CẤU TẠO SỤN KHỚP NHƯ THẾ NÀO?

Thứ ba - 30/11/2021 04:34
Bệnh khớp ngày càng trở nên phổ biến với xã hội hiện đại với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Để hiểu được các căn bệnh này, trước hết chúng ta phải nắm rõ cấu tạo sụn khớp. Liệu sụn khớp được cấu tạo nhờ thành phần nào? Và chúng có vài trò gì?
 

Sụn khớp là các mô liên kết tham gia cấu tạo nên bộ xương, có thể được tìm thấy trên khắp cơ thể người như ở khớp giữa các đầu của xương, ở khung sườn lồng ngực, mũi, vành tai, phế quản và đĩa gian đốt sống,... Cấu tạo của sụn khớp không giòn và chắc như xương nhưng lại cứng hơn và không mềm dẻo như cơ.

Sụn khớp tham gia cấu tạo bộ xương, có thể tìm thấy khắp cơ thể
Sụn khớp tham gia cấu tạo bộ xương, có thể tìm thấy khắp cơ thể

1. Cấu tạo sụn khớp

Sụn khớp cấu tạo nên khớp xương, có bản chất là lớp mô trong suốt, cứng song vẫn dẻo dai, khả năng đàn hồi cao. Cấu tạo của sụn khớp gồm 2 thành phần chính: tế bào sụn và các chất căn bản sụn:

  • Tế bào sụn: Tham gia sản xuất lượng lớn chất căn bản sụn, chiếm <10% tổng trọng lượng mô sụn.

  • Chất căn bản sụn: Là thành phần chủ yếu nhằm giúp cho sụn khớp có thể cho khí, muối khoáng cùng cách chất chuyển hóa khác khuếch tán qua.  Mặt khác, các đại phân tử protein lại thể hiện tính kháng nguyên nên không đi được vào miếng sụn – lời giải đáp cho câu hỏi vì sao có thể ghép được sụn. Ngoài ra, chất căn bản có cấu tạo từ collagen và proteoglycan nên có khả năng chịu nặng và áp lực.

Cấu tạo sụn khớp gồm 3 loại sụn: sụn xơ, sụn chun và sụn trong, với đặc điểm của sợi liên kết phân biệt:

  • Sụn trong có vai trò cấu tạo nên sụn sườn và sụn đường hô hấp.

  • Sụn chun chứa thành phần sợi chính là các sợi chun. Sợi chun phân bố ở khu vực ổ sụn, trong chất căn bản và xâm nhập từ màng sụn đến mô sụn. Glycogen, lipid, chondroitin sulfat trong thành phần của sụn chun ít hơn sụn trong. Sụn chun không xảy ra tình trạng vôi hóa. Sụn chun là  cấu tạo của sụn khớp vành tai và nắp thanh quản.

  • Thành phần của sụn xơ là sợi collagen type I, tạo nên các bó khá lớn, xếp song song với nhau. Do đó, sụn xơ chỉ được phân biệt so với các mô liên kết đặc dựa trên đặc điểm của tế bào cũng như do các bó sợi có kích thước tương đối lớn nên có thể dễ dàng quan sát qua kính hiển vi. Sụn xơ là cấu tạo nên sụn khớp ở một số dây chằng.

    Có tất cả 3 loại sụn 
    Có tất cả 3 loại sụn 
  • Không kể đến sụn khớp và sụn xơ, cấu tạo mọi loại sụn khác đều có chung màng sụn bao bọc. Màng sụn thường phát triển nhanh và mạnh ở các miếng sụn đang trong quá trình tăng trưởng. Màng sụn thực chất là các mô liên kết giúp phân tách mô sụn và những mô khác xung quanh. Cấu tạo màng sụn có 2 lớp, lớp bên ngoài có thành phần chính là sợi collagen trong khi ở lớp trong là các tế bào sợi non (tế bào trung mô) có khả năng sinh sản và biệt hóa để tạo thành các nguyên bào sụn. Nguyên bào sụn vừa có thể sinh sản, vừa tạo ra các chất căn bản rồi tự vùi vào bên trong của ổ sụn từ đó biến thành tế bào sụn. Khi các miếng sụn bước qua thời kì phát triển, màng sụn lúc này thường sẽ teo lại và tạo thành một lớp bao liên kết vô cùng mảnh..

  • Khác so với các loại mô liên kết khác, cấu tạo của sụn khớp không hề có mạch máu. Tế bào sụn được cung cấp dinh dưỡng nhờ quá trình thẩm thấu dựa vào áp lực hình thành nhờ lực nén của sụn khớp hoặc sự đàn hồi của sụn chun. Do đó, khi so sánh với các mô liên kết khác, sụn xương thường có tốc độ phát triển và khắc phục hư tổn kém hơn.

2. Chức năng dựa trên cấu tạo sụn khớp.

Cấu tạo sụn khớp như đã nêu có tác dụng như một lớp bảo vệ hoặc lớp đệm nhằm làm giảm nhẹ chấn động xảy ra đồng thời hạn chế việc cọ xát của hai đầu xương lúc hoạt động hết mức có thể. 

Trước khi bước vào giai đoạn trưởng thành, khu vực giữa đầu và thân xương sẽ tồn tại một tấm sụn được gọi là sụn đầu xương, giúp cho xương có thể dài ra và tăng trưởng về độ dài. Tuy nhiên, khi lớn lên, do tuổi cao hoặc vận động nhiều có thể khiến cho mô sụn ngày càng bị mòn, các chất dịch nhờn tiết ra không đủ để bôi trơn sẽ khiến sụn xấu dần đi. Lúc này, bề mặt của xương thường xuyên xảy ra sự cọ sát, về lâu dài có thể hình thành gai hoặc tổn thương xương dẫn đến cảm giác đau. Tình trạng này đồng thời gây viêm xương khớp, ảnh hưởng ít nhiều tới những mô xung quanh, vị trí tổn thương có thể sưng tấy đỏ, hoạt động vô cùng khó khăn.

Cau tao sun khop 3
Sụn khớp giúp làm giảm cọ xát, giảm nhẹ chấn động khi hoạt động

Dù đóng vai trò hết sức cần thiết song sụn lại không hề có bất kì mạch máu hay dây thần kinh nào nên không được nuôi dưỡng trực tiếp bằng máu, chỉ dựa vào các chất dinh dưỡng thẩm thấu bằng tổ chức các xương dưới sụn, dịch khớp, màng hoạt dịch. Do đó, sụn nhiều khả năng sẽ bị rơi vào tình trạng thoái hóa một cách âm thầm mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, người cao tuổi hay người có vấn đề về sụn khớp cần quan tâm cải thiện và bổ sung các yếu tố dịch khớp như canxi, collagen,...

3. Kết luận 

Với những thông tin trên, ta có thể thấy việc chăm sóc và bảo vệ cấu tạo sụn khớp là vô cùng quan trọng nhằm giữ cơ thể luôn khỏe mạnh nhất là khi đã bước vào tuổi trung niên, giúp cho các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày diễn ra được thuận tiện và thoải mái hơn. Nhằm thực hiện điều này, một chế độ ăn uống cùng luyện tập và làm việc phù hợp, giữ cho cân nặng luôn ổn định ở mức cụ thể là điều rất cần nên làm.

Xem thêm:
 Tổng hợp 7+ nguyên nhân bị bệnh viêm xương khớp ai cũng nên...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây