Ciprobay 500 ( H 1*10 viên ) Ciprobay 500 ( H 1*10 viên ) Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm. THUKC0472 Rx Thuôc kháng sinh, kháng nấm, virus Số lượng: 0Viên
  • Ciprobay 500 ( H 1*10 viên )

  • Công dụng: Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm.

  • Thành phần chính: Ciprofloxacin

  • Nhà sản xuất: Bayer

  • Xuất xứ: Đức

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên

  • Thuốc cần kê toa: Có cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VN-22872-21

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Hoạt chất: Ciprobay 500mg: 1 viên bao film chứa 500mg ciprofloxacin dưới dạng hydrochloride.
Tá dược: Lõi viên thuốc: Cellulose microcrystalline, Crospovidone, tinh bột ngô, Magnesium stearate, Silica colloidal anhydrous. Vỏ bao phim: Hypromellose, Macrogol 4000, Titanium dioxide (E171).
Công dụng-chỉ định

Chỉ định

Thuốc Ciprobay 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Các bệnh nhiễm trùng có biến chứng và không có biến chứng do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với ciprofloxacin.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Ciprofloxacin có thể được dùng trong điều trị viêm phổi do Klebsiella, Enterobacter, Proteus, E.coli, Pseudomonas, Haemophilus, Branhamella, Legionella spp. và Staphylococcus.

Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa) và các xoang quanh mũi (viêm xoang), đặc biệt nguyên nhân do vi khuẩn Gram âm, kể cả Pseudomonas aeruginosa hay do Staphylococci.

Nhiễm trùng mắt.

Nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu.

Nhiễm trùng cơ quan sinh dục, kể cả viêm phần phụ, bệnh lậu và viêm tiền liệt tuyến.

Nhiễm trùng ổ bụng (như nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc đường mật, viêm phúc mạc).

Nhiễm trùng da và mô mềm.

Nhiễm trùng xương và khớp.

Nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng (dự phòng) trên bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch (ví dụ bệnh nhân đang dùng thuốc suy giảm miễn dịch hoặc giảm bạch cầu).

Khử trùng đường ruột có chọn lọc ở bệnh nhận suy giảm miễn dịch.

Dự phòng các trường hợp nhiễm trùng xâm lấn do Neisseria meningitidis.

Trẻ em

Ciprofloxacin có thể sử dụng cho trẻ em cho điều trị lựa chọn thứ 2 hoặc thứ 3 trong các nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng và viêm thận - bể thận do Escherichia coli (độ tuổi được áp dụng trong các thử nghiệm lâm sàng: 1 - 17 tuổi) và cho điều trị viêm phổi cấp nặng do bệnh xơ nang (cystic fibrosis) đi kèm với Pseudomonas aeruginosa (độ tuổi được áp dụng trong các thử nghiệm lâm sàng: 5 - 17 tuổi).

Việc điều trị chỉ nên bắt đầu sau khi đã đánh giá cẩn thận giữa lợi ích/nguy cơ do thuốc có thể có những tác dụng không mong muốn liên quan đến khớp và/hoặc các mô xung quanh.

Các thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em đã được thực hiện trong những chỉ định nêu trên. Đối với những chỉ định khác, kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế.

Bệnh than lây truyền qua đường hô hấp (sau phơi nhiễm) ở người lớn và trẻ em

Làm giảm tần suất bệnh mới hoặc giảm sự tiến triển của bệnh khi có phơi nhiễm với trực khuẩn than Bacillus anthracis trong không khí.

Dược lực học

Cơ chế tác dụng

Ciprofloxacin có hoạt tính in vitro chống lại với phổ rộng cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tác dụng diệt khuẩn của ciprofloxacin gây ra do ức chế các enzym topoisomerase type II của vi khuẩn (enzym DNAgyrase) và topoisomerase IV là loại enzym cần thiết cho quá trình sao chép, phiên mã, sửa chữa và tái tổ hợp DNA.

Dược động học

Hấp thu

Sau uống liều đơn viên nén 250mg, 500mg và 750mg Ciprobay được hấp thu nhanh và hoàn toàn, chủ yếu tại ruột non và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 1 - 2 giờ.

Sinh khả dụng tuyệt đối đạt khoảng 70 - 80%. Nồng độ tối đa trong huyết tương (Cmax) và tổng diện tích dưới đường cong (AUC) tăng tương ứng với liều dùng.

Phân bố

Khả năng gắn kết với protein của Ciprofloxacin là thấp (20 - 30%), và thuốc có mặt trong huyết tương phần lớn là dạng không ion hoá. Ciprofloxacin có thể khuếch tán tự do ra bên ngoài thành mạch. Thể tích phân bố thuốc ở mức ổn định là 2 - 3l/kg thể trọng cơ thể cho thấy ciprofloxacin có thể thâm nhập vào các mô và đạt đến nồng độ vượt trên nồng độ tương ứng trong huyết thanh.

Chuyển hoá

Đã xác định có một lượng nhỏ 4 chất chuyển hoá gồm: Desethyleneciprofloxacin (M1), sulphociprofloxacin (M2), oxociprofloxacin (M3) và formylciprofloxacin (M4). Trên in vitro, các chất chuyển hoá từ M1 đến M3 có hoạt tính kháng khuẩn tương tự hoặc thấp hơn hoạt tính kháng khuẩn của acid nalidixic. M4, hiện diện với lượng nhỏ nhất, có hoạt tính kháng khuẩn trên in vitro tương đương norfloxacin.

Thải trừ

Ciprofloxacin được chuyển hoá chủ yếu dưới dạng không chuyển hoá qua thận và một lượng nhỏ ngoài thận.

Cách dùng
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:
Liều lượng:
Trừ khi thuốc được kê toa theo cách khác, liều hàng ngày sau đây được đề nghị:
Người lớn:

Bảng 1: Liều khuyến cáo mỗi ngày của Ciprobay đường uống trên bệnh nhân người lớn

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống. Uống nguyên viên thuốc với một ít nước. Thuốc được uống không phụ thuộc vào giờ ăn.

Nếu uống thuốc lúc bụng đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn. Không nên dùng đồng thời Ciprobay với các sản phẩm từ bơ sữa hay các đồ uống bổ sung khoáng chất (như sữa tươi, sữa chua, nước cam bổ sung thêm calci) (xem mục “Tương tác với các thuốc khác và các loại tương tác khác”).

Nếu bệnh nhân không thể uống được viên nén do mức độ trầm trọng của bệnh hoặc các nguyên nhân khác, khởi đầu điều trị được khuyến cáo bằng Ciprofloxacin dạng dịch tiêm truyền sau đó có thể tiếp tục với Ciprofloxacin đường uống.

Liều dùng

Trừ khi thuốc được kê toa theo cách khác, liều hàng ngày sau đây được đề nghị:

Người lớn

Bảng 1: Liều khuyến cáo mỗi ngày của Ciprobay đường uống trên bệnh nhân người lớn.

Chỉ định Liều mỗi ngày của Ciprofloxacin (tính theo mg) đối với viên nén bao phim Ciprobay
Nhiễm trùng đường hô hấp (tùy mức độ nặng nhẹ và vi khuẩn gây bệnh). Mỗi lần 500 - 750mg mỗi ngày 2 lần.
Nhiễm trùng tiết niệu:
Cấp, không biến chứng.
Viêm bàng quang ở phụ nữ (tiền mãn kinh).
Có biến chứng
Mỗi lần 250 - 500mg, ngày 2 lần.
Liều duy nhất 500mg.
Mỗi lần 500 - 750mg, ngày 2 lần.
Nhiễm trùng đường sinh dục:
Lậu chưa có biến chứng (bao gồm nhiễm trùng bên ngoài bộ phận sinh dục).
Viêm phần phụ, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn - tinh hoàn.
Mỗi lần 500mg, ngày 1 lần.
Mỗi lần 500 - 750mg, ngày 2 lần.
Tiêu chảy do Salmonella spp., Shigella spp., Vibero spp. Mỗi lần 500mg, ngày 2 lần.
Nhiễm trùng khác (xem phần chỉ định). Mỗi lần 500mg, ngày 2 lần.
Nhiễm trùng rất trầm trọng, đe dọa tính mạng như:
Niễm trùng tái phát trong bệnh xơ nang (cystic fibrosis).
Nhiễm trùng xương và khớp.
Nhiễm trùng huyết.
Viêm phúc mạc.
Đặc biệt khi có sự hiện diện của Pseudomonas, Staphylococcus hoặc Streptococcus.
Mỗi lần 750mg, ngày 2 lần.
Bệnh than (sau phơi nhiễm). Mỗi lần 500mg, ngày 2 lần.
Dự phòng các trường hợp nhiễm trùng xâm lấn do Neisseria meningitidis. Mỗi lần 500mg, ngày 1 lần.

Trẻ em và thiếu niên

Bảng 2: Liều khuyến cáo của Ciprobay đường uống đối với bệnh nhân là trẻ em và thiếu niên

Các chỉ định Liều mỗi ngày của Ciprofloxacin (tính theo mg) đối với viên nén bao phim Ciprobay
Các nhiễm trùng trong bệnh xơ nang. 20mg/kg thể trọng x 2 lần mỗi ngày (tối đa 750mg/liều).
Các nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và viêm thận, bể thận. 10 - 20mg/kg thể trọng 2 lần mỗi ngày (tối đa 750mg/liều).

Thông tin thêm trên những bệnh nhân đặc biệt

Trẻ em và thiếu niên

Liều dùng khuyến cáo xem bảng 2.

Người lớn tuổi (trên 65 tuổi)

Những bệnh nhân lớn tuổi nên dùng liều càng thấp càng tốt tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và độ thanh lọc creatinine (Xem mục “Bệnh nhân suy gan, suy thận”).

Bệnh nhân suy thận

Bảng 3: Liều khuyến cáo với bệnh nhân suy thận.

Độ thanh thải creatinin (ml/phút/1,73m2) Creatinin huyết thanh (µmol/l) Tổng liều uống mỗi ngày của ciprofloxcin
30 - 60 123.76 đến 167.98 Tối đa 1000mg.
Dưới 30 > 176.80 Tối đa 500mg.

Các bệnh nhân suy thận đang chạy thẩm tách

Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 30 - 60ml/phút/1,73m2 (suy thận vừa phải) hoặc nồng độ creatinin huyết thanh từ 123,76 đến 167,98µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống tối đa hàng ngày là 800mg.

Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30ml/phút/1,73m2 (suy thận nặng) hoặc creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 176,80µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 400mg khi thẩm tách, những ngày sau khi thẩm tách.

Bệnh nhân suy thận đang thẩm tách màng bụng liên tục ngoại trú (Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis - CAPD)

Liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 500mg (mỗi lần 500mg, ngày 1 lần hoặc mỗi lần 250mg, ngày 2 lần).

Bệnh nhân suy gan

Trên các bệnh nhân có chức năng gan suy giảm, không cần chỉnh liều.

Các bệnh nhân suy gan và suy thận

Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 30 - 60ml/phút/1,73m2 (suy thận mức vừa phải) hoặc nồng độ creatinin huyết thanh từ 123,76 đến 167,98µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 1000mg.

Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30ml/phút/1,73m(suy thận nặng) hoặc creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 176,80µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 500mg.

Trẻ em

Chưa có nghiên cứu về liều dùng ở trẻ em có suy giảm chức năng thận hoặc suy giảm chức năng gan.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Ngoài những biện pháp cấp cứu thường quy, cần theo dõi chức năng thận, bao gồm cả pH nước tiểu, acid hóa nước tiểu, nếu cần thiết, để phòng ngừa tinh thể niệu. Bệnh nhân cần được bù nước đầy đủ. Chỉ có một lượng nh

 
   
   
   
   
   
   
   
   
Trẻ em và thiếu niên:
Bảng 2: Liều khuyến cáo của Ciprobay đường uống đối với bệnh nhân là trẻ em và thiếu niên
Các chỉ định Liều mỗi ngày của Ciprofloxacin (tính theo mg) đối với viên nén bao phim Ciprobay
Các nhiễm trùng trong bệnh xơ nang. 20 mg/kg thể trọng x 2 lần mỗi ngày (tối đa 750mg/liều).
Các nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và viêm thận, bể thận. 10 - 20 mg/kg thể trọng 2 lần mỗi ngày (tối đa 750mg/liều).

Thông tin thêm trên nhưng bệnh nhân đặc biệt:
- Trẻ em và thiếu niên: liều dùng khuyến cáo xem phần Trẻ em và thiếu niên trong mục Liều lượng và cách dùng.
- Người lớn tuổi (trên 65 tuổi): những bệnh nhân lớn tuổi nên dùng liều càng thấp càng tốt tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và độ thanh lọc creatinine (Xem mục “Bệnh nhân suy gan, suy thận”).
- Bệnh nhân suy gan, suy thận:
+ Người lớn:
Bệnh nhân suy thận:
Độ thanh thải creatinin (mL/phút/1,73m2) Creatinin huyết thanh (µmol/l) Tổng liều uống mỗi ngày của ciprofloxcin
30 - 60 123.76 đến 167.98 Tối đa 1000mg
Dưới 30 > 176.80 Tối đa 500mg

Các bệnh nhân suy thận đang chạy thẩm tách:
Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 30 - 60 mL/phút/1,73m2 (suy thận vừa phải) hoặc nồng độ creatinin huyết thanh từ 123,76 đến 167,98 µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống tối đa hàng ngày là 800mg.

Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30 mL/phút/1,73m2 (suy thận nặng) hoặc creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 176,80 µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 400mg khi thẩm tách, những ngày sau khi thẩm tách.
Bệnh nhân suy thận đang thẩm tách màng bụng liên tục ngoại trú (Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis - CAPD):
Liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 500mg (mỗi lần 500mg, ngày 1 lần hoặc mỗi lần 250mg, ngày 2 lần).

Bệnh nhân suy gan:
Trên các bệnh nhân có chức năng gan suy giảm, không cần chỉnh liều.

Các bệnh nhân suy gan và suy thận:
Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 30 - 60 ml/phút/1,73m2 (suy thận mức vừa phải) hoặc nồng độ creatinin huyết thanh từ 123,76 đến 167,98 µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 1000mg.
Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30 mL/phút/1,73m2 (suy thận nặng) hoặc creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 176,80 µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 500mg.

+Trẻ em:
Chưa có nghiên cứu về liều dùng ở trẻ em có suy giảm chức năng thận và/hoặc suy giảm chức năng gan.

CÁCH DÙNG:
Uống nguyên viên thuốc với một ít nước. Thuốc được uống không phụ thuộc vào giờ ăn.
Nếu uống thuốc lúc bụng đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn. Không nên dùng đồng thời Ciprobay với các sản phẩm từ bơ sữa hay các đồ uống bổ sung khoáng chất (như sữa tươi, sữa chua, nước cam bổ sung thêm calci) (xem mục “Tương tác với các thuốc khác và các loại tương tác khác”).
Nếu bệnh nhân không thể uống được viên nén do mức độ trầm trọng của bệnh hoặc các nguyên nhân khác, khởi đầu điều trị được khuyến cáo bằng Ciprofloxacin dạng dịch tiêm truyền sau đó có thể tiếp tục với Ciprofloxacin đường uống.

Quá liều
Ngoài những biện pháp cấp cứu thường quy, cần theo dõi chức năng thận, bao gồm cả pH nước tiểu, acid hóa nước tiểu, nếu cần thiết, để phòng ngừa tinh thể niệu. Bệnh nhân cần được bù nước đầy đủ. Chỉ có một lượng nhỏ ( < 10%) ciprofloxacin được thải trừ bằng cách thẩm tách máu hoặc thẩm tách màng bụng.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ (ADRs) thường gặp nhất dựa trên tất cả các nghiên cứu lâm sàng về ciprofloxacin (uống, tiêm truyền) được phân loại theo các xếp loại III của CIOMS về tần suất (toàn bộ n = 51621 bệnh nhân).

Tần suất các tác dụng không mong muốn báo cáo khi dùng Ciprobay được tóm tắt trong bảng dưới đây. Trong mỗi nhóm, tác dụng không mong muốn được trình bày theo mức độ nghiêm trọng giảm dần. Tần suất được mô tả như sau:
- Thường gặp (≥1/100 và ≤ 1/10).
- Không thường gặp (≥ 1/1000 và ≤ 1/100).
- Hiếm gặp (≥ 1/10000 và ≤ 1/1000).
- Rất hiếm gặp (≤ 1/10000).
- Những tác dụng không mong muốn chỉ được phát hiện trong quá trình lưu hành thuốc, và là những tác dụng không ước tính được tần suất, được liệt kê trong phần “Không rõ”.

 

Hệ cơ quan Thường gặp Không thường gặp Hiếm gặp Rất hiếm gặp Không rõ
Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh.   Bội nhiễm nấm. Viêm ruột kết do kháng sinh (rất hiếm khi gây tử vong).    
Rối loạn hệ huyết và bạch huyết.     Phản ứng dị ứng, phù dị ứng/phù mạch. Phản ứng phản vệ, shock phản vệ (đe dọa tính mạng), phản ứng giống bệnh huyết thanh.  
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng.   Giảm sự thèm ăn và thức ăn ăn vào. Tăng đường máu, hạ đường huyết.    
Rối loạn tâm thần. Tăng hoạt động tâm thần vận động/kích động. Lú lẫn và mất định hướng, phản ứng lo lắng, giấc mơ bất thường, trầm cảm (có thể có khả năng tiến triển thành hành vi tự gây tự gây thương tích ví dụ như có ý ưởng/suy nghĩ và nỗ lực tự sát hoặc tự sát thành công), ảo giác.   Phản ứng loạn tâm thần (có thể có khả năng tiến triển thành hành vi vi tự gây tự gây thương tích ví dụ như có ý tưởng/suy nghĩ và nỗ lực tự sát hoặc tự sát thành công).  
Rối loạn hệ thần kinh.   Đau đầu, choáng váng, rối loạn mất ngủ, rối loạn vị giác. Rối loạn cảm giác, giảm cảm giác, run. động kinh (bao gồm cả trạng thái động kinh), chóng mặt. Đau nửa đầu, rối loạn điểu phối, rối loạn khướu giác, tăng cảm giác, tăng áp lực nội sọ (giả u não). Bệnh lý dây thần kinh ngoại biên và bệnh đa dây thần kinh.
Rối loạn về mắt.   Rối loạn thị lực. Rối loạn màu sắc.    
Rối loạn về tai và mê đạo.     Ù tai, giảm thính lực. Nghe kém.  
Rối loạn về tim.     Tim đập nhanh.   Đoạn QT kéo dài, loạn nhịp thất, xoắn đỉnh*.
Rối loạn mạch máu.     Giãn mạch, hạ huyết áp, ngất. Viêm mạch.  
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất.     Khó thở (bao gồm cả bệnh hen).    
Rối loạn tiêu hóa. Buồn nôn, tiêu chảy. Nôn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi.   Viêm tụy.  
Rối loạn gan-mật.   Tăng men trasaminase. Tăng bilirubin. Suy, vàng da, viêm gan (không phải do nhiễm trùng). Hoại tử tế bào gan (rất hiếm khi tiến triển dẫn tới suy gan đe dọa tính mạng).  
Rối loạn về da và các mô dưới da.   Phát ban, ngứa, nổi mề đay. Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, mụn rộp. Stevens-Johnson (có thể nguy hiểm đến tính mạng), hoại tử biểu bì nhiễm độc (có thể nguy hiểm đến tính mạng). Phát ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGE).
Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương.   Đau khớp. Đau cơ, viêm khớp, tăng trương lực cơ, chuột rút. Yếu cơ, viêm gân, đứt gân (thường gặp gân achille), làm nặng hơn triệu chứng của chứng nhược cơ nặng.  
Rối loạn thận và tiết niệu.   Tổn thương thận. Suy thận, đái máu, sỏi thận, viêm ống thận kẽ.    
Rối loạn chung và tại chỗ tiêm truyền. Phản ứng tại vị trí tiêm truyền. Đau không đặc hiệu, mệt mỏi, sốt. Phù, đổ mồ hôi (tăng tiết mồ hôi). Dáng đi bất thường.  
Xét nghiệm thăm dò.   Tăng phosphatase kiềm trong máu. Nồng độ bất thường của prothrobin, tăng amylase.   Tăng INR (ở các bệnh nhân diều trị bằng thuốc đối kháng vitamin K).

* Những biến cố được báo cáo trong giai đoạn lưu hành thuốc và được quan sát chủ yếu trên những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ kéo dài đoạn QT (xem mục “Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng”).

Các tác dụng ngoại ý sau hay gặp hơn ở nhóm bệnh nhân dùng dạng tiêm truyền hoặc dùng liên tục (từ dạng tiêm tới dạng uống):

Thường gặp. Nôn, tăng thoáng qua nồng độ men transaminase, phát ban.
Không thường gặp. Giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu, lú lẫn và mất định hướng, ảo giác, rối loạn cảm giác, động kinh, chóng mặt, rối loạn thị giác, giảm thính lực, tim đập nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp, tổn thương gan thoáng qua, vàng da, suy thận, phù.
Hiếm gặp. Giảm bạch cầu, giảm tuỷ xương, shock phản vệ, phản ứng loạn tâm thần, đau nửa đầu, rối loạn khứu giác, nghe kém, viêm mạch, viêm tuỵ, hoại tử gan, điểm xuất huyết, đứt gân.

Trẻ em

Tần xuất mới bệnh khớp đề cập ở trên được thu thập từ những dữ liệu trong các nghiên cứu trên người lớn. Các báo cáo về bệnh khớp khá phổ biến ở trẻ em (xem mục “Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng").

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

         
* Những biến cố được báo cáo trong giai đoạn lưu hành thuốc và được quan sát chủ yếu trên những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ kéo dài đoạn QT (xem mục “Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng”).
Các tác dụng ngoại ý sau hay gặp hơn ở nhóm bệnh nhân dùng dạng tiêm truyền hoặc dùng liên tục (từ dạng tiêm tới dạng uống):
Thường gặp: Nôn, tăng thoáng qua nồng độ men transaminase, phát ban.
Không thường gặp: Giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu, lú lẫn và mất định hướng, ảo giác, rối loạn cảm giác, động kinh, chóng mặt, rối loạn thị giác, giảm thính lực, tim đập nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp, tổn thương gan thoáng qua, vàng da, suy thận, phù.
Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, giảm tuỷ xương, shock phản vệ, phản ứng loạn tâm thần, đau nửa đầu, rối loạn khứu giác, nghe kém, viêm mạch, viêm tuỵ, hoại tử gan, điểm xuất huyết, đứt gân.
Trẻ em:
Tần xuất mới bệnh khớp đề cập ở trên được thu thập từ những dữ liệu trong các nghiên cứu trên người lớn. Các báo cáo về bệnh khớp khá phổ biến ở trẻ em (xem mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng").
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.


 
Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Ciprobay 500mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Quá mãn với ciprofloxacin hoặc các quinolone khác hay bất kỳ các tá dược (xem mục “Danh mục các tá dược”).

Dùng đồng thời ciprofloxacin với tizanidine (xem mục “Tương tác với các thuốc khác và các loại tương tác khác”).

Thận trọng khi sử dụng

Nhiễm trùng nặng và nhiễm trùng do vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn kỵ khí: Trong việc điều trị các trường hợp nhiễm trùng nặng, nhiễm tụ cầu khuẩn (Staphylococci) và nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí, Ciprobay phải dùng phối hợp vớicác thuốc kháng khuẩn thích hợp.

Nhiễm trùng phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae

Không khuyến cáo dùng Ciprobay trong việc điều trị nhiễm phế cầu khuẩn do hiệu quả điều trị nhiễm Streptococcus pneumoniae còn hạn chế.

Nhiễm trùng đường sinh dục

Nhiễm trùng đường sinh dục có thể do dòng lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoea) kháng thuốc fluoroquinolon. Trong trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục do hoặc nghi ngờ do lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoea), điều quan trọng là cần thu thập các thông tin về tần suất kháng thuốc ciprofloxacin tại địa phương và xác định được độ nhạy cảm với thuốc dựa vào các test thử.

Rối loạn tim mạch

Ciprobay có liên quan đến các trường hợp kéo dài đoạn QT (xem mục "Tác dụng không mong muốn”). Do phụ nữ có xu hướng có khoảng QT dài hơn so với nam giới, những bệnh nhân này có thể nhạy cảm hơn với các thuốc có tác dụng kép dài khoảng QT. Bệnh nhân cao tuổi cũng có thể nhạy cảm với những tác dụng của thuốc trên khoảng QT hơn.

Cần thận trọng khi sử dụng Ciprobay cùng với những loại thuốc có thể làm kéo dài khoảng QT (ví dụ như các thuốc chống loạn nhịp tim loại IA hoặc loại III, các thuốc chống trầm cảm ba vòng, các kháng sinh macrolid, các thuốc chống loạn thần) (xem mục “Tương tác với các thuốc khác và các loại tương tác khác”), hoặc trên những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ của việc kéo dài khoảng QT hoặc gây xoắn đỉnh (ví dụ như hội chứng khoảng QT dài bẩm sinh, mất cân bằng điện giải chưa được điều chỉnh như tình trạng giảm kali máu hoặc hạ magnesi máu và bệnh lý về tim như suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc nhịp tim chậm).

Trẻ em và thiếu niên

Tương tự như các thuốc khác cùng nhóm, Ciprofloxacin có thể gây đau khớp tại những khớp lớn chịu trọng lực trên động vật chưa trưởng thành. Phân tích các dữ liệu an toàn hiện có về việc sử dụng Ciprofloxacin ở những bệnh nhân dưới 18 tuổi, trong đó đa số trường hợp là bệnh xơ nang, chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về các thương tổn ở sụn và khớp có liên quan đến thuốc.

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị viêm phổi cấp nặng do bệnh xơ nang gây ra bởi nhiễm Pseudomonas aeruginosa (trẻ em từ 5 - 17 tuổi), nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng và nhiễm trùng thận - bể thận do Escherichia coli (trẻ em từ 1 - 17 tuổi), và bệnh than (sau phơi nhiễm), chưa có nghiên cứu về việc sử dụng Ciprobay cho những chỉ định khác. Kinh nghiệm lâm sàng cho việc sử dụng thuốc trong những chỉ định khác còn hạn chế.

Tăng mẫn cảm

Trong vài trường hợp, tăng mẫn cảm và phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay liều dùng đầu tiên (xem mục Tác dụng không mong muốn”) và nên thông báo cho bác sĩ biết ngay lập tức.

Phản ứng phản vệ/dạng phản vệ trong những trường hợp rất hiếm gặp có thể tiến triển đến sốc đe dọa sinh mạng, trong vài trường hợp xảy ra sau khi dùng lần đầu (xem mục “Tác dụng không mong muốn”). Trong những trường hợp này phải ngưng Ciprobay, cần tiến hành điều trị nội khoa (ví dụ điều trị sốc).

Hệ tiêu hóa

Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài trong hoặc sau khi điều trị, cần tham khảo bác sĩ do triệu chứng này có thể che dấu một bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng (viêm đại tràng giả mạc đe dọa sinh mạng có thể gây tử vong) cần được điều trị ngay (xem mục “Tác dụng không mong muốn”). Trong trường hợp này phải ngưng Ciprobay và tiến hành điều trị thích hợp (ví dụ vancomycin, uống 250mg x 4 lần/ngày). Chống chỉ định dùng những thuốc ức chế nhu động ruột trong trường hợp này.

Hệ gan mật

Các trường hợp hoại tử gan và suy gan đe dọa tính mạng đã được báo cáo với Ciprobay. Trong các biến cố có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh gan (như chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa hoặc căng chướng bụng), cần phải ngừng thuốc (xem mục “Tác dụng không mong muốn”).

Có thể có tăng tạm thời các transaminase, phosphatase kiềm hoặc vàng da do ứ mật, đặc biệt trên các bệnh nhân có tổn thương gan trước đó, những người điều trị bằng Ciprobay, (xem mục “Tác dụng không mong muốn”).

Hệ cơ xương

Cần sử dụng thận trọng Ciprobay trên các bệnh nhân bị bệnh nhược cơ, do các triệu chứng có thể trầm trọng hơn. Viêm gân và đứt gân (chủ yếu trên gân Achilles), đôi khi ở cả hai bên, cóthể xảy ra với Ciprobay, thậm chí trong vòng 48 giờ điều trị đầu tiên, viêm và đứt gân có thể xảy ra trong khoảng thời gian cho đến vài tháng sau khi ngừng điều trị với Ciprobay. Nguy cơ bệnh lý về gân có thể tăng lên ở người cao tuổi hoặc trên bệnh nhân điều trị đồng thời với các corticosteroid.

Nếu có bết cứ dấu hiệu nào của viêm gân (ví dụ sưng đau, viêm) nên ngưng sử dụng ciprofloxacin và tham khảo bác sĩ. Nên lưu ý giữ cho chân bị tổn thương được nghỉ ngơi và tránh những vận động không thích hợp (do có thể làm tăng nguy cơ đứt gân cơ).

Cần thận trọng khi sử dụng Ciprobay ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn gân có liên quan đến điều trị với quinolon.

Hệ thần kinh

Ciprobay, giống như các qụinolon khác, có thể khởi phát cơn cogiật hoặc hạ thấp ngưỡng co giật. Ở những bệnh nhân động kinh và bị rối loạn thần kinh trung ương trước đó (ví dụ ngưỡng động kinh thấp, tiền căn động kinh, giảm lưu lượng máu não, cấu trúc não bị tổn thương hoặc đột quỵ), chỉ dùng Ciprobay khi đã cân nhắc lợi hại giữa tác dụng cải thiện của thuốc và nguy cơ do những bệnh nhân này có thể bị nguy hiểm vì nhưng tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương. Đã có báo cáo về các trường hợp động kinh liên tục (xem mục “Tác dụng không mong muốn”). Nếu xảy ra co giật, cần ngừng sử dụng Ciprobay.

Các phản ứng trên tâm thần có thể xảy ra thậm chí ngay sau liều đầu tiên của kháng sinh fluoroquinolon, bao gồm cả Ciprobay. Một số hiếm trường hợp, trầm cảm hoặc các phản ứng loạn thần có thể tiến triển tới việc xuất hiện ý tưởng/ý nghĩ tự sát và hành vi tự gây nguy hiểm cho bản thân, ví dụ như các trường hợp cố gắng tự tử hoặc tự tử thành công (xem mục “ Tác dụng không mong muốn”). Trong các biến cố mà bệnh nhân có bất kỳ phản ứng nào như vậy, cần ngưng ngay Ciprobay và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Đã có báo cáo về các trường hợp có bệnh lý đa dây thần kinh cảm giác hoặc cảm giác vận động dẫn tới dị cảm, giảm cảm giác, loạn cảm hoặc yếu cơ trên các bệnh nhân dùng fluoroquinolon, bao gồm cả Ciprobay. Cần khuyên các bệnh nhân đang điều trị Ciprobay phải báo cáo cho các bác sĩ trước khi tiếp tục trị liệu nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh thần kinh như đau, cảm giác bỏng rát, đau nhói, tê hay yếu cơ (xem mục “ Tác dụng không mong muốn”).

Da và các bộ phận liên quan

Ciprofloxacin có thể gây ra các phản ứng nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh nhân đang uống Ciprobay nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím quá nhiều. Nên ngưng điều trị nếu có hiện tượng nhạy cảm ánh sáng (ví dụ phản ứng da giống như phỏng) (xem mục “ Tác dụng không mong muốn”).

Cytochrome P450

Ciprofloxacin gây ức chế ở mức độ vừa phải enzym CYP 450 1A2. Cần thận trọng khi dùng đồng thời với các, thuốc khác cùng chuyển hoá qua hệ thống enzym (như tizanidine, theophylline, methylxantines, caffeine, ropinirole, duloxetine, clozapine, olanzapine). Nồng độ các thuốc này trong huyết thanh và các tác dụng không mong muốn đặc trưng của thuốc có thể tăng lên do tác dụng ức chế chuyển hoá, đào thải của Ciprofloxacin (Xem mục “Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác”).

Tương tác với các test thử

Trong các nghiên cứu in vitro, hiệu lực của ciprofloxacin có thể gây ảnh hưởng đến các test nuôi cấy Mycobacterium tuberculosis do thuốc ức chế sự phát triển của mycobacterium, tạo ra kết quả âm tính giả trong các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân có sử dụng Ciprobaỵ.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Fluoroquinolone, bao gồm ciprofloxacin có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe va vận hành máy móc do tác dụng lên hệ thần kinh trung ương (CNS) (Xem mục “Tác dụng không mong muốn"). Đặc biệt khi uống rượu kèm theo.

Thời kỳ mang thai

Các dữ liệu hiện có về việc sử dụng Ciprofloxacin trên phụ nữ mang thai cho thấy không có độc tính gây dị tật cũng như độc tính trên thai/trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu trên động vật cũng không cho thấy độc tính trên sinh sản. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trên động vật, không thể loại trừ thuốc có thể gây tổn thương sụn khớp của bào thai do vậy không khuyến cáo sử dụng Ciprobay trong thai kỳ.

Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy bất kỳ bằng chứng tác dụng gây quái thai (dị tật).

Thời kỳ cho con bú

Ciprofloxacin được bài tiết qua sữa mẹ. Không khuyến cáo sử dụng Ciprobay cho bà mẹ trong thời kỳ cho con bú do nguy cơ có thể gây tổn thương khớp. Nên ngừng cho con bú khi sử dụng Ciprofloxacin.

Tương tác thuốc

Ciprobay 500mg tương tác với những thuốc sau đây:

  • Các thuốc gây kéo dài khoảng QT.
  • Phức chất gây chelat hoá.
  • Thức ăn và các sản phẩm từ bơ sữa.
  • Probenecid.
  • Metoclopramide.
  • Omeprazole.
  • Tizanidine.
  • Theophylline.
  • Phenytoin.
  • Methotrexate.
  • Các dẫn xuất xanthine khác.
  • NSAID.
  • Cyclosporin.
  • Các thuốc điều trị đái tháo đường dùng đường uống.
  • Duloxetine.
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC (dưới 86oF).
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây