Hoạt chất: Omeprazole USP 20mg (dưới dạng hạt bao tan trong ruột)
Loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger Ellison, trào ngược thực quản
Dược lý
Omeprazole ức chế rõ rệt sự tiết acid dạ dày ở mức cơ bản và cả khi bị kích thích, Omeprazole có cách tác dụng duy nhất là phong bế không hồi phục bơm proton của tế bào viền, là giai đoạn cuối cùng của con đường tiết acid dạ dày.
Dược động học
Omeprazole hấp thu nhanh sau khi được giải phóng khỏi viên bao tan trong ruột. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Omeprazole đạt 0.5 – 3.5 giờ sau khi uống. Bao tan trong ruột làm tăng sinh khả dụng trên 65%. Gắn khoảng 95-96% vào protein - huyết tương. Omeprazole đào thải nhanh và hầu như hoàn toàn qua chuyển hóa. Có 3 chất chuyển hóa thấy ở trong huyết tương đó là các dẫn xuất sulfide, sulfon của Omeprazole và hydroxyl Omeprazole. Các chất chuyển hóa có rất ít hoặc không còn tác dụng chống tiết.
Loét tá tràng-dạ dày tiến triển: mỗi ngày 20mg, uống trong 2-4 tuần
Loét tá tràng nghiêm trọng: mỗi ngày 40mg, uống trong 4-8 tuần
Trào ngược thực quản: mỗi ngày 20mg, dùng trong 4-8 tuần
Loét thực quản nghiêm trọng: mỗi ngày 20-40mg, dùng trong 4-8 tuần
Hội chứng Zollinger Ellison: mỗi ngày 60mg, thời gian điều chỉnh tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Không cần điều chỉnh liều với người cao tuổi hoặc với bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
- Quá liều
Liều mỗi ngày tới 360mg được dung nạp tốt. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Omeprazole gắn mạnh vào protein huyết tương, vì vậy không dễ thẩm tách được. Khi gặp quá liều, cần điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.
Những tác dụng ngoại ý hay gặp nhất với Omeprazole là nhức đầu, tiêu chảy, cơn đau bụng, buồn nôn, choáng váng, nôn, phát ban, đầy hơi, táo bón, mệt mỏi. Những tác dụng này thường thoáng qua và không cần giảm liều. Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc
Người quá mẫn cảm với các thành phần của chế phẩm. Cảnh báo và thận trọng Omeprazole làm tăng các u carcinoid ở dạ dày phụ thuộc liều lượng. Mẫu sinh thiết từ dạ dày người không phát hiện có nguy cơ khi dùng Omeprazole trong thời gian ngắn. Với trẻ em: không khuyến cáo dùng omeprazole ở trẻ em. Thai kỳ và cho con bú Chỉ dùng Omeprazole trong thai kỳ khi lợi ích cho mẹ vượt hẳn nguy cơ cho thai. Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cần phải ngừng cho bú nếu mẹ phải dùng Omeprazole Tương tác với các thuốc khác Omeprazole có tương tác với hệ enzym cytochrom P450 và từ đó ức chế sự chuyển hóa của nhiều thuốc như diazepam, warfarin và phenytoin. Do có tác dụng ức chế sâu và kéo dài lên sự tiết acid dạ dày nên Omeprazole có thể tương tác với các thuốc mà pH dạ dày là quyết định quan trọng tới sinh khả dụng của thuốc (ví dụ với ketoconazole, ampicilin, các aster và các muối sắt).