1. Thực phẩm mà người thoái hóa khớp gối không nên ăn.
Người bệnh khớp khi ăn phải các thực phẩm gây viêm hoặc thực phẩm xấu sẽ làm cơn đau nhức nặng nề hơn. Vì vậy, để khớp nghỉ ngơi và phục hồi thì bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm sau đây:
Không phải là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhưng thịt đỏ lại khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Bởi các loại thịt đỏ chứa một lượng lớn đạm động vật. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau buốt mỗi đêm tại khớp.
Đặc biệt đối với những người bệnh gout, các chất này khi vào trong cơ thể sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong huyết tương. Khi đó sẽ làm tăng lắng đọng các tinh thể này tại khớp và gây viêm ở đó. Kết quả sau một bữa ăn nhiều thịt đỏ thường là những cơn đau buốt, sưng đỏ tại khớp.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều thịt đỏ khiến bệnh nhân dễ béo phì, dễ mắc các bệnh chuyển hóa. Điều này có thể làm tăng tình trạng thoái hóa, khiến người bệnh dễ gặp các biến chứng hơn. Do đó, bạn cần hạn chế ăn thịt có màu đỏ.
Người bị thoái hóa khớp gối nên giảm lượng thịt lợn, thịt bò và không nên ăn thịt chó. Thay vào đó, bạn có thể ăn thêm các loại thịt trắng như thịt cá,...
Nội tạng động vật có chứa một lượng lớn chất béo. Chúng khiến các đợt viêm, đau nhức xảy ra nhiều hơn.
Ăn nhiều đồ ngọt khiến các phản ứng viêm dễ xảy ra và kéo dài dai dẳng tại khớp. Các phản ứng viêm trên nền bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Khi đó người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức và sưng nóng tại gối.
Ngoài ra, đồ ăn nhiều đường còn làm giảm hấp thu canxi tại ruột. Do đó làm cản trở quá trình phục hồi của sụn và xương dưới sụn. Các bác sĩ khuyên rằng, người thoái hóa khớp gối nên hạn chế tối đa ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt,... Vì chúng có thể làm yếu hệ xương khớp.
Đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ và phụ gia thực phẩm. Những chất này là xúc tác làm khởi động phản ứng viêm tại các khớp tổn thương. Các acid béo no, các gốc tự do khi chúng ta chiên xào thực phẩm làm oxy hóa và phá hủy sụn khớp. Do đó hãy hạn chế ăn các đồ nhiều dầu mỡ. Hãy thay bằng các món thanh đạm hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Gluten là một loại protein có rất nhiều trong lúa mì và một số hạt ngũ cốc khác. Người ta thường sử dụng gluten làm chất độn trong sản xuất bánh kẹo, các chế phẩm từ thịt,... Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối thì cần hạn chế ăn các thực phẩm có chứa chất này.
Bởi chúng có thể kích thích phản ứng sưng viêm tại khớp, làm tổn thương màng bao quanh khớp. Ngoài ra, gluten còn cản trở sự hấp thu canxi tại ruột. Từ đó làm yếu hệ cơ xương và làm chậm quá trình hồi phục của khớp gối
Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế thì người thoái hóa khớp gối cũng phải thay đổi thói quen ăn uống của mình. Loại bỏ những thói quen xấu để hướng tới một bữa ăn lành mạnh chính là bảo vệ khớp xương của bạn.
Rượu bia tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với cơ thể. Các chất trong rượu bia là yếu tố thúc đẩy các phản ứng viêm xảy ra nhiều hơn. Đặc biệt đối với người thoái hóa khớp gối thì các chất gây viêm sẽ dễ dàng lắng đọng tại đó. Kết quả là những cơn đau buốt làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Lâu dần, rượu bia khiến bạn dễ mắc các bệnh chuyển hóa như gút, tiểu đường,... Điều này thực sự không tốt cho các khớp xương. Tình trạng thoái hóa khớp gối của bạn sẽ diễn biến nhanh hơn và thậm chí xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.
Thực phẩm, đặc biệt là thịt nấu ở nhiệt độ cao như chiên rán, nướng,... sẽ sinh ra các độc tố. Các yếu tố gây viêm, các chất oxy hóa sẽ xuất hiện nhiều hơn gây phá hủy ổ khớp. Khi đó, sụn và xương dưới sụn nhanh chóng bị xơ hóa khiến khớp bị xẹp nhiều hơn.
Ngoài ra, khi nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mất các enzyme và các chất tái tạo dịch khớp. Bởi vậy để bảo vệ và tạo khoảng trống để khớp gối nhanh chóng phục hồi thì bạn cần thay đổi cách chế biến thực phẩm. Tránh ăn các món rán, nướng mà hãy thay bằng cách hấp hoặc luộc vừa chín tới.
Ăn mặn là thói quen khó bỏ của nhiều người Việt. Tuy nhiên ăn mặn ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Thói quen này khiến bạn dễ mắc một số bệnh như suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp,... Điều này có thể gián tiếp làm trầm trọng vấn đề tổn thương khớp.
Bên cạnh đó, nồng độ muối cao trong máu cũng gây hại tới xương khớp theo hai cơ chế. Một là, thận phải tăng cường lọc để đào thải muối, khi đó vô tình đào thải thêm nhiều canxi ra ngoài. Hai là hàm lượng muối cao trong máu, khiến quá trình lão hóa tế bào xảy ra nhanh hơn. Cả hai cơ chế này làm tăng nguy cơ loãng xương và phá hủy ổ khớp.
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của những thói quen xấu kéo dài nhiều năm, vì vậy bạn cần phải kiên trì điều trị. Để hạn chế tái phát các cơn đau và làm chậm quá trình thoái hóa thì việc thay đổi lối sống là vô cùng cần thiết.
Tránh ăn các thực phẩm dễ gây viêm, không uống rượu bia, luyện tập thói quen ăn giảm mặn là những điều đầu tiên mà bạn cần làm. Đối với những bệnh nhân thoái hóa ở giai đoạn đầu thì ăn uống lành mạnh và tập luyện nhẹ nhàng cho thấy kết quả rất khả quan.
Đặc biệt, bạn cần tránh béo phì, làm việc nặng hoặc luyện tập quá sức. Khớp gối có vai trò trong việc nâng đỡ cơ thể. Do đó béo phì và mang vác vật nặng sẽ làm tăng áp lực lên khớp. Khi đó quá trình thoái hóa khớp sẽ xảy ra nhanh hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức. Lâu dài thậm chí còn gây biến dạng khớp làm người bệnh khó vận động bình thường được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Ultramin chính là một sản phẩm tốt giúp bạn bảo vệ sức khỏe xương khớp một cách toàn diện nhờ có:
Hệ WBC - Chống viêm giảm đau thực vật: Làm ức chế các chất gây viêm và enzym tiêu hủy sụn khớp, giảm viêm sưng, đau nhức xương khớp.
Phức hợp GCMAC - 5 dưỡng chất sụn khớp: Hỗ trợ tăng cường dịch khớp và chất căn bản, giúp phục hồi và tái tạo sụn khớp.
Bổ sung vi chất: Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Tóm lại, thịt đỏ, đồ ngọt, đồ chiên xào và các thực phẩm chứa gluten thì người thoái hóa khớp gối không nên ăn. Để có thể vận động linh hoạt, bạn cần duy trì chế độ ăn bổ sung nhiều rau xanh và uống đủ nước. Ăn uống lành mạnh và tập luyện điều độ giúp xương khớp luôn chắc khỏe.
Xem thêm:
Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Nguyên nhân và triệu chứng...
Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng
KHÁM THOÁI HOÁ KHỚP GỐI NHƯ THẾ NÀO?
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!