GentriBoston (Tub 10g) GentriBoston (Tub 10g) Ðiều trị các tổn thương viêm ngoài da có đáp ứng với corticoid THUKC1618 Rx Thuốc da liễu Số lượng: 0Tuýp
  • GentriBoston (Tub 10g)

  • Công dụng: Ðiều trị các tổn thương viêm ngoài da có đáp ứng với corticoid

  • Thành phần chính: Clotrimazol

  • Nhà sản xuất: CTY CP DP BOSTON VIỆT NAM

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Thuốc kem

  • Quy cách đóng gói: Tuýp 10g

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-28867-18

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Mỗi tuýp Gentriboston 10g có chứa: Thành phần hoạt chất chính: - Clotrimazol 100mg - Betamethason dipropionat 6,4mg - Gentamicin (dưới dạng gentamicin sulfat) 10000IU Phối hợp ba hoạt chất giúp điều tri viêm da, nấm da.
Công dụng-chỉ định
Chỉ định Gentriboston được dùng trong các trường hợp sau: Ðiều trị các tổn thương viêm ngoài da có đáp ứng với corticoid như: Chàm, viêm da tiếp xúc, hăm da, bệnh vảy nến, ngứa. Điều trị viêm da có bội nhiễm. Điều trị bệnh nấm da chân, da thân, da đầu, da đùi kèm có triệu chứng viêm và bội nhiễm. Dược lực học Clotrimazol là một dẫn xuất imidazol tổng hợp có tác dụng kháng nấm, có tác dụng trên các chủng nấm gây bệnh cho người như nấm da, nấm men và nấm mốc. Clotrimazol thể hiện tác dụng kháng nấm bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosterol, một thành phần quan trọng trong cấu tạo của màng tế bào nấm. Thử nghiệm in vitro cho thấy, clotrimazol có tác dụng kìm hãm và diệt nấm tùy theo nồng độ đối với các chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum, Microsporum canis và các loài Candida bao gồm Candida albicans. Betamethason dipropionat là một glucocorticoid hoạt lực mạnh, khi sử dụng tại chỗ có tác dụng chống viêm, chống ngứa và làm giãn mạch. Có nhiều cơ chế giải thích cho tác dụng của betamethason dipropionat nói riêng và các corticoid nói chung khi sử dụng tại chỗ trên da. Corticoid có thể gắn với thụ thể corticoid trong bào tương rồi đi qua màng nhân và tương tác lên ADN, thông qua đó cảm ứng quá trình tổng hợp của lipocortin - một protein có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme phospholipase A2 (PLA2). PLA2 là một enzyme thủy phân màng phospholipid của tế bào và phóng thích acid arachidonic, là tiền chất để tổng họp các chất trung gian hóa học gây viêm như prostaglandin, leukotrien. Ngoài ra corticoid còn làm giảm mật độ tế bào mast, giảm sự hóa hướng động và hoạt hóa của bạch cầu ái toan, giảm sản xuất cytokin bởi bạch cầu lympho, bạch cầu mono, tế bào mast và bạch cầu ái toan. Gentamicin sulfat là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn do ức chế quá trình sinh tổng họp protein của vi khuẩn. Phổ diệt khuẩn bao gồm nhiều chủng vi khuẩn hiếu khí Gram âm, như: Brucella, Calymmatobacterium, Campylobacter, Citrobacter, Escheria, Enterobacter, Francisella, Klebsiella, Proteus, Providencia, Pseudomonas, Serratia, Vibrio và Yersinia; vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus nhạy cảm cao với gentamicin, Listeria monocytogenes và một vài chủng của Staph. Epidermidis cũng vẫn còn nhạy cảm với gentamicin, nhưng Enterococci và Streptococci thường không còn nhạy cảm. Một số Actinomycete và Mycoplasma nhạy cảm với gentamicin nhưng Mycobacteria không còn nhạy cảm trên lâm sàng. Gentamicin không còn tác dụng với các vi khuẩn kỵ khí, men bia và nấm kháng thuốc. Gentamicin ít có tác dụng đối với các khuẩn lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu, Citrobacter, Providencia và Enterococci. Các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc như Bacteroides, Clostridia đều kháng gentamycin. Ở Việt Nam hiện nay, các chủng E. Aerogenes, Klebsiella pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh đều đã kháng gentamicin, nhưng gentamicin vẫn còn tác dụng với H.influenzae, Shigella flexneri, tụ cầu vàng, S. epidermidis, đặc biệt là Staph. Saprophyticus, Salmonella typhi và E. coli. Dược động học Hấp thu: Ở điều kiện bình thường, chỉ có một phần betamethason xuất hiện trong máu khi dùng tại chỗ. Mức độ thấm và hấp thu của thuốc được xác định bởi diện tích da, tính toàn vẹn của da, dạng bào chế sử dụng, tuổi và cách thức dùng thuốc. Clotrimazol ít được hấp thu khi dùng dưới dạng bôi da. Phần lớn lượng thuốc bị giữ lại ở lớp sừng, chỉ có một lượng nhỏ được hấp thu vào máu. Trong một thử nghiệm sử dụng kem clotrimazol 1% có đánh dấu phóng xạ, sau 6 giờ bôi thuốc trên da nguyên vẹn và trên da bị viêm cấp, nồng độ clotrimazol thay đổi từ 100 μg/cm3 trong lớp sừng đến 0,5 - 1 μg/cm3 trong lớp gai và chỉ còn 0,1 μg/cm3 trong lớp mô dưới da. Lượng thuốc xuất hiện trong huyết tương ở dưới ngưỡng phát hiện (0,001 μg/ml), cho thấy clotrimazol dùng ngoài da không có khả năng dẫn đến tác dụng toàn thân hay tác dụng phụ nào đáng kể. Gentamicin không hấp thu qua da nếu được dùng trên vùng da còn nguyên vẹn. Tuy vậy, thuốc có thế hấp thu toàn thân giống như các aminoglycosid khác sau khi sử dụng tại chỗ trên vùng da bị trợt mất lớp da, bị bỏng, vết thương và các hốc của cơ thể trừ bàng quang và khớp. Phân bố: Trong trường hợp thuốc thấm qua da và có hấp thu toàn thân, thuốc sẽ tuân theo quy luật phân bố như các thuốc dùng đường uống, trong đó: Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua được nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethason chủ yếu liên kết với globulin, ít liên kết với albumin. Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 60%. Gentamicin khuếch tán chủ yếu vào các dịch ngoại bào và khuếch tán dễ dàng vào dịch tai trong. Thuốc khuếch tán ít vào dịch não tủy và không đạt được nồng độ hiệu quả có tác dụng, ngay cả khi màng não bị viêm. Thuốc khuếch tán ít vào trong mắt, thuốc qua được nhau thai nhưng chỉ một lượng nhỏ qua sữa. Gentamicin ít gắn với protein huyết tương, tỉ lệ gắn chỉ khoảng 30%. Clotrimazol: Chưa có thông tin về đặc tính phân bố của clotrimazol sau khi hấp thu. Chuyển hóa: Betamethason là một glucocorticoid tác dụng kéo dài với thời gian bán thải khoảng 36 - 54 giờ. Thuốc được chuyển hóa ở gan. Gentamicin không bị chuyển hóa. Clotrimazol được hấp thu và chuyển hóa ở gan. Thải trừ: Betamethason được thải trừ chủ yếu qua thận với tỉ lệ chuyển hóa dưới 5%. Gentamicin được thải trừ dưới dạng không đổi ra nước tiểu qua lọc ở cầu thận. Clotrimazol được đào thải qua phân và nước tiểu. Dược động học trên các đối tượng đặc biệt: Trẻ em: Hấp thu thuốc qua da dễ dàng hơn ở người lớn do cấu trúc da chưa hoàn thiện, da mỏng và tỷ lệ giữa diện tích da trên cân nặng lớn hơn so với người lớn. Betamethason và gentamicin có thể dễ dàng vào đến hệ tuần hoàn và gây tác dụng toàn thân. Bệnh nhân suy gan/ suy thận: Chưa có nghiên cứu dược động học của gentamicin dùng ngoài da trên bệnh nhân suy thận.
Cách dùng
Cách dùng Chỉ bôi ngoài da, thoa kem thành một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh, ngày dùng 1 – 2 lần. Rửa tay sạch trước và sau khi bôi thuốc. Liều dùng Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Bôi lớp mỏng kem phủ toàn bộ vùng da bệnh và vùng da xung quanh, đều đặn 2 lần/ngày (sáng, tối). Thời gian điều trị khác nhau tùy thuộc vào kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm vi sinh và đáp ứng của bệnh nhân với điều trị. Trong trường hợp bệnh nấm bàn chân: Một đợt điều trị lâu hơn (2 – 4 tuần) nên được xem xét. Trẻ em từ 2 – 12 tuổi: Thoa một lượng nhỏ lên vùng da bệnh và mát-xa nhẹ nhàng. Sử dụng không quá 2 lần trong một ngày với khoảng thời gian giãn cách ít nhất là 6 – 12 giờ. Chỉ nên sử dụng thuốc cho vùng mặt, cổ, da đầu, vùng sinh dục, vùng trực tràng và vùng da có nếp gấp khi có sự chăm sóc của bác sĩ. Thời gian điều trị được giới hạn trong khoảng 5 – 7 ngày. Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Làm gì khi dùng quá liều? Quá liều: Bôi thuốc quá nhiều trên da hoặc dùng lâu dài có thể làm mất colagen của da và làm teo da. Trong một vài trường họp, corticosteroid dùng ngoài da có thể được hấp thu và gây tác dụng toàn thân như ức chế trục HPA, thiểu năng tuyến thượng thận thứ phát và các biểu hiện của cường chức năng vỏ thượng thận, bao gồm cả hội chứng Cushing. Sử dụng gentamicin quá nhiều hoặc kéo dài hoặc trên diện tích da lớn có thể dẫn đến phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm. Xử trí: Dùng các biện pháp điều trị triệu chứng thích hợp. Điều trị cân bằng điện giải nếu cần thiết. Trong trường hợp ngộ độc mạn tính, nên ngưng thuốc từ từ. Nếu xuất hiện sự tăng trưởng của các vi sinh vật không nhạy cảm, ngưng sử dụng thuốc và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Làm gì khi quên 1 liều? Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Gentriboston, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR). Thường gặp, ADR >1/100 Da và biểu mô: Ngứa da, đau rát cục bộ. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Hệ nội tiết: Ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận (HPA = hypothalamus - pituitary - adrenal), hội chứng Cushing, chậm tăng cân ở trẻ em, loãng xương, tăng nhãn áp, tăng đường huyết, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, giảm tiết cortisol. Hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn, ban đỏ da. Tai/ thận: Có nguy cơ tích lũy độc tính trên tai/thận khi bôi thuốc trên diện rộng hoặc bôi lên vết thương hở và dùng đồng thời với các aminoglycosid khác. Da và biểu mô: Teo da, giãn mao mạch, vân da, xuất huyết da, ban xuất huyết, mụn, viêm da miệng, khô da, viêm nang lông, giảm sắc tố da, viêm da tạm thời, viêm da dị ứng do tiếp xúc, nhiễm trùng thứ phát, ban đỏ, bong da tróc vảy, phù nề, nổi mày đay, rậm lông. Hướng dẫn cách xử trí ADR Phải ngưng thuốc và gặp ngay bác sĩ để được hướng dẫn nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng được liệt kê ở trên hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.
Lưu ý
Chống chỉ định Thuốc Gentriboston chống chỉ định trong các trường hợp sau: Mẫn cảm với betamethason, với các corticosteroid khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tiền sử mẫn cảm với aminoglycosid. Người bị bệnh đái tháo đường, tâm thần, trong nhiễm khuẩn và nhiễm virus, trong nhiễm nấm toàn thân. Tránh dùng cho người bị bệnh nhược cơ, hội chứng Parkinson hoặc có triệu chứng yếu cơ. Người có phản ứng trên da do tiêm chủng. Thận trọng khi sử dụng Nếu bị kích ứng hay mẫn cảm với thuốc, nên ngưng thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp. Nguy cơ hấp thu toàn thân sẽ tăng lên nếu sử dụng thuốc trên diện tích da lớn, đặc biệt là trong khoảng thời gian kéo dài hoặc trên da bị tổn thương. Khi đó, bất kỳ tác dụng phụ đã được báo cáo khi dùng đường toàn thân cũng có thể xảy ra với việc sử dụng tại chỗ. Biện pháp phòng ngừa thích hợp cần được thực hiện trong những trường hợp này, đặc biệt là với trẻ em. Cần có sự theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ khi bôi thuốc trên diện rộng hoặc băng kín vùng bôi thuốc. Tránh bôi lên vết thương hở hoặc vùng da bị tổn thương. Không bôi lên mắt. Bệnh nhân cần được thông báo chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và không chia sẻ thuốc với người khác. Thận trọng với gentamicin Cần xét tới nguy cơ xảy ra tích lũy độc tính trên tai và thận do hấp thu qua da khi dùng đồng thời với các aminoglycosid đường toàn thân. Có thể xảy ra dị ứng chéo giữa các aminoglycosid. Dùng kháng sinh tại chỗ kéo dài làm tăng nguy cơ xuất hiện các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh, đôi khi có thể dẫn đến phát triển quá mức của các chủng vi sinh vật không nhạy cảm. Nếu xảy bội nhiễm trong quá trình sử dụng, nên ngưng thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp. Thận trọng với clotrimazol Bệnh nhân cần được yêu cầu báo ngay với bác sĩ nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng bôi thuốc (đỏ, ngứa, bỏng, mụn nước, sưng) và dấu hiệu của sự quá mẫn. Tránh các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm khi điều trị. Thận trọng với betamethason Corticoid có thể che lấp các triệu chứng của phản ứng dị ứng trên da với các thành phần của thuốc. Betamethason dipropionat là một corticoid mạnh, nếu sử dụng trên mặt hoặc vùng sinh dục, cần chăm sóc đặc biệt và một đợt điều trị nên được giới hạn trong 1 tuần. Nếu có thể, không nên dùng thuốc liên tục trong 2 – 3 tuần. Sử dụng ở trẻ em: Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh nhi có thế nhạy cảm với corticoid hơn so với người lớn vì có da mỏng hơn và tỉ lệ giữa diện tích da trên trọng lượng cơ thể lớn hơn. Đã có báo cáo về tác dụng ức chế hoạt động trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (HPA), hội chứng Cushing, chậm tăng trưởng, chậm tăng cân, và tăng áp lực nội sọ ở trẻ em dùng corticoid tại chỗ. Các biểu hiện của sự suy thượng thận trên trẻ em bao gồm nồng độ cortisol thấp trong huyết tương và không đáp ứng với kích thích hormon vỏ thượng thận. Các biểu hiện của tăng áp lực nội sọ bao gồm phồng thóp, nhức đầu và phù gai thị hai bên. Khả năng lái xe và vận hành máy móc Chưa ghi nhận được báo cáo phản ứng bất lợi hoặc chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác. Thời kỳ mang thai Do tính an toàn của corticoid dùng tại chỗ sử dụng cho phụ nữ có thai chưa được xác định, chỉ nên dùng thuốc khi có thai nếu lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có thể gây ra cho thai nhi. Không nên dùng dài ngày hoặc dùng lượng lớn đối với phụ nữ có thai. Thời kỳ cho con bú Chưa có thông tin về khả năng dùng corticoid tại chỗ dẫn đến sự hấp thu toàn thân đủ để tìm thấy được thuốc trong sữa mẹ. Do đó cần cân nhắc quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng thuốc khi lưu ý đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ. Tương tác thuốc Clotrimazol dùng tại chỗ có thể có tác dụng đối kháng với amphotericin và các kháng sinh polyen khác. Nồng độ tacrolimus trong huyết thanh của người bệnh ghép gan tăng lên khi dùng đồng thời với clotrimazol. Do vậy nên giảm liều tacrolimus theo nhu cầu. Nếu bôi thuốc lên vùng sinh dục hoặc hậu môn, các thành phần có trong thuốc có thể làm giảm hiệu quả tránh thai của bao cao su khi dùng đồng thời. Bệnh nhân nên được khuyến cáo sử dụng các biện pháp phòng tránh khác ít nhất 5 ngày sau khi ngưng sử dụng sản phẩm này.
Bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây