Các khớp kêu lục khục khi vận động liệu có đáng lo ngại?

Thứ hai - 21/02/2022 22:52
Hiện tượng xuất hiện các tiếng khớp kêu lục khục khi cử động là một hiện tượng rất phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cơ bản, đây là hiện tượng bình thường, xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu tiếng kêu khó chịu này đi kèm với các biểu hiện khác như đau đớn hay viêm, sưng đỏ, thì tình trạng này sẽ trở nên đáng lo ngại.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng các khớp kêu lục khục khi vận động

Theo các chuyên gia, hiện tượng các khớp xương kêu lục khục có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Biểu hiện vô hại của khớp: Nếu khớp phát ra tiếng động nhưng không đem lại cảm giác khó chịu hoặc không đi kèm các dấu hiệu nào khác thì đây là một tình trạng bình thường, không nguy hiểm đến sức khỏe. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do các túi chứa dịch bên trong khớp bị kéo căng bất ngờ khi bạn vận động.

  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng bệnh mãn tính do hiện tượng rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, nó xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh. Các phản ứng viêm xảy ra sẽ gây nên tình trạng khớp kêu lục khục, sưng tấy, đau nhức khớp, xuất hiện dấu hiệu biến dạng khớp, biên độ vận động của các khớp bị thu hẹp,….

  • Thoái hóa khớp: Tình trạng thoái hóa khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp trên cơ thể. Ngoài biểu hiện các khớp xương kêu lục khục khi vận động, thoái hóa khớp còn gây ra nhiều triệu chứng đi kèm khác như: đau nhức, cứng khớp, khó cử động khớp,… Các triệu chứng bệnh có xu hướng nặng hơn vào buổi sáng khi ngủ dậy hay khi thời tiết thay đổi.

khop keu luc khuc 1
Thoái hóa khớp có thể là nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm khi khớp kêu lục khục
  • Do thiếu dịch khớp: Dịch khớp là chất nhầy rất quan trọng đóng vai trò bôi trơn các đầu khớp, giúp tăng độ trơn tru, linh hoạt cho hệ vận động. Khi lượng dịch khớp bị hao hụt, độ ma sát giữa hai đầu xương liền kề nhau cũng theo đó tăng lên. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các hiện tượng như đau khớp, cứng khớp, tiếng kêu lục khục phát ra ở các đầu khớp khi cử động.

  • Do vôi hóa ổ khớp: Hiện tượng vôi hóa ổ khớp thường xảy ra do sự lắng đọng canxi ở sụn và xương dưới sụn. Tình trạng này sẽ đem đến những cơn đau đột ngột cho người bệnh mỗi khi vận động. Khi trở nặng hơn, người bệnh sẽ có thể nghe thấy tiếng kêu răng rắc, lục khục ở khớp ngay cả khi không vận động.

  • Do sự tổn thương của sụn và xương dưới sụn: Sụn và xương dưới sụn là bộ phận dễ bị tổn thương trong quá trình sinh hoạt, làm việc hay do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Sụn và xương dưới sụn bị bào mòn sẽ khiến các đầu xương cọ sát trực tiếp với nhau, gây ra các tiếng kêu lục khục của khớp mỗi khi vận động.

2. Các khớp kêu lục khục trở nên nguy hiểm khi nào?

Như đã đề cập đến ở trên, tình trạng khớp phát ra tiếng kêu lục khục nhưng không kèm theo triệu chứng đau hay khó vận động thì đây chỉ là biểu hiện bình thường của khớp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có kèm theo đau, cứng khớp, khó vận động vùng khớp thì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý về cơ xương khớp nguy hiểm. Những căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như teo cơ, bại liệt. Đặc biệt, nếu viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây ra tình trạng này thì nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác cho tim mạch, thần kinh,… trường hợp xấu nhất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

khop keu luc khuc 2
Cần thăm khám bác sĩ khi các tiếng kêu lục khục có kèm theo đau, cứng khớp,...

Do vậy, khi thấy các khớp xương kêu lục khục kèm theo các biểu hiện như: đau khớp, khớp sưng tấy khớp, khó khăn khi vận động khớp… bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám có các biện pháp khắc phục kịp thời.

3. Nên làm gì để phòng ngừa tình trạng khớp kêu lục khục?

Hiện tượng các khớp kêu lục khục có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta đều có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các lưu ý sau đây:

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày không chỉ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh mà còn tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho hệ cơ xương khớp, giúp cho cơ thể thêm nhanh nhẹn và nhiều năng lượng hơn.

  • Hạn chế lao động và làm việc quá sức: Bạn hãy sắp xếp dành thời gian nghỉ ngơi điều độ và hợp lý, hạn chế các công việc lao động nặng nhọc, tránh thực hiện các hoạt động gây nhiều sức ép nặng nề lên xương khớp.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: Hãy xây dựng cho mình một thực đơn khoa học, lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng, tích cực bổ sung canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

  • Bổ sung các vi chất và dưỡng chất sụn khớp giúp tăng cường tái tạo sụn khớp: Các vi chất như vitamin D3 (tham gia tổng hợp Osteocalcin) hay vitamin K2 (hoạt hóa Osteocalcin) sẽ có tác dụng giúp mang Calci gắn vào khung xương và ngăn ngừa calci lắng đọng xuống thành mạch, từ đó giúp chống vôi hóa mạch máu, tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe sụn khớp như collagen type II giúp kích thích tái tạo sụn khớp, chondroitin sulfat giúp tái tạo và phục hồi mô sụn, acid hyaluronic làm tăng độ nhớt của dịch khớp, bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, methyl sulfonyl methane giúp duy trì tính đàn hồi và linh hoạt của các cơ liên kết... 

khop keu luc khuc 3
Bổ sung thêm các vi dưỡng chất cần thiết giúp xương khớp thêm chắc khỏe
  • Hãy giữ cho mình trạng thái tâm lý vui vẻ, lạc quan: Lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm khác cho sức khỏe. Vì vậy, giữ cho bản thân mình một tinh thần tích cực, lạc quan sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh bởi yếu tố tâm lý là một yếu tố rất quan trọng. 

Tình trạng các khớp kêu lục khục có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Nó cũng là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh để có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có thêm những dấu hiệu bất thường đi kèm như đã kể trên. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Xem thêm: 
Bệnh cứng khớp gối: triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc...
Nguyên nhân cứng khớp gối và cách điều trị hiệu quả
Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Nguyên nhân và triệu chứng...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây