Thoái hóa khớp gối là căn bệnh khó phát hiện sớm. Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là tình trạng đau nhức đầu gối, khi vận động gập duỗi khớp gối hay phát ra tiếng kêu lạo xạo.
Đây là các triệu chứng thông thường nên người bệnh dễ bỏ qua. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng, khó khăn trong đi lại thì người bệnh mới quan tâm đi khám. Khi này, bệnh sẽ xảy ra các biến chứng nặng hơn, tình hình chữa trị sẽ khó khăn hơn và chi phí khám cũng đắt đỏ.
Theo y khoa, thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp, kết hợp với phản ứng viêm và lượng dịch khớp bị suy giảm làm thay đổi bề mặt khớp, hình thành các gai xương tại khớp. Kết quả của quá trình này làm hư khớp, biến dạng khớp.
Tùy theo mức độ tổn thương sụn khớp, người ta chia thoái hóa khớp thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này, hình ảnh chụp X-quang không thấy rõ sự tổn thương khớp, khe khớp gần như bình thường và có thể có các gai xương nhỏ tại khớp.
Các triệu chứng ở giai đoạn này cũng chưa rõ rệt. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức tại khớp gối khi vận động nhiều, đứng lên ngồi xuống liên tục.
Giai đoạn 2:
Thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 hay còn gọi là thoái hóa khớp gối độ 2 sẽ có hiện tượng hẹp khe khớp nhẹ, có các gai xương nhỏ nhìn thấy sau khi chụp X-quang.
Thoái hóa khớp độ 2 được coi là giai đoạn tiến triển nhẹ nên sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, bao hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường nên cung cấp đủ lượng dịch khớp để bôi trơn khớp, giúp các hoạt động vẫn diễn ra được bình thường.
Ở giai đoạn này đã có sự xuất hiện của các gai nhỏ nên dễ bị đau khi vận động. Nguyên nhân là do các gai xương chạm vào các mô khớp nên xảy ra hiện tượng này.
Hiện tượng cứng khớp cũng có thể xảy ra ở giai đoạn này mỗi khi thời tiết trở lạnh hoặc ít vận vận động.
Giai đoạn 3:
Chụp X-quang ở giai đoạn này sẽ thấy rõ sự hẹp khe khớp, xuất hiện nhiều gai xương với các kích thước khác nhau, có thể bị biến dạng đầu khớp.
Biểu hiện ở giai đoạn 3 là sụn khớp bị tổn thương nhiều, nhiều gai xương nên sự vận động khớp gối bị hạn chế.
Ngoài ra, các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp cũng xảy ra thường xuyên hơn. Nhất là khi vận động nhiều, lên xuống cầu thang hoặc khi vận động nhẹ nhàng cũng bị đau khớp gối.
Thoái hóa khớp gối giai đoạn 3 đã xuất hiện triệu chứng viêm, biểu hiện là tình trạng sưng đỏ, tràn tràn dịch khớp. Hoặc nặng hơn là có thể bị vẹo khớp gối.
Giai đoạn 4:
Chụp X-quang thấy khe khớp bị hẹp nhiều thậm chí là hẹp toàn bộ khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương nhiều với kích thước lớn, đầu xương bị biến dạng rõ rệt.
Đây là giai đoạn cuối cùng là cũng là giai đoạn nặng nhất của thoái hóa khớp gối. Chính vì vậy triệu chứng ở giai đoạn này rất nhiều, người bệnh cảm thấy đau nhức liên tục, dữ dội. Viêm khớp xảy ra thường xuyên hơn, có tràn dịch khớp.
Giai đoạn 4, sụn khớp hầu như bị bào mòn hoàn toàn, bao hoạt dịch bị ảnh hưởng nên không cung cấp đủ dịch khớp vì vậy khớp không được bôi trơn. Tình trạng này làm cho quá trình vận động khớp gối bị hạn chế, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi vận động.
Nguyên nhân bị thoái hóa khớp gối độ 2 rất đa dạng. Tuy nhiên thường gặp nhất là một số nguyên nhân điển hình như sự thay đổi về tuổi tác, do chấn thương, do thừa cân béo phì, do một số bệnh như đái tháo đường, gout,...
Do tuổi tác
Ở người cao tuổi thường có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao. Nguyên nhân là do tuổi cao đồng nghĩa với việc thoái hóa khớp. Sụn khớp bị bào mòn do không được nuôi dưỡng tốt, khả năng tổng hợp hay hấp thu các chất dinh dưỡng cũng bị hạn chế. Sụn càng bị ảnh hưởng thì quá trình thoái hóa khớp diễn ra càng nhanh.
Do chấn thương
Khi gặp các tình trạng chấn thương khớp gối, nếu không được chữa trị, cải thiện đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sụn khớp, dịch khớp bị suy giảm và cuối cùng gây ra thoái hóa khớp.
Do thừa cân béo phì
Đối với người bị thừa cân, béo phì, trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên khớp gối. Quá trình này xảy ra thường xuyên, làm sụn khớp bị chèn ép, quá tải nhiều, lâu ngày sẽ bị bào mòn và thoái hóa.
Do các bệnh lý khác
Một số người có bệnh lý nền như đái tháo đường hay gout cũng có thể là nguyên nhân khiến khớp gối bị thoái hóa. Các bệnh này ảnh hưởng đến hoạt động và cấu trúc của khớp, khiến sụn khớp bị ảnh hưởng lâu ngày gây ra sự thoái khóa.
Thoái hóa khớp gối độ 2 là quá trình tiến triển đầu tiên của bệnh. Nên quá trình điều trị và cải thiện triệu chứng được coi là dễ dàng. Bệnh nhân cần chú ý thay đổi một số thói quen, kết hợp cùng một số biện pháp khắc phục, cải thiện sức khỏe khác sẽ giúp người bệnh sớm lấy lại vận động như bình thường.
Tuy nhiên đây là bệnh mạn tính, không thể khỏi hoàn toàn nên việc chúng ta cần làm là giảm các triệu chứng gặp phải, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm chậm quá trình thoái hóa.
Thay đổi lối sống
Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, tư thế làm việc, sinh hoạt có liên quan đến khớp gối. Tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp gối đồng thời luôn thay đổi tư thế của gối liên tục.
Bệnh nhân nên nên kiểm soát cân nặng của mình, tránh thừa cân, béo phì vì đây là một yếu tố nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp gối sớm.
Tập thể dục
Người bệnh cần áp dụng các bài tập thể dục thể thao tốt cho khớp gối như bơi lội, yoga, khi công…Các bài tập này vừa giúp rèn luyện, nâng cao sức khỏe, vừa giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối độ 2 một cách rõ rệt.
Sử dụng thuốc, bổ sung dưỡng chất
Khi xảy ra các triệu chứng đau nhức nhiều, không thuyên giảm, bệnh nhân có thể đến các trung tâm y tế để cấp thuốc, điều trị triệu chứng, giúp giảm đau cho người bệnh. Một số loại thuốc có thể nhắc đến là paracetamol, aspirin, nhóm thuốc corticoid,...
Ngoài ra, chế độ ăn của người bệnh cũng cần cung cấp thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, vitamin K, canxi, khoáng chất,..Vì các thực phẩm này rất tốt cho hệ xương khớp của bạn, giúp xương khớp được chắc khỏe, hạn chế sự tổn thương khớp.
Cùng với đó, bạn có thể bổ sung thêm các dưỡng chất sụn khớp như glucosamin sulfat, collagen typ II, MSM, acid hyaluronic, chondroitin,.. để bảo vệ, tái tạo sụn khớp, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Như vậy, thoái hóa khớp gối độ 2 là giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên nếu không quan tâm chữa trị và thay đổi lối sống, bệnh sẽ tiến triển xấu hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng suy giảm đáng kể. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu xấu của khớp, người bệnh cần đến khám để đưa ra phương pháp điều trị sớm nhất.
Xem thêm: