae), Micrococcus sp., Corynebacterium sp.,...), vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas sp. (kể cả P. aeruginosa), Haemophilus sp., Moraxella sp., Serratia sp., Klebsiella sp., Proteus sp., Acinetobacter sp.,...và các vi khuẩn kỵ khí (Propionibacterium acnes,...). Ofloxacin còn có hoạt tính chống lại các loài Chlamydia, kể cả Chlamydia trachomatis. Người ta còn thấy rằng các loài Chlamydia khó đề kháng với ofloxacin. Dược động học Nồng độ trong máu Một lượng thích hợp thuốc mỡ tra mắt Oflovid được tra vào cả hai mắt 16 lần sau mỗi 30 phút ở những người tình nguyện trưởng thành khỏe mạnh. 30 phút sau khi tra lần cuối, nồng độ ofloxacin trong máu là 0,009 pg/mL hoặc ít hơn.
Cách dùng
Cách dùng Thuốc dùng tra mắt. Liều dùng Thông thường, tra một lượng thích hợp (khoảng 1 cm thuốc mỡ Oflovid) vào bên trong mí mắt dưới, 3 lần một ngày. Liều lượng có thể điều chỉnh theo triệu chứng của bệnh nhân thông qua tần suất sử dụng và để ít nhất 30 phút khoảng cách giữa các lần dùng. Trong một nghiên cứu lâm sàng, thuốc mỡ tra mắt ofloxacin 0,3% (tra 1 cm một lần, 16 lần, cách nhau 30 phút giữa các lần) đã được sử dụng lặp lại trên cả hai mắt ở những người tình nguyện nam trưởng thành khỏe mạnh (n = 6). Hai đối tượng dùng thuốc mỡ cho thấy bị xung huyết và sưng nhưng các triệu chứng này đều nhẹ và không thấy gì bất thường. Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Làm gì khi dùng quá liều? Không có thông tin. Làm gì khi quên một liều? Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc Oflovid. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn đã được báo cáo ở 14 trong số 2.360 bệnh nhân (0,59%) trong các thử nghiệm lâm sàng và theo dõi hậu mãi ở Nhật Bản. Tác dụng không mong muốn chính gồm: Ngứa mí mắt ở 3 bệnh nhân (0,13%), sưng mí mắt ở 3 bệnh nhân (0,13%), viêm bờ mi ở 2 bệnh nhân (0,08%), xung huyết kết mạc ở 2 bệnh nhân (0,08%), đau mắt ở 2 bệnh nhân (0,08%) và mí mắt đỏ ở 2 bệnh nhân (0,08%)... (Vào cuối giai đoạn tái kiểm tra). Tác dụng không mong muốn có ý nghĩa lâm sàng Sốc, phản ứng dạng phản vệ (chưa rõ tỷ lệ mắc) Bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận vì sốc và phản ứng dạng phản vệ có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như ban đỏ, ban, khó thở, huyết áp hạ, phù mí mắt..., phải ngưng dùng thuốc và có các biện pháp xử trí thích hợp. Tác dụng không mong muốn khác Nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, nên áp dụng biện pháp thích hợp như ngưng dùng thuốc. Quá mẫn Ban, mề đay (không rõ tỷ lệ). Ngứa (0,1 – 5%). Viêm bờ mi (mí mắt đỏ và phù mí mắt), viêm da mí mắt ( < 0,1%). Mắt Viêm kết mạc (xung huyết kết mạc và phù kết mạc...), rối loạn giác mạc kể cả viêm giác mạc lan tỏa nông (không rõ tỷ lệ).
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc mỡ tra mắt Oflovid bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới. Chống chỉ định Thuốc mỡ tra mắt Oflovid chống chỉ định cho các trường hợp: Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hay với bất kỳ kháng sinh quinolon. Thận trọng khi sử dụng Nhằm tránh sự xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc, cần khẳng định tính nhạy cảm của vi khuẩn. Ngoài ra, điều trị với thuốc này nên giới hạn ở thời gian tối thiểu cần để tiêu diệt sự nhiễm khuẩn. Tránh dùng kéo dài. Thời gian chuẩn điều trị viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis với thuốc này là 8 tuần. Cần thận trọng khi tiếp tục dùng thuốc này trong thời gian dài hơn. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Để xa tầm tay trẻ em. Khả năng lái xe và vận hành máy móc Chưa được biết. Thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú Tính an toàn của thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú chưa được thiết lập. Do vậy không khuyến cáo dùng thuốc cho những đối tượng này. Tương tác thuốc Chưa có dữ liệu.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây