Ameflu Ban ngày ( H 10*10 viên ) Ameflu Ban ngày ( H 10*10 viên ) Giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh. THUKC0269 Rx Thuốc ho và cảm Số lượng: 0Viên
  • Ameflu Ban ngày ( H 10*10 viên )

  • Công dụng: Giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh.

  • Thành phần chính: Dextromethorphan, Paracetamol, Phenylephrin, Guaifenesin

  • Nhà sản xuất: Dược phẩm OPV

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Viên nén

  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-21869-14

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Hoạt chất: Acetaminophen 500mg, Guaifenesin 200mg, Phenylephrin HCl 10mg, Dextromethorphan HBr 15mg.
Tá dược: tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa, povidon K30, natri starch glycolat, silic oxyd dạng keo khan, magnesi stearat, talc, acid citric khan, opadry AMB yellow.
Công dụng-chỉ định
Chỉ định:
Thuốc được chỉ định làm giảm các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm như: sốt, các cơn đau, nhức đầu, ho, đau họng, sung huyết mũi (nghẹt mũi). Làm loãng đờm (chất nhầy) và làm loãng dịch tiết phế quản giúp dễ ho hơn.
Cách dùng
  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên, cách mỗi 6 giờ. Không dùng quá 6 viên/24 giờ.
  • Trẻ từ 6 tuổi đến 11 tuổi: uống ½ viên cách mỗi 6 giờ. Không dùng quá 3 viên/24 giờ.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn :
Một số trường hợp dị ứng với thuốc hiếm xảy ra như phát ban da, ban đỏ, mày đay, giảm tiểu cầu, suy gan. Tác dụng phụ khác có thể có là bồn chồn, mất ngủ, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích ứng dạ dày, run rẩy, người yếu mệt, ảo giác và khó thở.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu ý
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định) 
  • Bệnh nhân được biết quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đang dùng các thuốc IMAO (xem phần tương tác thuốc).
  • Bệnh nhân có bệnh mạch vành và cao huyết áp nặng.
  • Thiếu hụt G6PD.
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SIS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Không dùng với các thuốc khác có chứa Acetaminophen.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh: tim mạch, bệnh gan, tiểu đường, cường giáp, ho tiết rất nhiều đàm, cao huyết áp, suy thận, tăng nhãn áp, tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt và ho mạn tính kéo dài do hút thuốc lá, do hen phế quản, viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thủng.
Ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
  • Có các triệu chứng mới.
  • Đỏ da hoặc sưng phù.
  • Cơn đau, sung huyết mũi, hoặc ho nặng hơn hoặc kéo dài hơn 7 ngày.
  • Sốt nặng hơn hoặc kéo dài hơn 3 ngày.
  • Cảm giác bồn chồn, chóng mặt hoặc mất ngủ.
  • Ho tái phát hoặc có kèm theo sốt, phát ban da hoặc nhức đầu kéo dài. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý trầm trọng hơn.

Dùng thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú: nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.
Không dùng thuốc quá hạn dùng ghi trên hộp.

Tương tác với các thuốc khác 
  • Không dùng thuốc này nếu bạn đang dùng các thuốc ức chế men monoaminoxydase (IMAO) (một vài thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hay cảm xúc, hoặc bệnh Parkinson) hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng dùng các thuốc IMAO. Nếu bạn không biết rõ rằng thuốc đang dùng theo đơn bác sĩ có chứa IMAO hay không, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc này.
  • Các thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid có thể làm tăng độc tính của Acetaminophen trên gan
  • Dùng đồng thời phenylephrin với các amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm có thể làm gia tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch.
  • Phenylephrin có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc chẹn beta và các thuốc chống tăng huyết áp (bao gồm debrisoquin, guanethidin, reserpin, methyldopa). Rủi ro về tăng huyết áp và các tác dụng không mong muốn về tim mạch có thể được gia tăng.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin, imipramin): có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch của phenylephrin.
  • Dùng đồng thời phenylephrin với alcaloid nấm cựa gà (ergotamin và methylsergid): làm tăng ngộ độc nấm cựa gà.
  • Dùng đồng thời phenylephrin với digoxin: làm tăng rủi ro nhịp đập tim không bình thường hoặc đau tim.
  • Dùng đồng thời phenylephrin với atropin sẽ phong bế tác dụng chậm nhịp tim phản xạ do phenylephrin gây ra.
Bảo quản
Ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây