Tình trạng cứng khớp gối xảy ra khi hệ thống các sụn chêm cùng dây chằng hoặc hai đầu của xương bị tổn thương khiến người mắc phải gặp nhiều khó khăn trong việc co duỗi khớp gối.
Hiện tượng này thường gây ra bởi một số nguyên nhân cụ thể như chấn thương do bị té ngã khi chạy nhảy, chơi thể thao hay tai nạn giao thông, là những tác nhân trực tiếp gây rạn, nứt, gãy sụn và xương, làm trật khớp, đứt dây chằng,… từ đó dẫn đến bệnh cứng khớp gối.
Triệu chứng này còn có thể được hình thành do một số bệnh lý liên quan:
Viêm khớp dạng thấp: Gây tổn thương cho xương, khớp và sụn đồng thời làm cứng khớp kéo dài tầm một giờ.
Thoái hóa khớp: Xảy ra khi xương khớp mất đi độ dẻo dai và linh hoạt, gây ra cảm giác đau và cứng khớp gối khi ngủ dậy.
Bệnh gout, viêm khớp vảy nến, đau đầu gối,…
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác của bệnh cứng khớp gối như do bẩm sinh, do dùng nhiều kháng sinh hoặc bị bất động khớp sau khi bó bột hoặc mạng nẹp khi vừa trải qua phẫu thuật,…
Cứng khớp gối sẽ xuất hiện ở một hoặc cả hai bên chân vào lúc vừa ngủ dậy. Người gặp cứng khớp gối lúc này không thể ngay lập tức di chuyển mà phải đợi khoảng 15 đến 30 phút mới có thể tự đứng dậy và di chuyển. Tùy thuộc theo nguyên nhân và mức độ, bệnh cứng khớp gối có thể đi kèm các dấu hiệu sau đây:
Đau cả khi nghỉ ngơi hay trong lúc vận động. Cơn đau có thể lan ra vùng khác và thời gian đau tăng dần.
Nóng, sưng, nhức các khớp
Suy nhược, co thắt cơ
Chảy máu, bầm tím
Sốt nhẹ, mệt mỏi
Bên cạnh đó, nếu để tình trạng bệnh cứng khớp đầu gối tiếp tục tiếp diễn lâu dài và không có các biện pháp điều trị cụ thể hoàn toàn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như mất khả năng vận động, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gây teo cơ, biến dạng khớp,… thậm chí dẫn đến tàn phế.
Nếu sau hơn 30 phút kể từ khi ngủ dậy bạn vẫn còn cảm giác cứng khớp đầu gối, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và tiến hành thăm khám cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và triệt để nhất. Bác sĩ có thể chỉ định bạn tiến hành các biện pháp sau:
Chườm nóng hoặc lạnh: Sử dụng túi đá hoặc vật dụng tương tự chườm lên vùng bị cứng khớp từ 15 đến 20 phút mỗi ngày giúp giảm đáng kể tình trạng viêm, sưng đồng thời giúp khớp vận động linh hoạt, thoải mái hơn. Ngoài ra, phương pháp chườm nóng bằng miếng đệm, chai nước có tác dụng hỗ trợ thư giãn cơ bắp cũng như tăng cường khả năng tuần hoàn.
Sử dụng thuốc chống viêm: Các loại thuốc không kê đơn như naproxen, ibuprofen, aspirin,… có thể có tác dụng trong quá trình điều trị cứng khớp. Cần tuân theo các lưu ý đến từ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
Tiêm steroid: Có thể được chỉ định đối với người bệnh cứng khớp gối do bị viêm khớp trước đó. Song, cách này có thể không có tác dụng lâu dài, việc tiêm nhắc lại có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn
Vật lý trị liệu, luyện tập thể thao: Giúp tăng khả năng vận động, duy trì độ linh hoạt, dẻo dai từ đó hạn chế việc bị cứng khớp. Đây cũng là cách giúp giảm hoặc duy trì được cân nặng của bạn, giảm thiểu áp lực lên khớp gối.
Nếu các phương pháp nêu trên không đem lại hiệu quả, phẫu thuật có thể là giải pháp nhằm giải phóng cho khớp gối.
Phương pháp điều trị dựa trên một số thực phẩm bổ sung cũng đem lại hiệu quả đáng kể:
Dầu cá: Có chứa lượng lớn DHA và EPA – chất béo không bão hòa có tác dụng giảm tình trạng cứng và đau khớp gối vào buổi sáng. Khuyến nghị sử dụng là 300g/ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia bởi dầu cá có thể gây trở ngại cho các loại thuốc khác.
Hạt lanh: Thành phần của hạt lanh chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa cùng các axit béo không bão hòa như ALA hoặc omega – 3 hỗ trợ giảm viêm trong quá trình điều trị cứng khớp gối. Liều lương trung bình khuyên dùng hạt lanh là 500mg/ngày.
Glucosamine sulfate: Khi thiếu hụt hợp chất này, cơ thể không thể tái tạo lại đồng thời bảo vệ được sụn. Glucosamine sulfate giúp hạn chế cứng khớp cũng như làm dịu cơn đau. Liều lượng sử dụng phù hợp còn phụ thuộc vào thể trạng và tình hình của chứng cứng khớp gối.
Với một số trường hợp bị bệnh cứng khớp đầu gối do chấn thương hoặc vận động mạnh, việc thực hiện các bài tập không phải ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, việc để cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn nhằm giúp cho quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả là điều cần thiết hơn cả. Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia để lựa chọn bài tập phù hợp nhất.
Bài tập tăng cường: Tập trung tăng cường cơ bắp ở vùng đầu gối nhằm giảm bớt áp lực lên khớp gối.
Các bài tập kéo giãn và nâng cao phạm vi chuyển động giúp khớp gối di chuyển linh hoạt, hạn chế cứng khớp.
Bài tập aerobic, cardio hỗ trợ duy trì cân nặng ở mức ổn định, hạn chế gây thêm sức nặng cho đầu gối vốn đã bị tổn thương.
Bài tập duy trì thăng bằng vừa hỗ trợ tăng cường cơ bắp cũng như giảm nguy cơ vấp ngã gây chấn thương cho đầu gối.
Một lưu ý trước khi tiến hành các bài tập là bạn nên khởi động ít nhất 5 đến 10 phút giúp làm nóng khớp, tránh bị chấn thương trong quá trình tập luyện cũng như nâng cao hiệu quả của các bài tập, cố gắng thực hiện các bài tập đều đặn để có thể cải thiện được tình trạng bệnh cứng khớp gối.
Mỗi người cần biết cách phòng tránh ngay từ đầu, tránh để khi tình trạng cứng khớp trở năng, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Hãy thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao hệ cơ xương khớp, chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu canxi, collagen, omega – 3,… giúp khớp dẻo dai và linh hoạt hơn, ngủ đúng tư thế nhằm tránh ảnh hưởng cũng như tăng tuổi thọ của xương khớp. Cần tiến hành thăm khám định kỳ đầy đủ, nhất là người cao tuổi để có thể phát hiện sớm cũng như có biện pháp điều trị kịp thời. Lưu ý giữ ấm cho cơ thể để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh cứng khớp đầu gối, có thể tắm nước nóng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm co thắt cơ bắp.
Bệnh cứng khớp đầu gối hoàn toàn có thể xuất hiện ở cả người thường xuyên tập luyện lẫn người cao tuổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để khắc phục được các triệu chứng cũng như tránh để bệnh cứng khớp gối biến chứng nguy hiểm, người mắc cần biết cách điều trị và khắc phục tình trạng này. Nếu cảm thấy cơn đau, cứng khớp diễn ra liên tục, hãy đến gặp các bác sĩ sớm nhất để nhận được tư vấn kịp thời.
Sản phẩm bổ khớp Ultramin có nguồn gốc từ thiên nhiên vô cùng an toàn, phù hợp với người gặp các vấn đề về xương khớp. Bổ khớp Ultramin cung cấp phức hợp GCMAC - bộ 5 dưỡng chất sụn khớp giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt, trơn tru, phù hợp người mắc bệnh cứng khớp gối. Ngoài ra, Ultramin còn chứa hệ WBC - chống viêm giảm đau thực vật và bổ sung các vi khoáng chất khác hỗ trợ nâng cao thể trạng cho người bệnh đồng thời giải quyết triệu chứng bệnh xương khớp.
Xem thêm:
Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Nguyên nhân và triệu chứng...
Điều trị thoái hóa khớp gối sao cho hiệu quả nhất
Khi thấy dấu hiệu thoái hóa khớp gối thì nên làm gì
Thoái hóa khớp gối độ 2 và những điều liên quan
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!