Gốc tự do là gì và ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Thứ tư - 24/11/2021 04:35
Gốc tự do là gì? Gốc tự do ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Nó tàn phá não bộ như thế nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Trong quá trình vận hành liên tục để duy trì sự sống, cơ thể con người thường xuyên sản sinh ra gốc tự do. Mỗi ngày có hơn 10000 gốc tự do tấn công vào mỗi tế bào của cơ thể. Tuy nhiên hiện nay chưa nhiều người thật sự quan tâm về những mối nguy hại mà gốc tự do có thể đem đến cho sức khỏe. Vậy gốc tự do là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1.Gốc tự do là gì và ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

1.1 Gốc tự do là gì?

Gốc tự do (free radical) là các nguyên tử hoặc phân tử hóa học có một điện tử (electron) đơn độc hoặc một số lẻ điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Gốc tự do kém ổn định và dễ dàng chiếm đoạt điện tử của nguyên tử khác, tạo ra hàng loạt gốc tự do trong một thời gian ngắn. Chuỗi gốc tự do gây tổn thương màng tế bào, các phân tử protein và cả ADN. Hậu quả là xuất hiện những biến đổi làm tổn hại, rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào.

1.2 Nguyên nhân hình thành gốc tự do

Gốc tự do được sinh ra có thể có nguồn gốc nội sinh hoặc ngoại sinh. 
Về nguồn gốc nội sinh, gốc tự do là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong cơ thể, được tạo ra thường xuyên do chuỗi hô hấp tế bào. Chuỗi hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng cho sự hoạt động của các tế bào, năng lượng được chuyển đổi chủ yếu từ carbohydrate. 
Các tác nhân độc hại từ môi trường như khói bụi, phóng xạ, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hay lối sống là nguồn gốc ngoại sinh của gốc tự do. Ngoài ra, yếu tố lối sống như hút thuốc, rượu bia, stress, thiếu chất dinh dưỡng,... cũng thúc đẩy nhanh quá trình tăng sinh gốc tự do.

1.3 Cơ chế hoạt động của gốc tự do

Vì có một điện tử đơn lẻ nên gốc tự do luôn ở trạng thái bất ổn và có xu hướng cướp lấy điện tử của các nguyên tử, phân tử khác để đạt trạng thái ổn định. Từ đó liên tục tạo ra các gốc tự do mới gây rối loạn hoạt động sinh lý bình thường của tế bào
 
co che cua goc tu do
Cơ chế hoạt động của gốc tự do
  Quá trình các gốc tự do tấn công cơ thể có thể chia làm 3 giai đoạn:
  • Đầu tiên là oxy hóa lớp màng tế bào, khiến tế bào gặp trở ngại trong việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng và dưỡng khí. Các chất thải của quá trình hô hấp tế bào cũng không thể đào thải ra ngoài dễ dàng.

  • Sau đó, chúng tiếp tục tấn công vào lạp thể. Lạp thể là một nhóm bào quan chuyển hóa, nơi sản xuất và lưu trữ những chất quan trọng cho tế bào. Khi gốc tự do tấn công các lạp thể sẽ phá vỡ nguồn cung năng lượng của tế bào.

  • Cuối cùng, bằng quá trình oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu các yếu tố kích thích và các enzym, lúc này, tế bào gần như bị phá hủy hoàn toàn. Enzyme là protein được tìm thấy trong tế bào, xúc tác cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng.

1.4 Tác hại khôn lường của gốc tự do đến sức khỏe

Gốc tự do thông qua việc gây tổn thương cho các tế bào, sẽ dẫn đến những rối loạn bên trong cơ thể. Nó là nguồn gốc của sự lão hóa và hơn 100 bệnh tật nguy hiểm ở khắp các cơ quan: bệnh về não, mắt, da,hệ miễn dịch, tim, mạch máu, phổi, thận, đa cơ quan và khớp. 
Nghiêm trọng hơn, gốc tự do sau khi "cướp" điện tử thì làm tổn thương màng tế bào, biến đổi các phân tử protein, DNA và các axit béo, ức chế các enzyme. Đây chính là căn nguyên dẫn đến các bệnh đặc biệt nguy hiểm, nhất là bệnh ung thư.

2. Gốc tự do - “thủ phạm” số 1 gây thiếu máu não

Ta đã biết các gốc tự do có lớp ngoài cùng bị thiếu electron, do đó có khả năng oxy hóa rất cao. Chúng tấn công vào tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể, và não bộ là nơi phải chịu đựng nhiều tổn hại nhất. 

2.1 Vì sao não dễ bị gốc tự do tấn công?

Não con người chỉ có trọng lượng trung bình 1,2 - 1,4 kg, nhưng là bộ phận tiêu thụ 20%–25% nhu cầu oxy và năng lượng của toàn cơ thể. Ở não, quá trình chuyển hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ, từ đó sinh ra rất nhiều gốc tự do. Và với hơn 60% thành phần là các chất béo chưa bão hòa rất dễ bị oxy hóa, não trở thành “miếng mồi ngon”, là nơi diễn ra phản ứng dây chuyền sản sinh hàng loạt gốc tự do với số lượng vô cùng lớn.
Mặc dù là nơi “tập kết” nhiều gốc tự do nhất nhưng hệ thống chống gốc tự do tại não lại kém hơn nhiều so với các cơ quan khác. Bên cạnh đó, hàng rào máu não cũng có cơ chế ngăn chặn nhiều chất chống gốc tự do đi vào, hạn chế quá trình phòng vệ của não khỏi gốc tự do. Do vậy, bộ não là cơ quan nhạy cảm nhất và chịu tổn thương nhiều nhất từ sự tấn công của gốc tự do. Tổn thương thường gặp là các bệnh do thoái hóa thần kinh, hoặc bệnh về mạch máu não.
Tại não bộ, 2 nhóm bệnh thường gặp do gốc tự do gây ra là bệnh lý mạch máu não và thoái hóa tế bào thần kinh.
Bệnh lý mạch máu não: bao gồm các loại bệnh thiếu máu não gây ra mất ngủ và đau nửa đầu, tai biến mạch máu não…
Bệnh lý thoái hóa thần kinh: với các biểu hiện: giảm khả năng tập trung chú ý, khả năng tư duy và học tập, lo âu căng thẳng, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson...

2.2. Tại sao gốc tự do gây nên thiếu máu não?

Gốc tự do là nhân tố chủ yếu, là nguyên nhân sâu xa của tình trạng thiếu máu não ở nhiều người.
goc tu do gay thieu mau nao
Gốc tự do là tận gốc nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não

Tại não, gốc tự do ngoài việc tấn công vào các tế  bào thần kinh thì nó còn tấn công vào mạch máu ở vị trí thành mạch gây tổn thương cấu trúc tế bào, tạo điều kiện cho Cholesterol tích tụ, hình thành nên  mảng bám thành mạch. Các mảng bám tích tụ lâu ngày dẫn đến tình trạng xơ vữa gây hẹp lòng mạch.
Đồng thời, các mảng bám này sau thời gian dài chịu áp lực của dòng máu sẽ bị bong ra, tạo điều kiện hình thành cục máu đông. Cục máu đông này sẽ di chuyển theo dòng máu đi khắp cơ thể, đến những nơi mạch máu nhỏ hẹp như mạch máu não sẽ bị tắc lại, làm cản trở 1 phần hoặc hoàn toàn sự lưu thông của máu trong lòng mạch dẫn đến thiếu oxy và các chất nuôi dưỡng.
Đây chính là tác nhân gây giảm lưu lượng máu tới não, giảm cung cấp oxy và năng lượng cho các tế bào ở não, gây nên các biểu hiện thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, ù tai,... Nguy hiểm hơn cả là người thiếu máu não phải đối mặt với nguy cơ bị tai biến mạch máu não, đột quỵ.

3. Chống gốc tự do - loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây thiếu máu não

Trong cuộc đời của một người sống tới 70 tuổi, thì có chừng 17 tấn gốc tự do được tạo ra trong cơ thể, đây là một con số rất lớn. Khi tuổi càng cao, tốc độ sản sinh gốc tự do càng tăng còn khả năng chống lại chúng càng suy giảm. Đó là lý do tại sao người cao tuổi thường gặp các biến chứng nghiêm trọng của thiểu năng tuần hoàn não, đặc biệt là mối đe dọa mang tên đột quỵ, tai biến.
Để loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của bệnh thiếu máu não, ta phải tìm biện pháp loại bỏ gốc tự do trong cơ thể. Dưới đây là một số cách giúp bạn đối phó với sự hình thành của gốc tự do:
  • Giảm các yếu tố làm tăng sinh gốc tự do từ môi trường bên ngoài: đeo khẩu trang, che đậy kín để hạn chế tiếp xúc khói bụi, ánh nắng, hóa chất độc hại, khói thuốc lá; không uống bia rượu, không hút thuốc,...
  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, vitamin A, beta carotene, resveratrol, selen,... rất dồi dào trong các loại hoa quả, rau xanh. Các chất chống oxy hóa có khả năng giải phóng ra điện tử, bù vào điện tử còn thiếu của các gốc tự do, vô hiệu hóa khả năng oxy hóa của chúng và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.
  • Tình trạng stress trong thời gian dài cũng khiến cơ thể tăng sinh gốc tự do, do đó nên giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng thần kinh. Tạo thói quen sinh hoạt khoa học: hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, tập thể dục điều độ,...
    co che cua chat chong goc tu do
    Chủ động phòng tránh sự tấn công của gốc tự do bằng cách bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể
Chủ động phòng vệ trước sự tấn công của gốc tự do là vô cùng quan trọng. Trong đó, việc bổ sung hợp lý chất chống oxy hóa rất cần thiết để chúng ta loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong việc hiểu được gốc tự do là gì và làm thể nào để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe não bộ.
Xem thêm:
6 biểu hiện thiếu máu não nhất định không được chủ quan
Hiện tượng thiếu máu não ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây