Viêm xương khớp có biến chứng gì, điều trị bệnh như thế nào

Thứ hai - 03/01/2022 23:56
Viêm xương khớp là một trong số những căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không nhận biết sớm được bệnh, bệnh sẽ trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn làm rõ bệnh viêm xương khớp có những biến chứng gì và cách điều trị bệnh như thế nào.

1. Các biến chứng của viêm xương khớp

Viêm xương khớp là bệnh tổn thương khớp, xuất hiện khi các mô sụn trong khớp bị ảnh hưởng, phá huỷ theo thời gian. Những người bị viêm xương khớp thường có cảm giác đau khớp, chứng đau càng tăng lên nếu vận động nhiều. Ngoài ra viêm xương khớp còn gây cứng khớp, sưng đỏ, tê bì tại vị trí khớp.

Bệnh viêm xương khớp gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không nhận biết và điều trị một cách kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của viêm xương khớp có thể nhắc đến là: 

Thoái hoá khớp: bệnh nhân bị viêm xương khớp có thể dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài mà không được chữa trị. 

Thoái hóa khớp xảy ra làm lớp sụn khớp bị hư hại và bị tổn thương đồng thời lượng dịch khớp cung cấp cũng bị suy giảm. Điều này gây ảnh hưởng tới vận động của khớp, làm bệnh nhân khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Thoái hoá khớp có thể gây biến dạng khớp, thậm chí còn gây liệt khớp, không vận động được.

viem xuong khop 1
Viêm xương khớp gây ra các biến chứng nguy hiểm

Viêm khớp dạng thấp: Viêm xương khớp có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, màng hoạt dịch bị tổn thương, gây phá huỷ các khớp, làm biến dạng các khớp đặc biệt là khớp ngón tay, ngón chân,..

Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trên cơ thể như: viêm màng ngoài tim, viêm mạch máu, viêm màng phổi, viêm nang xơ cứng,..

Lupus: Lupus ban đỏ làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể, có thể là tim, gan, phổi, thận, não,..

Đau cơ xơ hóa: Viêm xương khớp gây đau cơ xơ hoá. Đau cơ xơ hoá khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức. Những cơ đau nhức thường xuyên làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, gây mất ngủ. Bệnh để lâu ngày sẽ gây ra biến chứng đau đầu, đau bụng dưới, hội chứng ruột kích thích,...

Dính khớp, cứng khớp: Viêm xương khớp có thể gây dính khớp. Trường hợp viêm khớp cột sống, khi khoảng cách giữa các đốt sống bị thu hẹp, đốt sống hợp nhất dính lại với nhau, gây hiện tượng co cứng khớp, khớp không linh hoạt.
 

2. Điều trị viêm xương khớp

Điều trị viêm xương khớp với mục tiêu chính là giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuỳ vào tình trạng khớp, mức độ của bệnh mà sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị viêm xương khớp hay được áp dụng mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Dùng thuốc

Mỗi khi xuất hiện các dấu hiệu của viêm xương khớp như sưng đỏ, đau nhức, tê cứng khớp,...người bệnh thường tìm đến các cơ sở y tế để được cung cấp thuốc nhằm giảm bớt các triệu chứng một cách nhanh nhất. 

viem xuong khop 2
Sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng viêm xương khớp

Mỗi mức độ bệnh sẽ được bác sĩ kê cho các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc hay được sử dụng khi bị viêm xương khớp là:

Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin,... Các thuốc này rất hay được sử dụng bởi hiệu quả giảm đau cao.

Nhóm thuốc NSAIDS có tác dùng giảm đau và giảm viêm xương khớp của người bệnh. 

Mặc dù có tác dụng giảm đau hiệu quả, nhưng nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày, đôi khi cần dùng thêm thuốc ức chế tiết axit dạ dày. Chính vì vậy người bệnh nên dùng đúng liều lượng và áp dụng đúng liệu trình theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc corticoid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, giúp ức chế miễn dịch nên cũng hay được sử dụng trong các trường hợp bị viêm xương khớp. 

Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần thận trọng bởi các tác dụng phụ của nó gây ra là tăng nhãn áp, phù, trữ nước,...

Nhóm dưỡng chất tốt cho sụn khớp: Khi thấy khớp bị tổn thương, bạn nên bổ sung thêm cho khớp các dưỡng chất như glucosamin sulfat, MSM, acid hyaluronic, chondroitin,...Các hoạt chất này rất tốt cho sụn khớp, giúp bổ sung thêm lượng dịch khớp. Từ đó xương khớp được bảo vệ, cải thiện các dấu hiệu xấu của xương khớp, giúp xương khớp được khoẻ mạnh hơn.
Bổ khớp Ultramin là giải pháp toàn diện cho những người mắc bệnh về xương khớp: viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,... nhờ sự kết hợp của hệ WBC - chống viêm giảm đau thực vật, phức hợp GCMAC - bộ 5 dưỡng chất sụn khớp, và bổ sung canxi, khoáng chất cho người bệnh. Nhờ đó mà giải quyết được cơn đau, phục hồi và tái tạo sụn khớp.

2.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp áp dụng các bài tập giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp, giúp xương khớp được cải thiện. Tập luyện các bài tập mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng đau khớp, giúp xương khớp được linh hoạt hơn. Từ đó bệnh dần được cải thiện, xương khớp khỏe mạnh hơn, lượng dịch khớp cũng được tăng cường sản xuất và giúp bôi trơn khớp một cách tốt hơn.

viem xuong khop 3
Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ trị bệnh

Áp dụng bài tập lý trị liệu thường xuyên có thể chữa khỏi một số bệnh viêm xương khớp ở mức độ nhẹ tới trung bình.

2.3. Phẫu thuật

Khi bệnh viêm xương khớp đến mức độ nặng, mọi phương pháp chữa trị khác không mang lại hiệu quả, không có tác dụng đối với bệnh thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật thay khớp. 

Phương pháp phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng.

2.4. Điều trị tại nhà

Khi mắc bệnh viêm xương khớp ở mức độ nhẹ, trung bình, người bệnh cũng có thể tự áp dụng điều trị tại nhà bằng việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống. Phương pháp này nếu thực hiện nghiêm túc và quy củ có thể kiểm soát triệu chứng hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên: thường xuyên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng viêm xương khớp. Hơn nữa, tập thể dục còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể từ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, tràn đầy sức sống hơn. Một số bài tập thể dục có thể áp dụng là yoga, đi bộ, đạp xe,..

Cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi: Ngoài việc hoạt động, bệnh nhân viêm xương khớp cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Mỗi khi thấy dấu hiệu đau nhức, cơ cứng khớp, bệnh nhân cần thả lỏng cơ thể, thư giãn để giúp khớp được nghỉ ngơi, trở về trạng thái ban đầu.

Chế độ ăn uống: Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng. Người bị viêm xương khớp tránh dùng các đồ ăn chế biến sẵn, các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất oxy hóa, thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất.

 

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng có thể tìm hiểu và bổ sung thêm các thực phẩm chức năng. Điển hình là thực phẩm bổ trợ sức khỏe xương khớp Ultramin. Đây là dòng sản phẩm rất được mọi người tin dùng bởi tác dụng dưỡng khớp, bổ xương và cải thiện triệu chứng bệnh viêm xương khớp hiệu quả.


Xem thêm: 
Thoái hóa khớp vai nên ăn gì? Lời khuyên của bác sĩ.
Thoái hoá khớp vai trái có chữa được không và cách điều trị
Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?
Chủ động phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng cho bạn và người...
Thoái hóa khớp gối không nên ăn gì? Bạn đã biết chưa 

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây