Cephalexin 500mg Mekophar (H 10*10 viên) Cephalexin 500mg Mekophar (H 10*10 viên) điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm THUKC1283 Rx Thuôc kháng sinh, kháng nấm, virus Số lượng: 0Viên
  • Cephalexin 500mg Mekophar (H 10*10 viên)

  • Công dụng: điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm

  • Thành phần chính: Cephalexin

  • Nhà sản xuất: CTCP HÓA - DƯỢC PHẨM MEKOPHAR

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Viên nang cứng

  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-27280-17

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Cephalexin 500mg
Công dụng-chỉ định
Chỉ định
Thuốc Cephalexin 500mg Mekophar 100v được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Cephalexin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn tai - mũi - họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan hốc và viêm họng.
  • Viêm đường tiết niệu - sinh dục: Viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt. Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
  • Điều trị dự phòng viêm màng trong tim do vi khuẩn.
Dược lực học
Cephalexin là kháng sinh nhóm cephalosporin bán tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Cephalexin bền vững với tác động men penicillinase của Staphylococcus, do đó tác động trên Staphylococcus aureus không nhạy cảm với các penicillin. Cephalexin có tác dụng in vitro trên các vi khuẩn sau: Streptococcus beta tan máu, Staphylococcus - gồm các chủng tiết coagulase (+), coagulase (–) và penicilinase, Streptococcus pneumoniae, một số Escherichia coli, Proteus mirabilis, một số Klebsiella spp. Branhamella catarrhalis, Shigella. Cephalexin cũng có hoạt tính trên đa số các E.coli đã đề kháng ampicillin.

Dược động học
Cephalexin được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương vào khoảng 9 và 18mg/ml sau 1 giờ với liều uống tương ứng 250 và 500mg, liều gấp đôi đạt nồng độ đỉnh gấp đôi. Uống cephalexin cùng thức ăn có thể làm chậm hấp thu nhưng tổng lượng thuốc hấp thu không thay đổi. Có đến 15% thuốc gắn với protein huyết tương. Thời gian bán hủy của thuốc trong huyết tương khoảng 1 giờ, tăng khi chức năng thận suy giảm.
Cephalexin phân bố rộng khắp cơ thể nhưng lượng trong dịch não tủy không đáng kể. Cephalexin qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp.
Cephalexin không bị chuyển hóa. Khoảng 80% liều dùng thải trừ qua nước tiểu ở dạng không đổi trong 6 giờ đầu qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận.
Cách dùng

Cách dùng
Dạng thuốc này thích hợp cho người lớn và trẻ em > 6 tuổi.
Dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn:

Uống 2 - 4 viên hoặc 1-2 viên 500mg/lần, ngày 3 - 4 lần.

Trẻ em:

Uống 25 - 50mg/kg/ngày, chia 3-4 lần.

Thời gian điều trị thông thường từ 7 - 10 ngày.

Điều chỉnh liều khi có suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin > 50ml/phút, liều duy trì tối đa 1g, 4 lần trong 24 giờ.

  • Độ thanh thải creatinin là 49 - 20ml/phút, liều duy trì tối đa 1g, 3 lần trong 24 giờ.

  • Độ thanh thải creatinin là 19 - 10ml/phút, liều duy trì tối đa 500mg, 3 lần trong 24 giờ.

  • Độ thanh thải creatinin < 10ml/phút, liều duy trì tối đa 250mg, 2 lần trong 24 giờ.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trường hợp quá liều cấp tính, thường chỉ gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy, tuy nhiên có thể gây quá mẫn thần kinh cơ và cơn động kinh, đặc biệt ở người bệnh bị suy thận.

Xử trí quá liều cần xem xét đến khả năng dùng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường của người bệnh.

Xử lý:

Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, hỗ trợ thông khí và truyền dịch, cho uống than hoạt nhiều lần hoặc thêm vào việc rửa dạ dày, cần bảo vệ đường hô hấp của người bệnh lúc đang rửa dạ dày hoặc đang dùng than hoạt.

Khi ngộ độc quá liều không cần phải rửa dạ dày, trừ khi đã uống Cephalexin gấp 5 - 10 lần liều bình thường. Lọc máu có thể giúp đào thải thuốc khỏi máu, nhưng thường không cần.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Cephalexin 500mg Mekophar 100v, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp
  • Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.
Ít gặp
  • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
  • Da: Nổi ban, mày đay, ngứa.
  • Gan: Tăng transaminase gan có hồi phục.
Hiếm gặp
  • Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi.
  • Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.
  • Tiêu hóa: Đau bụng, viêm đại tràng giả mạc.
  • Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật.
  • Da: Hội chứng Steven – Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, phù Quincke.
  • Tiết niệu, sinh dục: Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, viêm thận mô kẽ có hồi phục.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Cephalexin 500mg Mekophar 100v chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.
Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ do penicillin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian Globulin miễn dịch IgE.

Thận trọng khi sử dụng
Cephalexin thường được dung nạp tốt ngay cả người bệnh dị ứng với penicillin, tuy nhiên cũng có một số rất ít bị dị ứng chéo.
Sử dụng cephalexin dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm (như Candida, Enterococcus, Clostridium difficile) trong trường hợp này nên ngừng thuốc. Đã có thông báo viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng kháng sinh phổ rộng, vì vậy cần phải chú ý đến việc chẩn đoán bệnh này ở người bệnh tiêu chảy nặng trong hoặc sau khi dùng kháng sinh.
Giống như với những kháng sinh được đào thải chủ yếu qua thận, khi suy thận, phải giảm liều cephalexin cho thích hợp.
Ở người bệnh sử dụng cephalexin có thể có phản ứng dương tính giả khi xét nghiệm glucose niệu bằng phương pháp “Benedict”, dung dịch Fehling, hay viên “Clinitest”, nhưng với các xét nghiệm bằng enzyme thì không ảnh hưởng.
Có thông báo cephalexin gây dương tính thử nghiệm Coombs.
Cephalexin có thể ảnh hưởng đến việc định lượng creatinine bằng picrat kiềm, cho kết quả cao giả tạo. Tuy nhiên mức tăng dường như không có ý nghĩa lâm sàng.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa thấy thuốc có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.

Thời kỳ mang thai
Nghiên cứu thực nghiệm và kinh nghiệm lâm sàng chưa có dấu hiệu độc tính cho thai và gây quái thai. Tuy vậy, do chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ về việc sử dụng cephalexin cho người mang thai, nên thuốc này phải dùng thận trọng và chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú
Cephalexin được bài tiết vào sữa mẹ. Thuốc đạt nồng độ tối đa là 4mcg/ml, sau đó giảm dần và biến mất sau 8 giờ dùng thuốc. Cần thận trọng khi dùng cephalexin đối với phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc
Vì các kháng sinh nhóm cephalosporin như cephalexin chỉ tác động lên các vi khuẩn tăng sinh, không nên kết hợp chúng với kháng sinh kìm khuẩn.
Khi kết hợp với thuốc lợi tiểu mạnh (ethacrynic acid, furosemide) hay các kháng sinh có khả năng độc thận (aminoglycoside, polymyxin, colistin), cephalexin có thể gây độc tính thận nhiều hơn.
Probenecid làm tăng nồng độ trong huyết thanh và thời gian bán thải của cephalexin.
Như các kháng sinh phổ rộng khác, cephalexin làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai chứa oestrogen.
Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ không quá 300C. Tránh ánh sáng.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây