Thuốc xịt khí dung Berodual Boehringer (200 liều ) Thuốc xịt khí dung Berodual Boehringer (200 liều ) Dự phòng và điều trị các triệu chứng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính. THUKC0361 Rx Thuốc hô hấp Số lượng: 0Chai
  • Thuốc xịt khí dung Berodual Boehringer (200 liều )

  • Công dụng: Dự phòng và điều trị các triệu chứng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính.

  • Thành phần chính: Fenoterol, Ipratropium bromid

  • Nhà sản xuất: Boehringer Ingelheim

  • Xuất xứ: Đức

  • Dạng bào chế: Dung dịch xịt khí dung

  • Quy cách đóng gói: Chai 200 liều

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VN-17269-13

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Thành phần Mỗi liều xịt (nhát xịt) chứa: Hoạt chất: 21mcg ipratropium bromide tương ứng với 20mcg ipratropium bromide khan, 50mcg fenoterol hydrobromide. Tá dược: chất đẩy: 1,1,1,2-Tetrafluoroethane (HFA134a). Các tá dược khác: acid citric khan, nước tinh khiết, ethanol tuyệt đối, nitrogen (khí trơ).
Công dụng-chỉ định
Công dụng (Chỉ định) Berodual là một thuốc giãn phế quản để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính với hạn chế luồng khí có hồi phục như hen phế quản và đặc biệt viêm phế quản mạn có hoặc không có khí phế thũng. Nên cân nhắc điều trị kết hợp với thuốc kháng viêm cho những bệnh nhân hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đáp ứng với steroid. Dược lực học Nhóm dược lý trị liệu: adrenergic kết hợp với kháng cholinergic cho bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp. Berodual chứa hai hoạt chất giãn phế quản: ipratropium bromide tác dụng kháng cholinergic và fenoterol hydrobromide chất chủ vận beta. Ipratropium bromide là hợp chất amoni bậc 4 với tác dụng kháng cholinergic (ức chế đối giao cảm). Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, nó ức chế các phản xạ qua trung gian thần kinh phế vị bằng cách đối kháng tác dụng của acetylcholine, chất trung gian hóa học được tiết ra từ thần kinh phế vị. Kháng cholinergic ngăn ngừa sự tăng nồng độ nội bào của Ca++ là hậu quả của sự tương tác giữa acetylcholine với các thụ thể muscarinic tại cơ trơn phế quản. Sự giải phóng Ca++ thông qua trung gian hệ thống thông tin thứ phát chứa IP3 (inositol triphosphate) và DAG (diacylglycerol). Tác dụng giãn phế quản sau khi hít ipratropium bromide chủ yếu là tác dụng đặc hiệu tại chỗ, không có tác dụng toàn thân. Bằng chứng phi lâm sàng và lâm sàng không cho thấy tác dụng gây hại của ipratropium bromide trên sự tiết chất nhầy, sự thanh thải chất nhầy và trao đổi khí ở đường hô hấp. Fenoterol hydrobromide là một thuốc giống giao cảm tác dụng trực tiếp, kích thích chọn lọc trên thụ thể beta2 trong khoảng điều trị. Tác dụng kích thích thụ thể beta, đạt được khi dùng liều cao hơn (như sử dụng trong ức chế co bóp tử cung). Việc gắn kết các thụ thể beta2 hoạt hóa adenyl cyclase qua protein Gs có đặc tính kích thích. Sự gia tăng AMP vòng hoạt hóa protein kinase A sau đó là các protein phosphorylate đích tại các tế bào cơ trơn. Điều này lần lượt dẫn đến sự phosphoryl hóa myosin kinase chuỗi nhẹ, ức chế thủy phân phosphoinositide, và mở kênh kali được hoạt hóa bởi canxi với độ dẫn cao. Fenoterol hydrobromide làm giãn cơ trơn phế quản và mạch máu và bảo vệ để chống lại tác nhân gây co thắt phế quản như histamine, methacholine, không khí lạnh, và các chất gây dị ứng (đáp ứng sớm). Sau điều trị cấp, việc giải phóng các chất trung gian gây co thắt phế quản và gây viêm từ các dưỡng bào bị ức chế. Hơn nữa có sự tăng thanh thải chất nhầy sau khi dùng fenoterol (0.6mg). Nồng độ cao trong huyết tương, thường đạt được sau khi uống, hoặc hơn nữa khi dùng đường tĩnh mạch, gây ức chế co bóp tử cung. Cũng ở liều cao hơn đã thấy tác dụng trên chuyển hóa: phân hủy lipid và glycogen, tăng glucose huyết và giảm kali huyết - gây nên bởi sự tăng hấp thu K+ chủ yếu vào cơ vân. Tác dụng chủ vận beta trên tim như tăng nhịp tim và co bóp tim được gây ra bởi tác dụng trên mạch của fenoterol, kích thích thụ thể beta2 trên tim, và tại liều cao hơn liều điều trị, kích thích thụ thể beta,. Cũng như các thuốc chủ vận beta khác, đã có báo cáo kéo dài khoảng QTc. Đối với fenoterol dạng bình xịt định liều, thay đổi này không thường xuyên và được quan sát thấy khi dùng liều cao hơn liều khuyến cáo. Tuy nhiên, nồng độ toàn thân sau khi dùng dạng khí dung (dung dịch khí dung, dung dịch khí dung trong ống đơn liều) có thể cao hơn so với khi dùng liều khuyến cáo của dạng bình xịt định liều. Ý nghĩa lâm sàng chưa được thiết lập. Run là tác dụng thường gặp của các thuốc chủ vận beta. Không như tác dụng trên cơ trơn phế quản, có thể xuất hiện dung nạp với tác dụng toàn thân trên cơ vân của các chất chủ vận beta. Sử dụng đồng thời hai hoạt chất này gây giãn phế quản tác dụng trên các vị trí dược lý khác nhau. Hai hoạt chất này bổ sung cho nhau tác dụng giãn cơ phế quản và cho phép sử dụng điều trị rộng rãi trong các bệnh phế quản phổi liên quan đến co thắt đường hô hấp. Do tác dụng bổ sung này mà chỉ cần một tỷ lệ rất thấp thành phần chủ vận beta là đã đạt được tác dụng như mong đợi, tạo điều kiện cho việc chỉnh liều phù hợp ở từng bệnh nhân với ít phản ứng ngoại ý. Tác dụng lâm sàng và tính an toàn Ở những bệnh nhân hen và COPD, đã thấy hiệu quả tốt hơn so với khi dùng ipratropium hoặc fenoterol riêng lẻ. Hai nghiên cứu (một trên bệnh nhân hen, một trên bệnh nhân COPD) đã chứng minh Berodual cho hiệu quả tương tự như liều gấp đôi của fenoterol không dùng cùng ipratropium nhưng dung nạp tốt hơn trong những nghiên cứu đáp ứng với liều tích lũy. Trong co thắt phế quản cấp, Berodual có tác dụng nhanh và do đó thích hợp để điều trị các cơn hen cấp. Dược động học Tác dụng điều trị của việc kết hợp ipratropium bromid và fenoterol hydrobromide là tác dụng tại chỗ trên đường hô hấp. Do đó tác dụng dược lực của việc gây giãn phế quản không liên quan đến dược động học của các hoạt chất trong chế phẩm. Nhìn chung sau khi hít, từ 10% đến 39% liều dùng vào phổi, phụ thuộc dạng bào chế, kỹ thuật hít và thiết bị, trong khi phần còn lại của liều dùng đọng ở ống ngậm, miệng và đường hô hấp trên (hầu họng). Một lượng tương tự của liều dùng vào đường hô hấp trên sau khi hít từ bình xịt định liều chứa chất đẩy HFA 134a. Phần thuốc vào phổi nhanh chóng vào vòng tuần hoàn (trong vòng vài phút). Lượng thuốc vào hầu họng được nuốt xuống từ từ và qua đường tiêu hóa. Do đó tiếp xúc toàn thân phụ thuộc vào sinh khả dụng của cả đường uống lẫn từ phổi. Không có bằng chứng về sự khác biệt dược động học cho các thành phần trong công thức kết hợp so với đơn chất. Fenoterol hydrobromide Lượng thuốc nuốt vào chủ yếu được chuyển hóa thành dạng liên hợp sulphate. Sinh khả dụng tuyệt đối sau khi uống thấp (khoảng 1.5%). Sau khi hít qua Berodual bình xịt định liều, khoảng 1% liều hít được thải trừ dưới dạng fenoterol tự do trong nước tiểu 24 giờ. Dựa trên dữ liệu này, tổng sinh khả dụng toàn thân của fenoterol hydrobromide dạng hít khoảng 7%. Khoảng 40% thuốc liên kết với protein huyết tương. Những nghiên cứu tiền lâm sàng trên chuột cho thấy fenoterol và chất chuyển hóa của nó không qua hàng rào máu não. Fenoterol có tổng thanh thải 1.8L/phút và thanh thải qua thận là 0.27L/phút. Sau khi uống, tổng lượng chất đánh dấu phóng xạ được bài tiết qua nước tiểu khoảng 39% liều dùng và tổng lượng chất đánh dấu phóng xạ được bài tiẽt qua phân là 40.2% liều dùng trong vòng 48 giờ. Ipratropium bromide Bài tiết qua thận tích lũy (0 - 24 giờ) của ipratropium (hợp chất gốc) là dưới 1% với liều uống và khoảng 3 đến 13% với liều hít Berodual qua bình hít định liều. Dựa trên dữ liệu này, sinh khả dụng toàn thân của ipratropium bromide dạng uống và hít tương ứng khoảng 2% và 7 đến 28%. Điều này cho thấy tỷ lệ liều nuốt vào của ipratropium bromide không đóng góp đáng kể vào nồng độ toàn thân. Thời gian bán thải của pha thải trừ cuối khoảng 1.6 giờ. Ipratropium có tổng lượng thanh thải là 2.3L/phút và thanh thải qua thận là 0.9L/phút. Trong một nghiên cứu cân bằng bài tiết, sự bài tiết qua thận tích lũy (6 ngày) của thuốc đánh dấu phóng xạ (bao gồm thành phần gốc và tất cả các chất chuyển hóa) là 9.3% sau uống và 3.2% sau hít. Tổng lượng chất đánh dấu phóng xạ bài tiết qua phân là 88.5% sau uống và 69.4% sau hít. Thời gian bán thải của thuốc đánh dấu phóng xạ (thành phần gốc và chất chuyển hóa) là 3.6 giờ. Liên kết của chất chuyển hoá chính qua nước tiểu với thụ thể muscarinic là không đáng kể và các chất chuyển hóa này được cho là không có tác dụng.
Cách dùng
Cách dùng - Liều dùng Nên điều chỉnh liều dùng theo yêu cầu của từng bệnh nhân. Ngoại trừ kê đơn khác, những liều sau đây được khuyến cáo cho bệnh nhân người lớn và trẻ trên 6 tuổi: Cơn hen cấp 2 nhát xịt là phù hợp để giảm nhanh triệu chứng trong nhiều trường hợp. Trong những trường hợp nặng hơn, nếu khó thở không cải thiện sau 5 phút có thể dùng thêm 2 nhát xịt nữa. Nếu cơn hen không thuyên giảm sau 4 nhát xịt thì có thể xịt thêm thuốc. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất. Điều trị ngắt quãng và kéo dài (đối với hen, Berodual bình xịt định liều chỉ nên sử dụng dựa theo nhu cầu) 1 - 2 nhát xịt cho mỗi lần dùng, tối đa 8 nhát xịt mỗi ngày (trung bình 1 - 2 nhát xịt x 3 lần/ngày). Chỉ nên dùng Berodual bình xịt định liều cho trẻ em theo chỉ định của bác sĩ và dưới sự giám sát của người lớn. Nên hướng dẫn bệnh nhân sử dụng bình xịt định liều đúng cách để đảm bảo điều trị hiệu quả (xem hướng dẫn sử dụng). Hướng dẫn sử dụng Trước khi sử dụng lần đầu tiên bình xịt định liều nên tuân thủ những nguyên tắc sau: Tháo nắp bảo vệ và ấn van bình xịt hai lần. Trước mỗi lần sử dụng bình xịt định liều nên tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Tháo nắp bảo vệ (Nếu không sử dụng bình xịt quá 3 ngày thì cần khởi động van một lần). 2. Thở ra hết sức. 3. Giữ bình xịt như hình 1, ngậm môi xung quanh ống ngậm. Mũi tên và đáy bình xịt hướng lên trên. 4. Hít vào tối đa, đồng thời ấn mạnh vào đáy bình xịt để giải phóng một liều chuẩn. Nín thở trong vài giây, sau đó rút ống ngậm ra khỏi miệng và thở ra. Thực hiện tương tự với liều xịt thứ hai. 5. Đậy lại nắp bảo vệ sau mỗi lần dùng. Bình xịt không trong suốt nên không thể biết khi nào hết thuốc. Bình xịt cung cấp 200 liều. Khi sử dụng hết bình xịt vẫn có thể còn chứa một lượng dịch nhỏ. Tuy nhiên nên thay bình xịt mới bởi vì bệnh nhân có thể không được nhận đúng liều điều trị. Có thể ước lượng lượng thuốc còn lại trong bình bằng cách kiểm tra như sau: - Lắc bình sẽ biết liệu còn thuốc bên trong không. - Cách khác, tháo bình xịt ra khỏi ống ngậm bằng nhựa và thả vào chậu nước, lượng thuốc còn lại trong bình có thể được ước lượng bằng cách quan sát vị trí bình xịt trong nước. Vệ sinh bình xịt ít nhất 1 lần mỗi tuần. Điều quan trọng là giữ sạch ống ngậm để đảm bảo thuốc không bị đọng lại và ngăn cản việc xịt thuốc. Để vệ sinh, trước tiên tháo nắp bảo vệ và lấy bình ra khỏi ống ngậm. Rửa ống ngậm dưới nước ấm cho đến khi không còn thuốc đọng và/hoặc sạch bụi. Lắc mạnh ống ngậm sau khi làm sạch và để tự khô không sấy. Khi ống ngậm đã khô, lắp bình xịt và nắp chống bụi. CẢNH BÁO Ống ngậm bằng nhựa được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho Berodual bình xịt định liều đảm bảo bệnh nhân luôn nhận đúng lượng thuốc điều trị. Không được sử dụng ống ngậm với bất kỳ bình xịt định liều khác cũng như không được sử dụng Berodual với bất kỳ ống ngậm nào trừ ống ngậm được cung cấp cùng với thuốc. Bình xịt định liều có áp suất và không được cố để mở bình xịt hoặc để bình xịt tiếp xúc với nhiệt độ trên 50°C. Quá liều Triệu chứng Tác dụng quá liều chủ yếu liên quan đến fenoterol. Các triệu chứng gặp phải khi quá liều là các triệu chứng do kích thích beta adrenergic quá mức, chủ yếu là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run, tăng huyết áp, hạ huyết áp, gia tăng áp lực mạch, đau thắt ngực, loạn nhịp và đỏ bừng mặt. Cũng quan sát thấy nhiễm toan chuyển hóa và hạ kali máu khi dùng fenoterol với liều cao hơn liều khuyến cáo điều trị được chỉ định cho Berodual. Các triệu chứng khi quá liều ipratropium bromide thường nhẹ (như khô miệng, rối loạn thị giác do điều tiết) do nồng độ toàn thân của ipratropium dùng qua đường hít là rất thấp. Điều trị Nên ngừng điều trị với Berodual. Nên cân nhắc theo dõi kiềm toan và điện giải. Sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ, điều trị trong đơn vị chăm sóc đặc biệt trong các trường hợp nặng. Các thuốc ức chế thụ thể beta, tốt nhất là chọn lọc trên beta1, là thuốc giải độc đặc hiệu phù hợp, tuy nhiên, phải lưu ý khả năng tăng tắc nghẽn phế quản và nên điều chỉnh liều thận trọng ở những bệnh nhân hen phế quản hoặc COPD do nguy cơ co thắt phế quản nặng diễn tiến xấu có thể gây tử vong.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ Nhiều tác dụng ngoại ý dưới đây có thể do tác dụng kháng cholinergic và chủ vận beta của Berodual. Cũng như các thuốc dạng hít khác, điều trị Berodual có thể cho thấy các triệu chứng kích thích tại chỗ. Các phản ứng bất lợi với thuốc được xác định từ các dữ liệu thu được trong các thử nghiệm lâm sàng và cảnh giác dược trong thời gian sử dụng thuốc. Những tác dụng phụ thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sàng là ho, khô miệng, đau đầu, run, viêm họng, buồn nôn, chóng mặt, khó phát âm, nhanh nhịp tim, đánh trống ngực, nôn, tăng huyết áp tâm thu và bồn chồn. Rối loạn hệ miễn dịch - Phản ứng phản vệ - Quá mẫn Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng - Giảm kali máu Rối loạn tâm thần - Bồn chồn - Lo lắng - Rối loạn tâm thần Rối loạn hệ thần kinh - Đau đầu - Run - Chóng mặt Rối loạn mắt - Glô-côm - Tăng áp lực nội nhãn - Rối loạn điều tiết - Giãn đồng tử - Nhìn mờ - Đau mắt - Phù giác mạc - Sung huyết kết mạc - Nhìn thấy hào quang Rối loạn tim mạch - Nhịp tim nhanh - Đánh trống ngực - Loạn nhịp tim - Rung nhĩ - Nhịp nhanh trên thất - Thiếu máu cơ tim Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất - Ho - Viêm họng - Khó phát âm - Co thắt phế quản - Kích thích họng - Phù hầu họng - Co thắt thanh quản - Co thắt phế quản nghịch lý - Khô họng Rối loạn tiêu hóa - Buồn nôn - Nôn - Khô miệng - Viêm miệng - Viêm lưỡi Rối loạn nhu động đường tiêu hóa - Tiêu chảy - Táo bón - Phù miệng Rối loạn da và mô dưới da - Mày đay - Phát ban - Ngứa - Phù mạch - Tăng tiết mồ hôi Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết - Yếu cơ - Co thắt cơ - Đau cơ Rối loạn thận và tiết niệu - Ứ nước tiểu Xét nghiệm - Tăng huyết áp tâm thu - Giảm huyết áp tâm trương
Lưu ý
Chống chỉ định
  • Berodual chống chỉ định cho những bệnh nhân đã biết quá mẫn với fenoterol hydrobromide hoặc các chất giống atropine hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.
  • Berodual cũng chống chỉ định ở những bệnh nhân cơ tim phì đại tắc nghẽn và loạn nhịp nhanh.
Cảnh báo và thận trọng
Quá mẫn
Có thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn tức thì sau khi dùng Berodual, như xác định ở một số hiếm các trường hợp như mày đay, phù mạch, phát ban, co thắt phế quản, phù hầu họng và sốc phản vệ

Co thắt phế quản nghịch lý
Cũng như các thuốc khí dung khác, Berodual có thể gây co thắt phế quản nghịch lý có thể đe dọa tính mạng. Nếu xuất hiện co thắt phế quản nghịch lý thì nên ngừng dùng Berodual ngay tức thì và thay bằng phương pháp điều trị khác.

Biến chứng ở mắt
Nên sử dụng Berodual thận trọng ở những bệnh nhân có khả năng bị glô-côm góc hẹp. Có một vài báo cáo riêng lẻ về biến chứng ở mắt (như giãn đồng tử, tăng áp lực nội nhãn, glô-côm góc hẹp, đau mắt) khi dùng dạng xịt ipratropium bromide đơn chất hoặc kết hợp với một thuốc chủ vận beta2 tiếp xúc với mắt.
Đau mắt hoặc khó chịu, nhìn mờ, nhìn quầng hoặc hình ảnh có màu sắc kết hợp với đỏ mắt do sung huyết kết mạc và phù giác mạc có thể là dấu hiệu của glô-côm góc hẹp cấp tính. Nếu thấy xuất hiện phối hợp các triệu chứng trên, nên điều trị bằng thuốc co đồng tử và đi khám chuyên khoa ngay lập tức.
Do đó bệnh nhân nên được hướng dẫn dùng Berodual đúng cách.
Phải thận trọng để thuốc không vào mắt.

Ảnh hưởng toàn thân
Trong những trường hợp dưới đây, chỉ nên sử dụng Berodual sau khi đánh giá kỹ lợi ích/nguy cơ, đặc biệt khi sử dụng liều cao hơn khuyến cáo:
Bệnh đái tháo đường chưa được kiểm soát tốt, nhồi máu cơ tim gần đây, bệnh tim hoặc mạch nặng, cường giáp, u tế bào ưa crôm hoặc đã bị tắc nghẽn đường tiểu (như phì đại tuyến tiền liệt hoặc tắc nghẽn cổ bàng quang).

Ảnh hưởng tim mạch
Có thể gặp các tác dụng tim mạch khi dùng các thuốc giống thần kinh giao cảm, bao gồm Berodual. Có một vài bằng chứng từ dữ liệu hậu mãi và tài liệu y văn ghi nhận những trường hợp hiếm thiếu máu cơ tim liên quan đến chất chủ vận beta. Bệnh nhân đang bị bệnh tim nặng (như bệnh tim thiếu máu cục bộ, loạn nhịp hoặc suy tim nặng) dùng Berodual nên lưu ý đi khám bác sĩ nếu có đau ngực hoặc các triệu chứng khác cho thấy bệnh tim nặng lên. Nên thận trọng đánh giá các triệu chứng như khó thở và đau ngực do có thể bắt nguồn từ tim hoặc hệ hô hấp.

Giảm kali máu
Điều trị với chất chủ vận beta2 có khả năng làm giảm kali máu nghiêm trọng (xem mục quá liều).

Ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa
Những bệnh nhân bị xơ hóa nang có thể có rối loạn nhu động dạ dày - ruột.

Khó thở
Trong những trường hợp cấp, khó thở diễn tiến xấu đi nhanh chóng thì nên đi khám bác sĩ ngay.

Điều trị lâu dài
Ở những bệnh nhân hen phế quản chỉ nên dùng Berodual khi cần. Ở những bệnh nhân COPD nhẹ điều trị theo nhu cầu (dựa trên triệu chứng) có thể thích hợp hơn điều trị thường xuyên.
Nên cân nhắc điều trị bổ sung hoặc tăng liều thuốc kháng viêm để kiểm soát tình trạng viêm đường hô hấp và để ngăn ngừa bệnh diễn tiến xấu đi ở những bệnh nhân hen phế quản và COPD có đáp ứng với steroid.
Tăng sử dụng các thuốc chứa chất chủ vận beta2 như Berodual một cách thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng tắc nghẽn phế quản có thể làm giảm hiệu quả kiểm soát bệnh. Nếu tắc nghẽn phế quản tiến triển xấu, việc đơn thuần tăng liều thuốc chứa chất chủ vận beta2 Berodual vượt quá liều khuyến cáo trong thời gian dài là không thích hợp và có thể nguy hiểm. Trong những trường hợp này nên xem xét lại phác đồ điều trị bệnh nhân, và đặc biệt điều trị kháng viêm với corticosteroid dạng hít thích hợp để ngăn ngừa khả năng bệnh tiến triển xấu đe dọa tính mạng.
Chỉ nên sử dụng các thuốc giãn phế quản giống thần kinh giao cảm khác cùng với Berodual dưới sự giám sát y khoa (xem mục "tương tác").

Cảnh báo chất kích thích
Do chứa fenoterol nên sử dụng Berodual có thể gây kết quả dương tính trong các xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện lạm dụng thuốc, như trường hợp muốn tăng thành tích trong thể thao (doping).

Thai kỳ và cho con bú
Thai kỳ
Dữ liệu tiền lâm sàng kết hợp với kinh nghiệm đã có trên người cho thấy không có bằng chứng về tác dụng bất lợi trong thai kỳ của fenoterol hoặc ipratropium. Tuy nhiên, nên sử dụng thận trọng trong thai kỳ đặc biệt trong ba tháng đầu. Nên lưu ý đến tác dụng ức chế co thắt tử cung của fenoterol.

Cho con bú
Những nghiên cứu phi lâm sàng cho thấy fenoterol hydrobromide được tiết vào sữa. Chưa biết liệu ipratropium có được tiết vào sữa hay không. Nhưng thông thường lượng ipratropium đến trẻ không đáng kể, nhất là khi dùng dạng hít. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng Berodual cho phụ nữ cho con bú.

Khả năng sinh sản
Chưa có sẵn dữ liệu lâm sàng trên khả năng sinh sản về việc kết hợp ipratropium bromide và fenoterol hydrobromide hoặc mỗi thành phần trong chế phẩm kết hợp. Không thấy tác dụng bất lợi trên khả năng sinh sản trên các nghiên cứu phi lâm sàng với các thành phần riêng lẻ ipratropium bromide và fenoterol hydrobromide.

Tương tác với các thuốc khác
  • Sử dụng kết hợp Berodual với các thuốc kháng cholinergic khác trong thời gian dài chưa được nghiên cứu. Do đó không khuyến cáo dùng kết hợp Berodual với các thuốc kháng cholinergic khác trong thời gian dài.
  • Các thuốc chủ vận beta khác, kháng cholinergic và dẫn xuất xanthine (như theophylline) có thể tăng tác dụng giãn phế quản. Sử dụng đồng thời với các thuốc giống beta giao cảm, các thuốc kháng cholinergic và các dẫn xuất xanthine đường toàn thân (như theophylline) có thể làm tăng các phản ứng bất lợi.
  • Dùng cùng các thuốc chẹn beta có thể làm giảm nghiêm trọng tác dụng giãn phế quản.
  • Giảm kali máu do thuốc chủ vận beta2 có thể tăng lên khi dùng kết hợp với dẫn xuất xanthine, corticosteroid, và lợi tiểu. Điều này cần lưu ý nhất là ở những bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp nặng.
  • Giảm kali máu có thể dẫn đến tăng nguy cơ loạn nhịp tim ở những bệnh nhân đang dùng digoxin. Hơn nữa, giảm oxy có thể làm cho những ảnh hưởng của tình trạng giảm kali máu trên nhịp tim trầm trọng hơn. Do đó khuyến cáo theo dõi nồng độ kali máu trong những trường hợp này.
  • Các thuốc chứa chất chủ vận beta2 nên được dùng thận trọng cho những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng, do có thể làm tăng tác dụng chủ vận beta giao cảm.
  • Các thuốc gây mê dạng hít halogen hydrocarbon như halothane, trichloroethylene và enflurane có thể làm tăng tác dụng trên tim của chất chủ vận beta.
Bảo quản
Bảo quản Dưới 30°C. Bảo quản nơi an toàn, ngoài tầm tay trẻ em.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây