Aumakin 281,25mg Mekophar (Hộp 12 gói) Aumakin 281,25mg Mekophar (Hộp 12 gói) Điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm. THUKC0309 Rx Thuôc kháng sinh, kháng nấm, virus Số lượng: 0Hộp
  • Aumakin 281,25mg Mekophar (Hộp 12 gói)

  • Công dụng: Điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm.

  • Thành phần chính: Amoxicillin, Clavulanic acid

  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần hoá dược phẩm Mekophar

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống

  • Quy cách đóng gói: Hộp 12 gói

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-17116-12

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
 Amoxicillin trihydrate tương đương Amoxicillin: 250 mg Potassium clavulanate tương đương Acid clavulanic.:31,25 mg
Tá dược (Crospovidone, Magnesium stearate, Aspartame, Bột hương dâu, Đường trắng) vừa đủ 1 gói
Công dụng-chỉ định
Chỉ định
AUMAKIN dùng để điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn sau:
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không giảm.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và Branhamella catarrbalis sản sinh beta– lactamase: Viêm phế quản cấp và mãn, viêm phổi– phế quản.
  • Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu– sinh dục bởi các chủng E. coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh beta– lactamase: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ).
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương.
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp: Viêm tủy xương.
  • Nhiễm khuẩn nha khoa: Áp xe ổ răng.
  • Nhiễm khuẩn khác: Sản phụ khoa, ổ bụng.

Dược động học
Amoxicillin và Acid clavulanic đều hấp thu dễ dàng qua đường uống. Nồng độ 2 chất này trong huyết thanh đạt tối đa sau 1– 2 giờ uống thuốc. Khả dụng sinh học đường uống của Amoxicillin là 90% và của Acid clavulanic là 75%. Nửa đời sinh học của Amoxicillin trong huyết thanh khoảng 1– 2 giờ và của Acid clavulanic khoảng 1 giờ. 55– 70% Amoxicillin và 30– 40% Acid clavulanic được thải qua nước tiểu ở dạng không thay đổi.

Dược lực học
AUMAKIN là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng. Sự phối hợp Amoxicillin với Acid clavulanic trong AUMAKIN giúp cho Amoxicillin không bị các beta– lactamase phá hủy, đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của Amoxicillin một cách hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn đã kháng lại Amoxicillin, các Penicillin khác và các Cephalosporin như:
  • Vi khuẩn Gram dương: Streptococcus faecalis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus, Corynebacterium, Bacillus anthracis, Listeria monocytogenes. Các loài Clostridium, Peptococcus, Peptostreptococcus.
  • Vi khuẩn Gram âm: Haemophilus influenzae, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, các loài Klebsiella, Salmonella, Shigella, Bordetella, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Vibrio cholerae, Pasteurella multocida. Các loài Bacteroides kể cả B. fragilis.
Cách dùng
Liều dùng
Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi
  • Nhiễm khuẩn nhẹ và vừa:2 gói, cách 12 giờ/lần.
  • Nhiễm khuẩn nặng: 2 gói, cách 8 giờ/lần.
Trẻ em < 12 tuổi (dưới 40 kg thể trọng)
Liều tính theo Amoxicillin: 20– 45 mg/kg/ngày, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn, chia làm nhiều lần cách nhau 8– 12 giờ.
Liều thông thường
  • Trẻ em từ 6 – < 12 tuổi: 1 gói, cách 8 giờ/lần.
  • Trẻ em từ 2 – < 6 tuổi: 1/2 gói, cách 8 giờ/lần.
  • Trẻ em từ 9 tháng – < 2 tuổi: 1/4 gói, cách 8 giờ/lần.
Nên uống thuốc vào đầu bữa ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày– ruột.
Điều trị không được vượt quá 14 ngày mà không khám lại.

Qúa liều và xử trí
Khi dùng quá liều, thuốc ít gây ra tai biến vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao. Tuy nhiên nói chung những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trạng quá mẫn của từng cá thể. Nguy cơ chắc chắn là tăng potassium huyết khi dùng liều rất cao vì Acid clavulanic được dùng dưới dạng muối potassium. Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại thuốc ra khỏi hệ tuần hoàn.
Tác dụng phụ
  •  Thường gặp: Tiêu chảy, ngoại ban, ngứa.
  • Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan, buồn nôn, nôn, viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase.
  • Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens– Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc, viêm thận kẽ.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu ý
Chống chỉ định
  • Mẫn cảm với nhóm Beta– lactam (các Penicillin, Cephalosporin).
  • Những người có tiền sử vàng da hoặc rối loạn gan mật do dùng Amoxicillin, Clavulanate hay các Penicillin.
Thận trọng
  • Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan, suy thận.
  • Do thuốc có chứa Aspartame, tránh dùng trong trường hợp phenylketon niệu.

THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:
Tránh sử dụng AUMAKIN cho người mang thai nhất là trong 3 tháng đầu, trừ trường hợp cần thiết do bác sỹ chỉ định.
Trong thời kỳ cho con bú có thể dùng AUMAKIN. Thuốc không gây hại cho trẻ đang bú mẹ trừ khi có nguy cơ bị mẫn cảm do có một lượng rất nhỏ thuốc trong sữa.

Tương tác thuốc
Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothrombin. Vì vậy cần phải cẩn thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Thuốc có thể làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.
Probenecid kéo dài thời gian đào thải của Amoxicillin nhưng không ảnh hưởng đến sự đào thải của Acid clavulanic.
Bảo quản
 Nơi khô (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ ≤ 30ºC, tránh ánh sáng.
Xem thêm
     

 

Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây