Khi thấy dấu hiệu thoái hóa khớp gối thì nên làm gì

Thứ năm - 02/12/2021 06:45
Thoái hóa khớp gối đã và đang là mối đe dọa cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nó gây ra nhiều triệu chứng và thậm chí là nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi thấy dấu hiệu thoái hóa khớp gối thì bạn nên làm gì? Chúng ta cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết sau đây.
dấu hiệu thoái hóa khớp gối
dấu hiệu thoái hóa khớp gối

1. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là biểu hiện của sự biến đổi bề mặt sụn khớp, làm giảm dịch khớp, hình thành các gai xương từ đó làm biến đổi bề mặt khớp, dẫn đến khớp biến dạng.

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của thoái hóa khớp gối là do sự lão hóa về tuổi tác, những người hay làm các công việc bê vác nặng nhọc, và ở những người thừa cân béo phì. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối còn do một số nguyên nhân khác như chấn thương, mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh gout, …

Thoái hóa khớp gối thường có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có các triệu chứng, dấu hiệu thoái hóa khớp gối khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu thoái hóa khớp gối qua từng giai đoạn, người bệnh nên chú ý để theo dõi tình trạng bệnh của mình.

dau hieu thoai hoa khop goi 1
Thoái hóa khớp gối gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh

 

Giai đoạn 1:

Ở giai đoạn này, sụn khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên chưa có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh có thể có cảm giác đau nhức khớp gối khi vận động nặng, vận động liên quan đến khớp gối. Tuy nhiên, các triệu chứng đau nhức không diễn ra nhiều, nên chưa ảnh hưởng nhiều đến vận động của người bệnh.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 vẫn được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối khi chụp X-quang là hình ảnh khe khớp bị hẹp lại, nhưng sự thu hẹp vẫn không đáng kể, có các gai xương nhỏ ở khớp.

Giai đoạn 2, dịch khớp vẫn đảm bảo được đầy đủ, khớp vẫn được bôi trơn nên khả năng vận động, di chuyển vẫn diễn ra bình thường.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối ở giai đoạn này cũng nhiều hơn. Triệu chứng đau nhức xảy ra, có thể kèm cứng khớp kể cả khi không hoạt động.

Giai đoạn 3:

Giai đoạn 3 là giai đoạn thoái hóa khớp gối mức độ trung bình. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối là hình ảnh khe khớp bị hẹp lại rõ, sụn khớp bị tổn thương, dịch khớp bị suy giảm, xuất hiện nhiều gai xương với các kích thước khác nhau. 

Chính vì vậy, các triệu chứng đau nhức xảy ra thường xuyên hơn, cứng khớp có thể xảy ra vào mỗi buổi sáng hoặc ngồi trong thời gian dài. Ở giai đoạn này có thể xuất hiện các triệu chứng viêm, khớp gối bị sưng đỏ, gây đau cho người bệnh.

Giai đoạn 4:

Thoái hóa khớp gối ở trong giai đoạn này là giai đoạn nặng, giai đoạn nghiêm trọng. Người bệnh cảm thấy đau nhức liên tục, cứng khớp hay xảy ra, gây khó khăn trong vận động, di chuyển. Viêm khớp xảy ra thường xuyên hơn, có thể tràn dịch khớp.

Lý do xảy ra dấu hiệu thoái hóa khớp gối giai đoạn 4 là do khe khớp bị thu hẹp toàn bộ, có nhiều gai xương lớn, đầu xương bị biến dạng rõ rệt. Cùng với đó, ở giai đoạn này, bao hoạt dịch bị ảnh hưởng khiến không cung cấp đủ lượng dịch cho khớp, khiến khớp không được bôi trơn. Sự ảnh hưởng của quá trình thoái hóa gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

2. Thấy dấu hiệu thoái hóa khớp gối nên làm gì

Khi thấy các dấu hiệu thoái hóa khớp gối, người bệnh cần tìm cách khắc phục, chữa trị một cách sớm nhất có thể. Bởi nếu để lâu, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn khi vận động, di chuyển của người bệnh. Hơn nữa, nếu để bệnh nghiêm trọng, quá trình trị liệu cũng rất mất thời gian và tốn tiền của của người bệnh.

2.1. Sử dụng thuốc tây giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối

dau hieu thoai hoa khop goi 2
Sử dụng thuốc Tây giúp giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối

Các dấu hiệu thoái hóa khớp gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Khi thấy các dấu hiệu đó, người bệnh thường tìm đến các cơ sở y tế, các hiệu thuốc để tìm liệu pháp giảm đau nhanh chóng cho mình.

Một số loại thuốc giảm đau nhức do thoái hoá khớp gối mà người bệnh có thể sử dụng là:

Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, codein,..

Các thuốc thuộc nhóm NSAID: aspirin, ibuprofen, naproxen,..

Ngoài các thuốc giảm đau nhức nhanh chóng, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các vitamin tốt cho xương khớp để khớp luôn được cung cấp đủ dưỡng chất. Từ đó xương khớp được chắc khỏe, hạn chế tình trạng đau nhức và giảm được các dấu hiệu thoái hóa khớp gối.

Một số vitamin bạn có thể bổ sung cho xương khớp là vitamin B1, B6, B12, vitamin D, vitamin K,...

2.2. Sử dụng dược liệu làm giảm dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Ngoài cách sử dụng thuốc Tây, người bệnh còn truyền tai nhau các mẹo sử dụng dược liệu để giảm dấu hiệu thoái hóa khớp gối. 

Có rất nhiều loại dược liệu tốt cho xương khớp, nó có tác dụng giảm đau nhức, giảm các dấu hiệu thoái hóa khớp một cách đáng kể. Một số loại dược liệu tốt mà hay được sử dụng có thể kể đến là nghệ, dứa, vỏ cây liễu trắng,...

2.2.1. Nghệ

Được biết, trong nghệ có chứa lượng lớn hoạt chất curcumin. Đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương khớp.

Chính vì vậy, sử dụng nghệ có thể giúp giảm đau, giảm dấu hiệu thoái hóa khớp gối. 

dau hieu thoai hoa khop goi 3
Giảm dấu hiệu thoái hóa khớp gối bằng nghệ mang lại hiệu quả cao

2.2.2. Dứa

Dứa là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng và có chứa nhiều thành phần tốt cho xương khớp.

Trong dứa có chứa nhiều vitamin C, mangan, chất khoáng và một số vitamin khác, giúp tăng cường sức đề kháng, nuôi dưỡng xương khớp một cách chắc khỏe.

Hơn nữa, trong dứa còn có một enzyme tên là bromelain có tác dụng kháng viêm giảm đau.

Bromelain được đánh giá an toàn , tự nhiên và có tác dụng cao trong việc giảm các dấu hiệu do thoái hóa khớp gối gây ra.

Để hỗ trợ giảm đau nhức, giảm viêm, người bệnh nên sử dụng dứa mỗi ngày để đem lại hiệu quả cao.

2.2.3. Vỏ cây liễu trắng

Vỏ cây liễu trắng từ lâu đã được coi là thần dược chữa các dấu hiệu thoái hóa khớp gối.

Thành phần chính có tác dụng chữa đau nhức, chống viêm trong vỏ cây liễu trắng là hoạt chất salicin. Hoạt chất này có đặc tính cao, giúp chữa hiệu quả các chứng đau nhức do thoái hóa, trị sưng đỏ do viêm khớp.

Sử dụng vỏ cây liễu trắng để sắc nước uống mỗi ngày, sử dụng thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt cho người bệnh.

2.3. Bổ sung dưỡng chất tốt cho sụn khớp

Ngoài việc sử dụng thuốc tây hay các dược liệu chữa bệnh, mọi người cần tìm thêm các dưỡng chất khác tốt cho sụn khớp để bảo vệ cũng như giảm quá trình thoái hoá khớp.

Một số dưỡng chất sụn khớp có thể bổ sung là glucosamin sulfat, collagen typ II, MSM, acid hyaluronic, chondroitin,...

Các dưỡng chất này có khả năng tái tạo, bổ sung dịch khớp, giúp khớp được bôi trơn tốt hơn. Cùng với đó, nó ngăn chặn các tác nhân gây thoái hoá sụn, ngăn ngừa sự tổn thương sụn khớp, giúp khớp luôn được chắc khỏe.

Tóm lại, khi thấy các dấu hiệu thoái hóa khớp gối, bạn nên tìm cho mình các giải pháp tối ưu nhất, vừa giúp điều trị triệu chứng bệnh, lại giúp phòng và bổ sung xương khớp chắc khoẻ một cách toàn diện nhất.

Xem thêm:
 Thận trọng các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì...
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây