Nguyên nhân cứng khớp gối và cách điều trị hiệu quả

Thứ ba - 04/01/2022 23:12
Cứng khớp gối làm cản trở sinh hoạt hằng ngày của bạn. Bởi khớp gối là một phần quan trọng nâng đỡ và giúp cơ thể di chuyển. Tổn thương sụn khớp, thoái hóa, viêm khớp,... là những nguyên nhân hàng đầu gây cứng khớp gối.

4 Nguyên nhân gây cứng khớp gối

Cứng khớp gối là hiện tượng người bệnh không thể duỗi thẳng chân hoặc vận động linh hoạt. Điều này xảy ra nhiều nhất là vào buổi sáng sau một giấc ngủ dài.

Do khớp bị thoái hóa

Thoái hóa khớp là tình trạng khi sụn và xương dưới sụn bị xơ cứng. Cộng với giảm tiết chất nhầy khiến cho hai đầu xương khó trượt qua nhau. Những triệu chứng ban đầu có thể là nghe thấy tiếng lục cục, đau nhức khi vận động. Chúng thường không rầm rộ khiến người bệnh dễ nhầm lẫn và bỏ qua. 

cung khop goi va cach dieu tri 2
Thoái hóa gây xơ cứng khớp gối

Tuy nhiên 90% số bệnh nhân thoái hóa khớp gối đều tiến triển đến giai đoạn cứng khớp. Nguyên nhân này thường gặp ở người cao tuổi. Nó khiến người bệnh phải cử động nhẹ nhàng một lúc thì hiện tượng cứng khớp mới dần hết.

Do khớp bị viêm

Cứng khớp gối do viêm khớp là một tình trạng phổ biến ngay cả với người trẻ. Bởi có rất nhiều yếu tố làm khởi phát quá trình viêm tại khớp. Thay đổi thời tiết, ăn uống không lành mạnh, nhiễm khuẩn,...

Khi bị viêm, đầu gối dễ bị sưng đỏ lên, đau buốt. Nó khiến người bệnh đi lại khó khăn, mệt mỏi, gầy sút cân. Nếu viêm kéo dài có thể làm tổn thương đầu sụn, dây chằng và xương tại đó. Biểu hiện cứng khớp sẽ xảy ra nhiều khi bạn nằm hoặc ngồi lâu và có thể kéo dài đến 1 giờ.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến thì còn có rất nhiều bệnh lý khác gây cứng khớp gối. Có thể kể đến như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, thấp khớp,... Triệu chứng có thể không rõ ràng nhưng đôi khi lại bùng phát rầm rộ. Vì vậy, bạn cần phải đến cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân chính xác nhất.

Cứng khớp gối và các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Cứng khớp gối và các bệnh về khớp thường diễn biến khá thầm lặng. Đến khi các triệu chứng biểu hiện rõ ràng, người bệnh đi khám thì đã ở giai đoạn muộn. Lúc này nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm là rất cao. 

Đau buốt, hạn chế vận động

Các cơn đau buốt có thể xảy đến nhiều lần hơn. Mỗi khi thay đổi tư thế, vận động mạnh hoặc sau một bữa ăn nhiều đạm. Đầu gối của bạn lại phải chịu các cơn đau điếng. Theo đó thời gian đau cũng kéo dài hơn, khiến người bệnh khó chịu.

Nếu không được phát hiện và điều trị, những cơn cứng khớp gối sẽ trở nên dai dẳng. Sau khi thức dậy có khi bạn phải mất gần một tiếng mới đi lại được. Điều này làm cản trở rất nhiều đến khả năng vận động của người bệnh.

cung khop goi va cach dieu tri 1
Người bệnh bị đau nhức và sưng đỏ tại khớp xương

Cứng nhiều khớp khác nữa

Từ cứng khớp gối, các cơn đau có thể lan sang các khớp khác. Và dần dần bạn sẽ thấy khớp ngón tay, khớp bàn chân cũng bị xơ cứng. Đau tại nhiều khớp khiến người bệnh đi lại, làm việc vô cùng khó khăn. 

Biến dạng khớp

Đó là khi ổ viêm hoặc quá trình thoái hóa tiến triển mạnh. Các đầu sụn bị bào mòn, xơ hóa dẫn đến lệch khớp, biến dạng. Với mỗi loại bệnh lý thì mức độ và hình dạng khớp bị biến dạng lại có những đặc trưng khác nhau. 

Khi bị cứng khớp gối các biến dạng có thể khiến khớp xương bị gập, nổi các nốt sần. Người bệnh khó đi thẳng và cảm thấy đau nhức dữ dội khi di chuyển. Lâu dần khiến người bệnh ngại vận động và có thể dẫn đến liệt.

Cách điều trị tại nhà cho người cứng khớp gối

Cùng với liệu pháp điều trị bằng thuốc, người bị cứng khớp gối có thể áp dụng các biện pháp phục hồi tại nhà.

Chườm ấm/ lạnh

Khi xuất hiện các cơn đau, sưng nóng do viêm bạn có thể chườm để cảm thấy dễ chịu hơn. Người bị cứng khớp gối có thể lựa chọn chườm ấm hoặc lạnh tùy thuộc vào cảm nhận. Biện pháp này giúp ngăn chặn quá trình viêm, làm chậm sự phá hủy tại ổ khớp.

Sử dụng thuốc chống viêm

Nếu chườm không thể làm giảm sưng đau, bạn có thể sử dụng đến các thuốc chống viêm. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các thuốc này vì chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

Bổ sung thực phẩm lợi khớp

Sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị cứng khớp gối cho thấy nhiều hiệu quả. Các loại dược liệu như: Tinh chất từ nghệ, Vỏ của cây liễu trắng, Enzyme từ dứa, Hy thiêm, Đinh lăng,... đang được ưa chuộng. Chúng có công dụng chống viêm, giảm sưng đau, ngăn ngừa cứng khớp rất tốt.

cung khop goi va cach dieu tri
Hạn chế thoái hóa khớp gối bằng dược liệu

Ở bài viết này chúng tôi đề xuất sản phẩm thực phẩm chức năng Ultramin cho những người đang bị cứng khớp gối. Sản phẩm là sự kết hợp bởi Tinh chất từ nghệ, Vỏ của cây liễu trắng, Enzyme từ dứa giúp giảm tình trạng đau nhức tại khớp. Ngoài ra bổ khớp Ultramin còn chứa bộ 5 dưỡng chất sụn khớp giúp tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức mạnh xương khớp. Ultramin được chứng minh là giúp làm chậm quá trình thoái hóa, giảm sưng đau tại các khớp.

Nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày chứa rất nhiều chất có lợi cho khớp xương. Ví dụ như: dầu cá, tỏi, rau có màu xanh đậm, quả hạch,... Bên cạnh đó bạn cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh. Hãy tránh những đồ ăn dầu mỡ, giàu cholesterol và đồ ngọt.

Tập luyện nhẹ nhàng

Các bài tập thể dục đơn giản giúp khớp xương được vận động và có thời gian phục hồi. Tránh tình trạng ngồi hoặc nằm quá lâu có thể khiến các khớp xương bị xơ cứng. Đối với người bị cứng khớp gối thì tập vật lý trị liệu mang đến nhiều hiệu quả đáng mong đợi. Bạn hãy tham khảo và kiên trì luyện tập nhé.

Tóm lại, cứng khớp gối làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống của bạn. Hãy thay đổi lối sống và tìm hiểu kỹ các thông tin giúp khớp xương nhanh chóng hồi phục. 


Xem thêm: 
Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Nguyên nhân và triệu chứng...
Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?
KHÁM THOÁI HOÁ KHỚP GỐI NHƯ THẾ NÀO?

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây