Chiều cao cân năng là thước đo cơ bản nhất để đánh giá sự phát triển của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Trong nội dung này Pharmacy xin cung cấp bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO từ lúc thai nhi cho tới 18 tuổi.
Quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ.
Trước khi biết được chiều cao cân nặng chuẩn WHO bé trai, bé gái thì các mẹ nên tìm hiểu qua về quá trình phát triển của trẻ theo các chia sẻ của chuyên gia như sau.
Với những trẻ vừa mới chào đời, cả cân nặng và chiều cao đều tăng lên một cách nhanh chóng. Tiếp đó, cân nặng có thể tăng gấp rưỡi so với giai đoạn vừa ra đời khi trẻ được 1 tuổi. Chiều cao cũng vậy, năm đầu tiên sẽ tăng khoảng 25cm và có thể đạt đến mức 75cm. Đến năm thứ 2, trẻ có thể sẽ tăng thêm khoảng 10cm và đạt ở mức trung bình là 85 đến 86cm. Sau đó, bắt đầu từ 10 tuổi trở đi, sẽ tăng trung bình khoảng 5cm mỗi năm.
Khi trẻ bước đến giai đoạn tiền dậy thì, đây được coi là khoảng thời gian mà trẻ phát triển vượt bậc. Trong khoảng thời gian này, chiều cao của bé sẽ tăng một cách nhanh chóng, những bé gái có khả năng tăng đến 6cm mỗi năm ở độ tuổi từ 9 - 11 còn bé trai có khả năng tăng đến 7cm/năm ở tuổi từ 12 - 14 tuổi.
Từ tuần tuổi thứ 8 trở đi thông qua các thiết bị y tế bác sỹ đã tính được chiều cao cân nặng chuẩn WHO của thai nhi từ trong bụng mẹ.
Việc đo chiều cao cân năng của trẻ ngay từ trong bụng mẹ nhằm xác định sự phát triển bình thường của trẻ ngay từ lúc chưa lọt lòng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả mẹ và bé. Bởi ngày nay khoa học y tế ngày càng hiện đại, bác sỹ có thể xác định được dị tật, những biểu hiện bệnh, thiếu chiều cao, cân nặng ngay khi bé còn trong bụng mẹ. Từ đó đưa ra các phương án tốt nhất cho sự phát triển của thai và quá trình mang thai của mẹ.
Dựa vào bảng kích thước chiều cao cân nặng của thai nhi bác sỹ có thể đưa ra lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho thai sản.
Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:
♦ Từ 8 – 19 tuần: bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
♦ Từ tuần 20 – 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
♦ Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.
Giai đoạn 0 – 10 tuổi người ta chia ra 2 giai đoạn phát triển là giai đoạn 0 – 3 tuổi (1000 ngày đầu đời), giai đoạn 4 -10 tuổi giai đoạn tiền dậy thì.
Giai đoạn 0 – 3 tuổi chính là giai đoạn vàng trong phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Từ 0 – 1 tuổi trẻ cân nặng của trẻ có thể tăng 3 – 3.5 lần so với lúc sinh ra, sau đó trẻ tăng cận chậm lại. Chiều cao của con trong năm đầu tiên cũng tăng trung bình 25cm và sẽ đạt mức khoảng 75cm. Tới năm thứ hai, và năm thứ 3 bé sẽ có thể tăng thêm môi năm 10cm chiều cao và đạt mức trung bình là 86 – 96 cm.
Giai đoạn từ 4 – 10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2 – 2.5 kg/năm, chiều cao tăng trung bình 6 – 7 cm/năm.
Tất nhiên, để đạt được mức tăng trưởng trên trẻ phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao, có môi trường sống và học tập lành mạnh.
Có 3 cột chính là cột “Bé trai” ” Tháng tuổi” ” Bé gái” Ba Mẹ gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con.
Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột
– TB: Đạt chuẩn trung bình
– Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
– Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)
Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi.
Trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi được xác định suy dinh dưỡng bằng 3 chỉ số:
– Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 80% so với chuẩn cân nặng trung bình) là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
– Chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
– Chỉ số cân nặng theo chiều cao < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm).
Trẻ từ 5 – 18 tuổi: Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m)
– Khi BMI < – 2SD: trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm.
– Khi chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn trung bình): trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi).
Giai đoạn này được gọi là giai đoạn dậy thì của trẻ. Giai đoạn 10 – 13 tuổi chiều cao của trẻ tăng trung bình 5 – 7 cm/năm. Qua giai đoạn 13 tuổi bé trai sẽ có sự tăng trưởng vượt trội về chiều cao và cân nặng so với bé gái.
Chỉ số BMI giúp bạn xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không và ở mức độ như thế nào. Chỉ số BMI được tính căn cứ trên số liệu về chiều cao và cân nặng của cơ thể. Khi biết được chỉ số BMI của bản thân, bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
Dựa vào bảng cân nặng chiều cao được Pharmacy cập nhật ở trên các bậc phụ huynh hay bản thân mỗi người nên lập kế hoạch ăn uống sinh hoạt hợp lý để có được chiều cao cân nặng lý tưởng từ đó có một sức khỏe tốt cho cuộc sống hạnh phúc và thành công.
Tham khảo:
Mách bạn cách để cao 1m7, muốn cao lên đừng bỏ qua.
Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ 5 tuổi
5 cách tăng chiều cao cho trẻ 13 tuổi
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO
NHỮNG BÀI TẬP TĂNG CHIỀU CAO GIÚP BẠN CAO LÊN NHANH CHÓNG TRONG TUỔI DẬY THÌ
Gpharmacy chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động