Đau khớp gối: Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh

Thứ hai - 21/02/2022 22:02
Đau khớp gối là triệu chứng tương đối phổ biến và dễ gặp đối với mỗi người, ít nhiều gây cho bạn cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng tới việc di chuyển, vận động hàng ngày, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy có những nguyên nhân và cách khắc phục nào dành cho bệnh đau khớp gối?

1. Đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là dấu hiệu chỉ ra về những tổn thương bên trong hoặc ở xung quanh vùng khớp gối (gân và sụn, các mô mềm cùng dây chằng, túi hoạt dịch…). Do cấu trúc phức tạp, phải chịu nhiều áp lực bởi hầu hết toàn bộ trọng lượng của cơ thể cũng như phải hoạt động với tần suất liên tục nhất trong các khớp khiến khớp gối khó tránh khỏi bị tổn thương.

Đau nhức khớp gối là tình trạng xảy ra khá thường xuyên, gây nhiều hệ lụy đến cuộc sống của người bệnh. Không chỉ dừng lại ở các cơn đau bình thường, đau nhức khớp gối còn có thể là một lời cảnh báo về nhiều căn bệnh về xương khớp khác đang tiềm ẩn. Bạn nên lưu ý một số triệu chứng cho thấy khớp gối của bạn đang gặp vấn đề như cảm giác đau, nhức ở khớp gối; cứng khớp; có tiếng lạo xạo trong khớp; đầu gối nổi đỏ; khớp gối bị dị dạng (cong, lồi, lõm…); mất cảm giác hay khả năng cử động đầu gối,…

Dau khop goi 1
NhãnĐau nhức khớp gối ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống người bệnh

2. Nguyên nhân gây đau khớp gối

2.1. Do chấn thương đầu gối

Khớp gối dễ dàng bị ảnh hưởng do các tổn thương ở xương, sụn hay dây chằng gây ra do tập luyện thể dục, thể thao, do tai nạn giao thông hoặc lao động… Cơn đau khớp gối có thể đến từ các chấn thương như:

  • Bong gân: Khiến đầu gối rất đau, gây bầm tím và cảm giác nóng quanh khớp gối do máu bị tụ lại.

  • Tổn thương dây chằng: Tổn thương gây nên các cơn đau ở khớp gối, làm sưng nề, từ đó hạn chế các vận động liên quan đến khớp gối. Các triệu chứng này có thể giảm dần sau 2 – 3 tuần song sẽ đi kèm với hiện tượng bị teo cơ đồng thời liên kết giữa xương đùi và xương chày lúc này cũng trở nên lỏng lẻo hơn.

  • Tổn thương sụn chêm: Xảy ra khi mang vác nặng hoặc khi xoay gối đột ngột làm rách sụn chêm. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhói khi ấn vào vùng xương bị gãy, thậm chí là mất khả năng cử động nếu hai đầu xương bị gãy rời hoàn toàn.

  • Trật khớp: Là tình trạng đầu xương lệch ra so với vị trí ban đầu, thường xảy ra ở người vận động mạnh, tập thể dục, thể thao…

2.2. Do các bệnh lý về xương khớp

Các bệnh lý là nguyên nhân của tình trạng đau nhức khớp gối có thể kể đến:

  • Thoái hóa khớp gối: Xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể hoặc một số yếu tố khác tạo nên các cơn đau ở mặt trước và sau của khớp, tạo thành tiếng và càng đau khi vận động khớp gối.

  • Viêm khớp gối: Khiến các xương sụn bị mòn dần, tạo thành nhiều ma sát, khiến các khớp cọ xát vào nhau từ đó gây đau khớp gối. Cơn đau thường xảy ra vào sáng sớm khi ngủ dậy và thường đi cùng tình trạng cứng khớp kéo dài khoảng 30 phút. 

  • Bệnh gout: Là tình trạng quá trình chuyển hóa của purin gặp rối loạn, làm gia tăng hàm lượng của uric acid gây ra sự tích tụ tinh thể muối urat. Bệnh gout ngoài xuất hiện ở ngón chân cái còn có khả năng lan tới đầu gối. 

  • Chứng bàn chân bẹt: Gây nên căng thẳng cho các dây chằng, khiến khớp gối bị lệch từ đó làm đau khớp gối.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các triệu chứng liên quan đến đau nhức khớp gối do nhiều nguyên nhân khác bao gồm lối sống không khoa học như ngủ chưa đủ giấc, thường xuyên sử dụng chất kích thích (đồ uống có cồn, thuốc lá…) khiến tình trạng xương khớp kém đi và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác; do tình trạng thừa cân làm tăng nặng áp lực cho khớp gối…

Dau khop goi 2
Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp gối

3. Điều trị đau khớp gối

Quá trình điều trị đau khớp gối phụ thuộc nhiều vào mức độ của thương tổn cũng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp đều quá nghiêm trọng và yêu cầu sự can thiệp sâu đối với xương khớp. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giúp chăm sóc hệ xương khớp của bản thân nhằm cải thiện được các triệu chứng bệnh, làm giảm tình trạng khó chịu, đau nhức ở đầu gối. Nếu các triệu chứng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đã từng có tiền sử mắc bệnh, bạn hãy tiến hành thăm khám tại càng cơ sở y tế càng sớm càng tốt. 

3.1. Biện pháp giảm đau khớp gối 

Chúng tôi xin mang đến cho bạn một số phương pháp giúp giảm đau hiệu quả như:

  • Nghỉ ngơi: Tạo điều kiện cho mô khớp gối có thời gian hồi phục từ đó hỗ trợ giảm đau và hạn chế chấn thương. Song, cần hạn chế nằm hay ngồi một chỗ, tránh tình trạng cứng khớp và cơ bị yếu đi.

  • Các bài tập trị liệu: Bạn có thể áp dụng đa dạng các bài tập giúp nâng cao sức mạnh của cơ bắp chân trên (cơ tứ đầu đùi) nhằm bảo vệ cho khớp ở đầu gối, hạn chế tình trạng đau nhức cũng như làm linh hoạt các mô, xương, sụn… Người bệnh nên tham khảo thêm ý  kiến từ chuyên gia và bác sĩ nhằm lựa chọn được bài tập phù hợp và hiệu quả nhất với bản thân.

  • Giảm áp lực lên gối: Luôn duy trì cân nặng hợp lý nhằm tránh gia tăng áp lực cho khớp, từ đó giảm thiểu được các cơn đau khớp gối và ngăn cho bệnh trầm trọng thêm.

  • Chú ý tư thế khi làm việc, học tập: Việc điều chỉnh tư thế khi hoạt động góp phần giảm tình trạng đau nhức đáng kể. Người bệnh cần luôn giữ lưng thẳng, tránh nghiêng quá nhiều sang 2 bên; không nên ngồi một chỗ quá lâu gây cứng khớp đồng thời lựa chọn các loại giày phù hợp giúp vận động được linh hoạt. 

  • Chườm nóng và lạnh: Chườm lạnh được áp dụng với các chấn thương mới, các cơn đau cấp tính (thường được tiến hành trong vòng 48 giờ) nhờ công dụng giảm đau tức thì, hỗ trợ làm chậm tốc độ gây viêm và giảm các nguy cơ sưng tấy. Bên cạnh đó, chườm nóng lại hiệu quả hơn đối với các cơn đau mãn tính hoặc chấn thương sau 48 giờ (lưu ý không sử dụng biện pháp này với người có vấn đề về da, có các vết thương hở).

Dau khop goi 3
Áp dụng phương pháp nhiệt trị liệu giúp giảm đau

3.2. Phòng ngừa đau khớp gối

Nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh xương khớp nói chung về bệnh đau khớp gối nói riêng, mỗi người chúng ta cần có ý thức duy trì và bảo về sức khỏe xương khớp, từ đó giúp ngăn chặn các nguy cơ làm đau nhức khớp gối qua việc:

  • Bổ sung đầy đủ các vitamin và dưỡng chất như canxi, kali, magie… hay vitamin B, C, E…

  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao; cần khởi động cẩn thận trước khi tập cũng như không tập quá sức.

  • Giữ tư thế đứng thẳng, tránh nằm hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu giúp giảm áp lực liên tục cho khớp.

  • Giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh tăng cân quá nhanh.

  • Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung nhằm tăng cường sức khỏe xương khớp.

4. Kết luận

Bệnh đau khớp gối có thể được gây ra không chỉ bởi các nguyên nhân vật lý như chấn thương hay thường xuyên hoạt động sai tư thế mà còn hình thành bởi các bệnh lý về xương khớp liên quan khác. Mỗi người cần biết cách điều trị đau khớp gối cũng như cần phòng ngừa bệnh từ sớm nhằm tránh để lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày. Nếu các cơn đau dần trở nặng, hãy tiến hành thăm khám sớm để được chẩn đoán và được tư vấn kịp thời.

Sản phẩm bổ khớp Ultramin giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, là giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả dành cho người bệnh đau khớp gối. Với thành phần gồm hệ WBC cùng bộ 5 dưỡng chất GCMAC, xương khớp Ultramin giúp giảm tình trạng sưng, viêm và đau nhức xương khớp đồng thời có khả năng phục hồi và tái tạo xương khớp từ đó giúp xương khớp chắc khỏe và điều trị tình trạng bệnh hiệu quả.

Xem thêm: 
Bệnh cứng khớp gối: triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc...
Nguyên nhân cứng khớp gối và cách điều trị hiệu quả
Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Nguyên nhân và triệu chứng...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây