Trước khi điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh cần đi khám để biết· được tình trạng bệnh của mình đang ở mức độ nào. Để từ đó đưa ra được phương pháp cũng như cách điều trị sao cho thích hợp nhất.
Thông thường, mỗi khi thấy xuất hiện dấu hiệu của thoái hóa khớp gối như đau nhức, sưng đỏ hay có tiếng kêu lạo xạo khi gập gối, người bệnh thường tìm đến các hiệu thuốc, các cơ sở y tế gần nhất để được kê đơn thuốc giúp giảm đau sớm nhất.
Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ của cơn đau cũng như tình trạng gối có bị viêm hay không, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thuốc và liều lượng tương ứng.
Một số loại thuốc hay được sử dụng để giảm đau nhức, giảm các triệu chứng của thoái hoá khớp hay được sử dụng là:
Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, codein,.. Các thuốc này có tác dụng giảm đau hiệu quả với mức độ đau từ nhẹ đến trung bình. Thuốc hiệu quả giảm đau trong các trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài, paracetamol có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Thuốc thuộc nhóm NSAID : ibuprofen, celecoxib, diclofenac,...Nhóm thuốc NSAID vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng chống viêm hiệu quả nên hay được áp dụng điều trị thoái hóa khớp gối cho bệnh nhân.
Cơ chế hoạt động của nhóm này là ức chế enzyme COX, từ đó làm giảm tổng hợp chất trung gian gây viêm. Do đó giúp giảm đau và giảm viêm cho người bệnh.
Ibuprofen, Diclofenac có tác dụng phụ cho dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng.
Thuốc corticoid : Nhóm thuốc này được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng được với các loại thuốc thông thường khác. Thuốc dùng điều trị thoái hóa khớp gối cho những người thường xuyên xảy ra cơn đau nhức, đau nhiều, đau từ mực độ trung bình đến nặng.
Với cơ chế ức chế miễn dịch nên giúp làm giảm cơn đau và giảm sự tổn thương tới các khớp.
Tác dụng giảm đau cao, nhưng nhóm thuốc này gây ra tác dụng phụ là phù và giữ nước. Chính vì vậy cần được sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số loại thuốc chống thoái hóa khớp khác: Khi gặp tình trạng thoái hóa khớp gối, người bệnh nên bổ sung cho mình một số dưỡng chất tốt cho khớp như glucosamin sulfat, MSM, acid hyaluronic, chondroitin,...
Sử dụng dưỡng chất bổ trợ giúp giảm quá trình thoái hóa khớp gối, bảo vệ khớp gối được chắc khỏe. Ngoài ra các hoạt chất này còn giúp tăng khả năng tái tạo sụn khớp, bổ sung dịch khớp giúp khớp được bôi trơn, vận động dễ dàng.
Sử dụng phương pháp ngoại khoa
Khi tình trạng thoái hoá khớp nặng, nhất là ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4 ( các giai đoạn thoái hoá cuối cùng), có thể bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân áp dụng điều trị bằng cách phẫu thuật. Phương pháp này can thiệp được các biến dạng khớp, giúp bệnh nhân giảm được triệu chứng đau và hạn chế nguy cơ tàn tật.
Ngoài cách điều trị thoái hóa khớp gối theo y học hiện đại, y học cổ truyền cũng được nhân dân, người bệnh áp dụng điều trị rất phổ biến. Tùy từng vùng miền, tuỳ từng kiến thức cũng như cách truyền bá kiến thức mà mỗi nơi có một cách sử dụng điều trị khác nhau.
Hiện nay có rất nhiều dược liệu quý giúp điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, bài viết dưới đây chỉ đề cập đến một số dược liệu cơ bản, dễ tìm, dễ mua, dễ sử dụng.
Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị chữa bệnh cho chính bản thân mình qua các mẹo sử dụng dược liệu dưới đây.
Từ xưa, nghệ được biến đến như một gia vị quen thuộc trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh của nghệ cũng vô cùng đa dạng. Nghệ có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như đau dạ dày, viêm gan, thoái hoá khớp,..Hơn nữa, tác dụng làm đẹp da của nghệ từ lâu đã được chứng minh bởi khả năng làm trắng cũng như giúp mờ sẹo, trị thâm hiệu quả.
Theo nghiên cứu, trong nghệ chứa một hoạt chất có đặc tính sinh học cao là Curcumin. Chất này có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Chính vì vậy, nghệ hay được dùng làm bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối mỗi khi tình trạng đau nhức, viêm đỏ xảy ra.
Curcumin hoạt động như một chất chống oxy hóa để giúp giảm tình trạng viêm khớp. Ngoài ra, Curcumin ức chế hoạt động của enzyme gây phân huỷ sụn khớp, từ đó bảo vệ sụn khớp khỏi các tác nhân gây thoái hoá.
Curcumin được đánh giá là an toàn, hiệu quả cao trong việc điều trị thoái hóa khớp gối nên các bài thuốc dân gian từ nghệ luôn được áp dụng rộng rãi.
Để tăng thêm tính hiệu quả cũng như sử dụng được dễ dàng hơn. Người ta thường kết hợp nghệ với mật ong để điều trị thoái hóa khớp gối. Mật ong được biến đến như một chất kháng khuẩn tự nhiên, điều trị nhiễm trùng nên được dùng khi chữa trị các vết thương.
Chính vì vậy, sự kết hợp giữa mật ong và nghệ là sự kết hợp hoàn hảo. Nó giúp quá trình điều trị thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả cao.
Cách sử dụng:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 3 muỗng mật ong nguyên chất và 2 thìa bột nghệ
Trộn đều 2 nguyên liệu trên thành hỗn hợp đặc
Bạn có thể sử dụng ngay hỗn hợp hoặc pha thêm chút nước ấm để dễ uống hơn
Người bệnh sử dụng bài thuốc này hàng ngày, sử dụng đều đặn trong một thời gian thì mới thấy được hiệu quả sử dụng.
Ngoài tác dụng làm đẹp, ăn uống, dứa còn có tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối vô cùng hiệu quả.
Thành phần chính có tác dụng chữa bệnh trong dứa là enzyme Bromelain. Enzyme này có tác dụng giảm đau, chống viêm tốt do cơ chế ức chế các chất gây viêm. Từ đó, Bromelain được ứng dụng làm giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối cho người bệnh.
Ngoài khả năng chữa bệnh, dứa cũng có tác dụng phòng bệnh, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho. Trong dứa có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, vitamin B, mangan,...tốt cho sức khỏe xương khớp, tăng miễn dịch cũng như sức khỏe cho người bệnh.
Biết được các tác dụng to lớn từ dứa mang lại, người bệnh cần sử dụng dứa thường xuyên hơn để đạt được hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối.
Có nhiều cách sử dụng dứa khác nhau đều mang lại hiệu quả chữa bệnh. Bạn có thể ăn dứa trực tiếp, uống nước ép dứa hoặc chế biến thành các món canh, salad để thay đổi khẩu vị ăn hàng ngày.
Điều trị thoái hoá khớp gối bằng quả dứa là liệu pháp tự nhiên nên an toàn, lành tính và hiệu quả cho người bệnh.
Tóm lại, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối mà người bệnh có thể áp dụng. Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cũng nên thay đổi các thói quen sinh hoạt, tránh các hoạt động gây áp lực cho gối. Đồng thời nên kết hợp các bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe, giúp hỗ trợ chữa trị bệnh một cách nhanh chóng hơn.
Xem thêm: