Cephalexin monohydrat tương ứng với Cephalexin khan............ 500 mg
Tá dược vừa đủ............................................................................. 1 viên
(Tá dược gồm: Sodium starch glycolat, Silicon dioxyd, Magnesi stearat, Talc)
Cephalexin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, nhưng không chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản cấp và mạn tính và giãn phế quản nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amiđan hốc và viêm họng.
Viêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt.
Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
Nhiễm khuẩn răng.
Điều trị dự phòng thay penicilin cho người bệnh mắc bệnh tim phải điều trị răng.
Cách dùng và liều dùng:
Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn:
Liều thường dùng cho người lớn, uống 500 mg, cách 6 giờ/1 lần, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn. Liều có thể lên tới 4 g/ngày. Nhưng khi cần liều cao hơn, cần cân nhắc dùng một cephalosporin tiêm.
Lưu ý: Thời gian điều trị nên kéo dài ít nhất từ 7 đến 10 ngày, nhưng trong các nhiễm khuẩn đường niệu phức tạp, tái phát, mạn tính nên điều trị 2 tuần (1g/lần, ngày uống 2 lần). Cho đến nay, cephalexin chưa thấy có độc tính với thận. Tuy nhiên, cũng như đối với những kháng sinh đào thải chủ yếu qua thận, có thể có tích tụ thuốc trong cơ thể khi chức năng thận giảm dưới một nửa mức bình thường. Do đó, nên giảm liều tối đa khuyến cáo (nghĩa là 6 g/ngày cho người lớn, 4 g/ngày cho trẻ em) cho phù hợp với những bệnh này. Ở người cao tuổi, cần đánh giá mức độ suy thận.
Điều chỉnh liều khi có suy thận: Nếu độ thanh thải creatinin (ĐTTC) ³ 50 ml/phút, creatinin huyết thanh (CHT) £ 132 micromol/l, liều duy trì tối đa (LDTTĐ) 1 g, 4lần trong 24 giờ.
Nếu TTC là 49 - 20 ml/phút, CHT: 133 - 295 micromol/lít, LDTTĐ: 1 g, 3 lần trong 24 giờ
Nếu TTC là 19 - 10 ml/phút, CHT: 296 - 470 micromol/lít, LDTTĐ: 500 mg, 3 lần trong 24 giờ; nếu TTC £ 10 ml/phút.
Tỉ lệ phản ứng không mong muốn khoảng 3 - 6% trên toàn bộ số người bệnh điều trị.
Thường gặp, ADR >1/100
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Da: Nổi ban, mày đay, ngứa.
Gan: Tăng transaminase gan có hồi phục.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Toàn thân: Ðau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi.
Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.
Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc.
Da: Hội chứng Stevens - Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), phù Quincke.
Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật.
Tiết niệu - sinh dục: Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, viêm thận kẽ có hồi phục.
Ðã có thông báo về những triệu chứng thần kinh trung ương như chóng mặt, lẫn, kích động và ảo giác, nhưng chưa hoàn toàn chứng minh được mối liên quan với cephalexin.