Biểu hiện THOÁI HÓA KHỚP thường gặp

Thứ ba - 30/11/2021 05:04
Bệnh thoái hóa khớp rất phổ biến ở người cao tuổi với các biểu hiện thường gặp như: Đau nhức, khớp kêu lục cục, sưng nóng đỏ, đau tăng khi thay đổi thời tiết. Vậy với mỗi khớp khác nhau khi bị thoái hóa sẽ có khác biệt như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu
 

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhưng ngày nay căn bệnh này ngày càng trẻ hóa và ta nên nắm bắt được các biểu hiện thoái hóa khớp để có hướng phòng chống và điều trị kịp thời.

bieu hien thoai hoa khop goi thuong gap


Thoái hóa khớp gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống
 

Thoái hóa khớp là gì ?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương, bào mòn sụn khớp. Sụn khớp là bề mặt trơn láng, bảo vệ đầu xương,giúp cho xương chuyển động linh hoạt mà không bị cọ xát vào nhau. Khi sụn khớp bị hư tổn, các xương cọ vào nhau gây đau đớn, hạn chế vận động. 

Tại Việt Nam, có 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 85 tuổi mắc bệnh lý này. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn nam giới chiếm 2/3 tổng bệnh nhân. 

Nguyên nhân chủ yếu là do sự lão hóa của cơ thể. Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi do chấn thương, tập luyện sai cách, quá sức…

Biểu hiện thoái hóa khớp

Khi di chuyển, vận động cơ thể có những dấu hiệu dưới đây thì bạn có thể nghi ngờ rằng mình bị thoái hóa:

1. Đau nhức khớp

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ vùng quanh khớp tùy mức độ bệnh. Khi vận động có thể kèm theo tiếng lục khục. Đau nhức thường xuyên hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh.

2. Cứng khớp

Thường xảy ra vào buổi sáng sau giấc ngủ dài hoặc lâu không cử động. Cứng khớp gây khó khăn trong sinh hoạt, sẽ giảm dần sau khi xoa bóp vài phút.

3. Hạn chế vận động

Khó khăn trong việc thực hiện các động tác như cúi, gập, xoay, cầm, nắm...Phạm vi vận động cũng bị thu hẹp lại

4. Teo cơ, biến dạng khớp

Các cơ quanh khớp bị yếu và teo nhỏ dần, biến dạng khớp khi bệnh bước vào giai đoạn nặng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở các khớp lớn và trung bình trong cơ thể và có biểu hiện cụ thể riêng của từng loại.

1. Thoái hóa khớp gối

Do khớp gối phải chịu áp lực lớn với những chuyển động của cơ thể như đứng lên, xoay người, di chuyển nên tình trạng này phổ biến hơn cả.

Các biểu hiện thông thường gồm:

  • Đau phía trước và bên cạnh của khớp

  • Đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, đi lại...gây đau nhức đầu gối, lâu dần cơn đau sẽ kéo dài và nặng hơn.

  • Khớp cứng, mất linh hoạt khí đứng yên một chỗ lâu, có thể gây tê chân

  • Đầu gối có thể bị sưng to 

2. Thoái hóa khớp háng

Nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ cao hơn ở những người bắt đầu có tuổi, béo phì, nghiện rượu hay thuốc lá hoặc đã từng bị chấn thương vùng háng trước đó. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên háng với những biểu hiện thoái hóa như:

  • Cảm giác bị cứng hông, đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khớp háng., Cơn đau có thể bị lan xuống đùi, mông, đầu gối

  • Có tiếng lạo xạo phát ra ở xương háng khi di chuyển

  • Đau xương chậu

  • Khó thực hiện các động tác như cúi gập người, xoay hông

  • Có thể sưng 

    bieu hien thoai hoa khop hang o phu nu
    Cơn đau thoái hóa khớp háng có thể lan xuống đùi, mông, đầu gối
 

3. Thoái hóa đốt sống cổ

Ở giai đoạn đầu của bệnh, biểu hiện thoái hóa khá mờ nhạt. Bệnh càng nặng thì triệu chứng sẽ càng rõ, trong đó có một số biểu hiện sau: 

  • Đau cột sống cổ cấp tính: đau nhói như kim châm, khi xoay cổ có tiếng kêu    “ rắc rắc “ và có tình trạng cứng cổ. Đau vai gáy bất ngờ khi làm việc nặng, ho hay hắt hơi mạnh.

  • Đau cột sống cổ mãn tính: cơn đau âm ỉ, liên tục. Cơn đau mãn tính xảy ra sau đau cổ cấp tính khoảng vài năm

  • Tầm vận động ( cúi, ngửa, xoay, gập) nhỏ hơn 45 độ

  • Cơn đau lan xuống vai gáy, cánh tay, chẩm đầu do rễ thần kinh cổ bị chèn ép

  • Biến dạng cột sống, mất đường cong sinh lý cổ, sái cổ, vẹo cổ

4. Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi, cao hơn ở người từ 60 tuổi trở lên và cao nhất ở người 70-80 tuổi với những biểu hiện sau:

  • Đau khớp: là tình trạng phổ biến nhất của bệnh, có thể đau một hoặc cả hai bên tay và nặng hơn khi cử động mạnh

  • Cứng khớp: làm giảm độ linh hoạt của các khớp gây khó khăn trong cử động ( khó cầm, nắm, xoay ) và thường xảy ra vào buổi sáng khi bệnh nhân mới ngủ dậy

  • Teo cơ: các cơ bàn tay và ngón tay có thể bị teo nhỏ dần, nghiêm trọng hơn nữa thì các khớp có thể bị biến dạng, lâu dần dẫn đến tàn tật

  • Lực ở bàn tay yếu

  • Mất kết nối ở gốc ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái

5. Thoái hóa cổ chân, bàn chân

Di chuyển càng nhiều thì các sụn khớp càng dễ bị bào mòn và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn gây đau nhức, vướng víu khi hoạt động. Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân, bàn chân có thể là:

  • Đau và sưng mắt cá chân: ở giai đoạn đầu, cơn đau xảy ra đột ngột, không liên tục, có thể đau buốt dữ dội hoặc âm ỉ. Trong giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ đau thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, vào ban đêm dẫn đến mất ngủ

  • Cứng cổ chân: phạm vi chuyển động hạn chế, khó duỗi, xoay cổ chân và khó di chuyển

  • Ngón cái bị cứng hoặc cong vẹo do thoái hóa thường tác động vào gốc của ngón cái

 

Như vậy, thoái hóa khớp không chỉ là bệnh của tuổi già nữa mà bất kì độ tuổi nào cũng có thể mắc phải nếu không có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ổn định. Việc nhân biết sớm các biểu hiện của thoái hóa là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe, ổn định công việc và có phương pháp phòng tránh, điều trị kịp thời. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, trong đó những sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu chiếm ưu thế hơn cả. Những sản phẩm này vừa tích hợp được các tinh chất làm giảm đau, giảm viêm vừa có tác dụng bồi bổ, tái tạo lại sụn khớp. Đặc biệt là sự lành tính vốn có, không hại đến dạ dày khi sử dụng lâu dài nên được rất nhiều người bệnh tin tưởng. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thoái hóa khớp. Chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe tốt. 

Xem thêm:
 Tổng hợp 7+ nguyên nhân bị bệnh viêm xương khớp ai cũng nên...
 CẤU TẠO SỤN KHỚP NHƯ THẾ NÀO?
 THOÁI HÓA KHỚP - TÀN PHẾ SUỐT ĐỜI NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ KỊP...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây