Thế nào là đau xương khớp bàn chân?

Thứ năm - 02/12/2021 05:29
Đau xương khớp bàn chân thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác về xương khớp nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời. Người bệnh cần phải dõi theo các triệu chứng của bản thân cũng như tiến hành thăm khám.

1. Triệu chứng của đau xương khớp bàn chân

Bàn chân chính là cơ quan liên tục phải gánh vác toàn bộ sức nặng của cơ thể. Mỗi bàn chân của chúng ta chiếm đến hơn 14 tổng số xương, bao gồm 33 khớp, 100 gân, cơ cùng dây chằng các loại.  Bên cạnh hơn 7000 dây thần kinh, bàn chân còn có đến trên dưới 1500 tuyến nội tiết cùng các tĩnh và động mạch. Do đó, nếu không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách, bàn chân sẽ có thể đối mặt với các triệu chứng sau đây: 

  • Cảm giác đau rát, tê, ngứa,… giữa lòng bàn chân, ngón chân, gần gót chân,…

  • Xảy ra hiện tượng cứng khớp khi thức dậy, gặp khó khăn trong việc đi lại

  • Cơn đau gia tăng mỗi lúc hoạt động

Dau xuong khop ban chan 1
Đau xương khớp bàn chân gồm nhiều triệu chứng

2. Đau xương khớp bàn chân do đâu?

Triệu chứng đau xương khớp bàn chân thường khởi điểm từ vô số nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, tình trạng bệnh lý này có thể xuất phát từ: 

2.1. Dây thần kinh bị chèn ép

Như đã đề cập, bàn chân chính là cơ quan của cơ thể với hệ thống các dây thần kinh cũng như dây chằng hết sức phức tạp. Do đó, khi gặp phải nhiều tác động tiêu cực một cách triền miên, liên tục sẽ khiến cho các dây thần kinh ở bàn chân bị chèn ép kéo dài, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn. Cơn đau thường đi từ vị trí mu bàn chân, lan dần tới gót chân và đến khắp bàn chân.

2.2. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể xảy ra ở vị trí các khớp như khớp tay, khớp ngón chân, cổ chân, đặc biệt tình trạng đau khớp có tính đối xứng… Ngoài ra, bệnh có thể gây ảnh hưởng tới máu, tim, phổi, mắt, da, dây thần kinh,…

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp thường đến từ virus, vi khuẩn hay do biến chứng từ quá trình phẫu thuật cùng các yếu tố khác như cơ địa, di truyền. Bệnh thường biểu hiện qua các vết sưng, đỏ, nóng tại khớp, gây cứng khớp, đau nhức dữ dội.   

Cần chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp kịp thời bởi các biến chứng cũng như tổn thương lên khớp có thể xuất hiện từ sớm. 

2.3. Đau xương khớp bàn chân do bệnh gout

Gout là một bệnh lý viêm khớp do tình trạng rối loạn chuyển hóa purin trong máu làm tăng hàm lượng uric acid khiến tinh thể muối urat tích tụ tại khớp và gây viêm. 

Bệnh gout có thể khiến người bệnh gặp phải các cơn đau dữ dội, đột ngột, thường sưng đỏ ở khớp, đặc biệt ở khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối,… Trong trường hợp cấp tính hoàn toàn có thể không di chuyển được trong một vài ngày, cảm giác đau đớn, gây ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt. Hơn nữa, nếu bệnh nhân không có các biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng tại các cơ quan khác như gan, tim, thận,…

Nguyên nhân hình thành gout có thể do bẩm sinh, cơ địa; ngoài ra còn đến từ thói quen ăn nhiều thịt hoặc nội tạng động vật, tiêu thụ rượu, bia thường xuyên,…

2.4. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những lý do chính gây đau xương khớp bàn chân ở người lớn tuổi. Khi các ổ khớp bị lão hóa theo thời gian, lớp sụn và xương dưới sụn dần tổn thương khiến người bệnh thường có cảm giác đau nhức, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc vận động đột ngột.

Dau xuong khop ban chan 2
Thoái hóa khớp - Nguyên nhân gây bệnh chính ở người cao tuổi

2.5. Bàn chân bẹt

Những người có cấu tạo bàn chân bẹt có thể có khả năng bị đau xương khớp bàn chân cao hơn. Bàn chân bình thường với cấu trúc cong vòm có vai trò nâng đỡ, giảm áp lực khi đặt chân xuống, hỗ trợ cân bằng trong quá trình di chuyển. Song, một số người lại có bàn chân bị bẹt, phẳng, lòng bàn chân không có được độ cong cần thiết. Do đó, người có cấu tạo bàn chân như trên thường sẽ gặp vấn đề khi phải đi bi bộ nhiều. Đến khi khung xương không thể gánh vác được nữa, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau ở gót, mắt cá chân cũng như ở khớp gối hay khu vực thắt lưng.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, cơn đau xương khớp bàn chân còn có thể hình thành bởi chấn thương bàn chân, chứng vẹo ngón cái,… Các yếu tố như tuổi tác, trọng lượng cơ thể hay đặc điểm nghề nghiệp cũng được xem là các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. 

3. Điều trị đau xương khớp bàn chân

3.1. Chẩn đoán

Mặc dù bệnh không đe dọa tới tính mạng nhưng nếu để bệnh chuyển tiến thì về lâu dài có thể gây viêm xương khớp bàn chân, thậm chí là bại liệt. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu của đau xương khớp bàn chân, cần tiến hành thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời. Bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp nhằm chẩn đoán được tình trạng bệnh:

  • Chụp X-quang: Cho biết các dấu hiệu bất thường của bàn chân như tổn thương ở xương, sụn, khớp,…

  • Chụp cắt lớp bằng vi tính(CT): Giúp tái hiện được hình ảnh dưới nhiều góc độ của xương, khớp hoặc mô mềm, từ đó hỗ trợ phát hiện được những tổn thương nhỏ hoặc đang tiềm ẩn

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp xác định vị trí và mức độ tổn thương cụ thể để các bác sĩ chẩn đoán và có một phác đồ điều trị hiệu quả

Ngoài ra, bác sĩ sẽ dựa vào một số triệu chứng lâm sàng như cảm giác đau, tê, nhức, buốt, sưng đỏ,... ở bàn chân, xuất hiện dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng,... để chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

3.2. Bài tập giảm đau xương khớp bàn chân

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh, mỗi người có thể lựa chọn những cách khắc phục phù hợp. Chúng tôi xin gửi tới các bạn 3 cách để giảm đau hiệu quả: 

  • Massage chân: Tác dụng làm dịu của massage không chỉ hữu ích cho lưng, vai mà còn có thể sử dụng giúp giảm đau bàn chân. Các huyệt đạo ở lòng bàn chân khi được kích thích nhờ massage giúp thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau.  

  • Lăn bóng dưới chân: Tác dụng hạn chế sự khó chịu và giảm đau xương khớp bàn chân 

    • Ngồi thẳng, bàn chân đặt phẳng trên mặt sàn.

    • Đặt một chân lên một quả bóng nhỏ, cứng (bóng bàn, golf,…) rồi vừa di chuyển vừa ấn chân vào quả bóng. 

    • Lặp lại trong 2 phút, sau đó chuyển qua chân còn lại.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một chai nước lạnh tương tự như quả bóng.

Dau xuong khop ban chan 3
Bài tập làm nhẹ cơn đau bàn chân dễ thực hiện
  • Bài tập kéo căng gân Achilles: Giúp tăng tính linh hoạt cũng như khả năng vận động khi bị đau liên quan đến bàn chân. 

    • Đặt 2 lòng bàn tay vào tường, đầu gối chân trước cong xuống còn chân sau giữ thẳng, gót chân bằng phẳng trên sàn

    • Đẩy hông về trước để gân Achilles và bắp chân được căng ra

    • Thực hiện mỗi bên 3 lần, mỗi lần 30 giây

4. Kết luận

Người bệnh đau xương khớp bàn chân có thể xuất hiện các triệu chứng cũng như hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều có dễ gây biến chứng với diễn tiến khó lường. Bởi vậy, ngay khi có dấu hiệu đau nhức ở bàn chân, hãy đến các cơ sở y tế để xác định được tình trạng cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.  

Xem thêm:
 Tổng hợp 7+ nguyên nhân bị bệnh viêm xương khớp ai cũng nên...
 Làm gì để khắc phục đau nhức xương khớp khi thời tiết thay...
 Thận trọng các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì...
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây