KHÁM THOÁI HOÁ KHỚP GỐI NHƯ THẾ NÀO?

Thứ hai - 03/01/2022 22:07
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ bị thoái hóa khớp gối chiếm khoảng 20% dân số trung bình ở mỗi quốc gia. Riêng tại Việt Nam, ở độ tuổi trên 40, con số này chiếm đến 23%. Chính vì vậy mà thoái hóa khớp gối đã trở thành bệnh xương khớp phổ biến nhất trên thế giới và ngày càng được nhiều người quan tâm chú ý đến. Bài biết dưới đây cũng sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách khám thoái hóa khớp gối. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Thoái hóa khớp gối là gì?  

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý mạn tính và là kết quả của quá trình cơ học, sinh học gây phá vỡ sự cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể do nhiều yếu tố gây ra như chấn thương, chuyển hóa, di truyền, phát triển,...

Hiểu một cách đơn giản thì thoái hóa khớp là tình trạng suy giảm về chức năng khớp (chức năng vận động, chức năng chịu lực,...) do tổn thương các thành phần cấu tạo nên khớp mà đặc trưng là bào mòn sụn khớp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân rất có thể sẽ gặp các biến chứng như biến dạng khớp hay thậm chí là mất khả năng vận động.

kham thoai hoa khop goi 1
Hình ảnh biểu hiện sự khác biệt giữa khớp gối thoái hóa và bình thường

2. Khám thoái hoá khớp gối

Các bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp.

2.1. Triệu chứng lâm sàng

  • Đau khớp gối:

  • Giai đoạn đầu đau với tính chất cơ học: đau tăng lên khi vận động, đau tăng lên khi vận động, đau giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi, đau từng đợt.

  • Giai đoạn sau đau kiểu viêm: đau liên tục, tăng dần theo thời gian, nghỉ ngơi không đỡ.

  • Cứng khớp vào buổi sáng: khớp không vận động được hết biên độ như bình thường khi thức dậy vào buổi sáng và cần một khoảng thời gian mới trở lại linh hoạt. Thời gian để khớp phục hồi gọi là "thời gian cứng khớp", đối với thoái hoá khớp gối, thời gian cứng khớp thường dao động từ 10-20 phút.

  • Tiếng lục khục khớp: các diện khớp cọ vào nhau khi cử động khớp gây ra tiếng lạo xạo, lục khục nghe thấy hoặc cảm nhận được khi khám.

  • Hạn chế vận động: lúc đầu hạn chế vận động khớp chủ yếu là do đau, giai đoạn sau các tổn thương thực thể ở sụn khớp gây hạn chế vận động nhiều hơn, đi lại khó khăn thậm chí không thể tự đi lại.

  • Sưng tấy, biến dạng khớp: khám khớp trong đợt tiến triển thường thấy sưng do tràn dịch hay chồi xương, thậm chí là teo cơ, biến dạng khớp. Đây là giai đoạn sụn khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng và bệnh thoái hóa khớp đã tiến triển rất nặng. Lúc này, khả năng vận động của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng rất lớn do đầu gối lệch, rất khó gập hoặc duỗi gối.

3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Chụp X-quang khớp gối

Hình ảnh X-quang điển hình của thoái hóa khớp gồm 5 đặc điểm:

  • Hẹp khe khớp.

  • Gai xương rìa khớp.

  • Tổn thương bề mặt xương ở khoang đùi - chày làm diện khớp gồ ghề mất tính trơn nhẵn.

  • Kết đặc (xơ) xương dưới sụn.

  • Nang xương dưới sụn (thường gặp ở thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh).

Hiện nay, các bác sĩ thường dùng tiêu chuẩn Kellgren-Lawrence để chẩn đoán khớp gối đang bị thoái hóa ở giai đoạn nào dựa trên hình ảnh X-quang.

kham thoai hoa khop goi 2
Hình ảnh X-quang thể hiện 4 giai đoạn thoái hóa khớp gối  
  • Giai đoạn 1: Hình ảnh gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ gai xương. 

  • Giai đoạn 2: Hình ảnh gai xương rõ, nghi ngờ hẹp khe khớp.
  • Giai đoạn 3: Hình ảnh gái xương rõ, hẹp khe khớp nhẹ và vừa.
  • Giai đoạn 4: Hình ảnh gai xương rõ, hẹp khe khớp nặng, dày xương dưới sụn và phì đại đầu xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này không những giúp phát hiện được các tổn thương sụn khớp, màng hoạt dịch, dây chằng mà còn có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách chi tiết nhất trong không gian ba chiều.
  • Siêu âm khớp: đánh giá được bề dày sụn, tình trạng viêm màng hoạt dịch, tràn dịch khớp, gai xương, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn, dễ thực hiện do đó có thể dùng để theo dõi tình trạng thoái hóa khớp ở nhiều thời điểm khác nhau.
  • Nội soi khớp: phương pháp này giúp quan sát trực tiếp được các mức độ khác nhau của các thương tổn thoái hoá sụn khớp. Còn để chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý khớp khác, ngoài nội soi khớp, các bác sĩ thường kết hợp thêm sinh thiết màng hoạt dịch.
  • OCT: là phương pháp dùng tia hồng ngoại qua nội soi khớp để chụp sụn khớp, giúp đánh giá được chất lượng sụn khớp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): phương pháp này mang lại giá trị không nhiều hơn MRI hay X-quang nhưng lại khiến bệnh nhân phải chịu lượng bức xạ khá nhiều nên rất ít được sử dụng.
  • Xét nghiệm dịch khớp: dịch trong, màu vàng nhạt, số lượng tế bào dưới 2000 tế bào/mô và tế bào bạch cầu lympho chiếm ưu.
  • Xét nghiệm máu
Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng và công thức bạch cầu trong giới hạn bình thường.
Sinh hoá máu: CRP tăng.

3.3. Chẩn đoán xác định thoái hoá khớp gối

Áp dụng tiêu chuẩn phân loại của Hội thấp khớp học Mỹ - ACR, dựa vào các đặc điểm lâm sàng và X-quang thường quy.

Các tiêu chuẩn:

(1) Rìa khớp xuất hiện gai xương (trên phim chụp Xquang);

(2) Dịch khớp là chất dịch đã bị thoái hóa;

(3) Độ tuổi trên 38 tuổi;

(4) Bệnh nhân bị cứng khớp với thời gian không quá 30 phút;

(5) Khi cử động khớp có tiếng kêu lục khục.

Theo các chuyên gia ACR, khi có các yếu tố sau thì bệnh nhân được chẩn đoán là đã bị mắc thoái hóa khớp gối:

  • (1), (2), (3), (4);

  • Hoặc (1), (2), (5);

  • Hoặc (1), (4), (5).

3.4. Chẩn đoán phân biệt

Khi khám thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ cần phải chẩn đoán phân biệt với viêm khớp dạng thấp nếu có duy nhất thương tổn tại khớp gối và biểu hiện này lại chỉ xảy ra ở một khớp. Nội soi khớp và sinh thiết màng hoạt dịch cũng thường được kết hợp để quan sát tình trạng viêm tại khớp, có hay không các yếu tố dạng thấp cùng với các biểu hiện viêm sinh học như CRP tăng hay tốc độ máu lắng tăng trong viêm khớp dạng thấp.

4. Kết luận 

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về khám thoái hóa khớp gối mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Ngoài việc tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức về xương khớp, hãy chủ động cung cấp thêm Canxi, các vitamin (D3, K2) và khoáng chất cũng như các dưỡng chất cần thiết cho khớp (glucosamin sulfat, collagen II, methyl sulfonyl methane, acid hyaluronic,  chondroitin sulfat, …) để có một hệ xương khớp thật chắc khỏe nhé!


Xem thêm: 
Nguy hại của thoái hóa khớp gối tràn dịch nếu không điều trị...
Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng
Đi tìm câu trả lời “Những ai nên dùng Xương khớp Ultramin?”

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây