1. Cứng khớp ngón tay giữa biểu hiện như thế nào?
Cứng khớp ngón tay giữa biểu hiện bằng tình trạng khớp ngón tay không thể vận động hết biên độ, có thể kèm theo đau nhức, tê bì, cảm giác như có kiến bò dưới da. Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hay gặp ở bên tay thuận của bệnh nhân và đau nặng hơn khi trời trở lạnh.
2. Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay giữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng cứng khớp ngón tay giữa, nó có thể xuất phát từ những hoạt động hàng ngày hoặc cứng khớp triệu chứng trong các bệnh lý về cơ-xương-khớp-thần kinh.
Chấn thương
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng cứng khớp ngón tay giữa. Bởi lẽ, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chấn thương có thể gặp khi hoạt động thể dục thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,... gây ra những tổn thương như gãy xương, căng cơ, trật khớp, bong gân,...
Viêm khớp ngón tay giữa
Viêm khớp là bệnh lý điển hình nhất gây nên tình trạng cứng khớp ngón tay giữa, đặc biệt ở những bệnh nhân ngoài 60 tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng hay gặp như: sưng nề, đau nhức, nóng đỏ và hạn chế vận động ngón tay.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn (các tế bào miễn dịch nhận diện nhầm và tấn công chính những tế bào của cơ thể). Cứng khớp thường gặp vào buổi sáng, thời gian kéo dài trên 1 giờ, hay gặp ở các khớp nhỏ ở ngoại vi như khớp ngón tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay,... Bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng biến dạng khớp, dính khớp, lệch trục làm mất dần khả năng vận động của khớp.
Thoái hoá khớp
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng cứng khớp đặc biệt ở người lớn tuổi. Thoái hoá thường biểu hiện ở những khớp lớn (khớp gối, khớp háng, cột sống) nhưng đôi khi cũng xảy ra ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay giữa. Thời gian cứng khớp trong thoái hoá khớp thường chỉ kéo dài 20-30 phút.
Bệnh Gout
Là tình trạng lắng đọng các tinh thể acid uric tại khớp và phần mềm cạnh khớp, sự hiện diện của các tinh thể này hoạt hoá các cytokine và khởi động phản ứng viêm tại chỗ. Bệnh biểu hiện bằng những cơn Gout cấp tái diễn nhiều lần, hay gặp nhất tại khớp ngón chân cái nhưng cũng không loại trừ khả năng gây cứng cả khớp ngón tay giữa.
Hội chứng ống cổ tay
Dây thần kinh giữa nằm trong ống cổ tay bị chèn ép gây ra tình trạng đau buốt, tê bì và cứng khớp các ngón tay, đặc biệt là ngón giữa. Hội chứng thường gặp ở những người làm việc cần sử dụng nhiều đến bàn tay, ngón tay và cổ tay như nhân viên văn phòng.
Bệnh co thắt Dupuytren
Ngón tay bị hạn chế vận động bởi sự xuất hiện các nốt, u, cục dưới da ngón tay và lòng bàn tay. Ngón giữa lúc này cảm giác như bị mắc kẹt và rất khó cử động.
3. Điều trị cứng khớp ngón tay giữa
Xoa bóp
Nên duy trì xoa bóp các khớp ngón tay hàng ngày, đặc biệt là vào buổi sáng khi ngủ dậy. Xoa bóp giúp giảm thời gian khớp bị cứng, tăng độ linh hoạt của khớp. Quá trình xoa bóp có thể kết hợp với tinh dầu để tăng hiệu quả điều trị.
Nẹp ngón tay
Là phương tiện giúp cố định khớp, được sử dụng khi bệnh nhân bị chấn thương giúp khớp không bị di lệch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hồi phục của gân, xương, dây chằng.
Điều trị bằng thuốc tây
Điều trị triệu chứng: thuốc giảm đau (paracetamol), thuốc kháng viêm (NSAIDs, Corticoid), kem bôi ngoài da (Capsaicin), miếng dán (Salonpas),...
Điều trị căn nguyên:phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây cứng khớp mà bác sĩ chỉ định các thuốc đặc trị. Thuốc DMARDs trong bệnh viêm khớp dạng thấp, Colchicin trong bệnh Gout, …
Hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm bổ khớp có hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng. Bổ khớp Ultramin là một sản phẩm mang lại tác động toàn diện như vậy khi kết hợp giữa hệ WBC - chống viêm giảm đau thực vật (cao vỏ liễu trắng, Enzym dứa Bromelain, Curcumin nghệ) không gây tác dụng phụ giữ nước, đau dạ dày; phức hợp GCMAC - bộ 5 dưỡng chất sụn khớp (Glucosamin, Collagen type II, MSM, Acid hyaluronic, Chondroitin sulfat) giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp; và Aquamin F (canxi, magie, 72 kháng chất) cùng với vitamin D3, K2 làm tăng mật độ xương giúp xương luôn chắc khỏe.
4. Tập trị liệu giảm cứng khớp ngón tay giữa
Bài tập nắm tay
Động tác: Nắm nhẹ bàn tay rồi từ từ xòe các ngón tay ra xa hết cỡ, sau đó lại nắm bàn tay lại nhưng lần này ngón cái để lên trên các ngón khác, giữ nguyên trong vòng 30 giây rồi duỗi lần lượt các ngón tay và thả lỏng. Nên thực hiện 5 lần/ngày.
Hiệu quả: giảm đau, giãn cơ, tăng độ linh động của khớp.
Bài tập uốn ngón tay
Động tác: Đặt cả cánh tay và bàn tay lên mặt bàn sao cho lòng bàn tay hướng lên, cổ tay giữ thẳng và cố định, từ từ gập các ngón tay về phía lòng bàn tay sau đó từ từ duỗi thẳng các ngón. Nên thực hiện 10 lần/ngày.
Hiệu quả: Làm linh hoạt hệ thống gân-cơ-dây chằng ngón tay và bàn tay.
Bài tập trượt ngón tay
Động tác: bàn tay xoè, lần lượt trượt các ngón từ ngón trỏ tới ngón út về phía ngón tay cái mà không uốn cong, khi trượt tới ngón út thì đưa tay trở về tư thế ban đầu. Nên thực hiện 5 lần/ngày.
Hiệu quả: Giảm tình trạng co cứng, tăng độ linh hoạt các ngón tay.
Bài tập tay cầm bóng
Động tác: Nắm chặt bóng tập trong lòng bàn tay, giữ 3 giây rồi thả ra. Nên thực hiện 10 lần/ngày. Lưu ý: loại bóng tập cầm vừa tay, mềm mại, nếu chọn bóng tập không đúng sẽ gây phản tác dụng điều trị.
Hiệu quả: Tăng sức cơ bàn tay.
Trên đây là bản tổng hợp các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cứng khớp ngón tay giữa. Với những thông tin bổ ích trên, chúng tôi mong rằng bạn sẽ chọn được bài tập trị liệu phù hợp, chế độ dinh dưỡng khoa học và sản phẩm bổ khớp phù hợp nhất. Chúc cho bạn và người thân thật nhiều sức khỏe nhé!
Xem thêm:
Nguyên nhân nào khiến bạn bị cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy?
Cứng khớp ngón tay có thực sự đáng lo ngại?
Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Nguyên nhân và triệu chứng...
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!