Chuỗi nhà thuốc thương hiệu, chuỗi nhà thuốc lớn nhất việt nam, chuỗi nhà thuốc, Chuỗi hệ thống nhà thuốc công nghệ, Chuỗi hệ thỗng nhà thuốc, Nhà thuốc công nghệ
Chăm sóc sức khỏe chủ động, chăm sóc sắc đẹp chủ động, Chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, chuỗi nhà thuốc pharmacity, các nhà thuốc lớn ở tphcm, nhà thuốc tận tâm, nhà thuốc 4.0
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người, giúp con người được nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi. Ngược lại, mất ngủ là nỗi ám ảnh bởi nó khiến ta có một ngày tiếp theo uể oải và kém tỉnh táo. Vậy, mất ngủ phải làm sao, khó ngủ nên làm gì? Bài viết này sẽ cùng bạn tìm ra giải pháp.
1. Thế nào là bệnh mất ngủ
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và người cao tuổi là thường gặp hơn cả.
1.1 Mất ngủ là gì?
Trung bình một người cần ngủ từ 7- 8 tiếng/ngày. Tiêu chuẩn của một giấc ngủ ngon là đảm bảo đủ về thời gian, đủ sâu và cảm thấy thoải mái khỏe khoắn sau khi thức dậy. Trái lại, người bị mất ngủ thường ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần và khó ngủ lại, khiến người bệnh luôn mệt mỏi khó chịu.
Bệnh được chia thành 2 dạng:
Mất ngủ cấp tính: (chứng khó ngủ tạm thời) người bệnh bị mất ngủ một vài đêm hoặc ít hơn 4 tuần.
Mất ngủ mãn tính: Tình trạng liên tục trên 1 tháng.
1.2 Biểu hiện của bệnh mất ngủ
Người bệnh có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây để biết mình có mắc chứng mất ngủ hay không:
Trằn trọc, khó ngủ vào buổi tối
Ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc nửa đêm và rất khó có thể ngủ lại
Thức dậy quá sớm
Khó chịu, mệt mỏi sau khi ngủ dậy
Cảm thấy mệt và buồn ngủ nhưng không thể ngủ
Luôn cảm thấy lo lắng về việc đi ngủ
2. Nguyên nhân gây mất ngủ
Nhiều người luôn đặt ra câu hỏi mất ngủ phải làm sao, tuy nhiên lại không biết được tại sao mình bị mất ngủ. Chỉ khi hiểu được tình trạng của bản thân xuất phát từ đâu thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Một số nguyên nhân thường gặp là:
Căng thẳng, stress quá độ: Những lo lắng, áp lực trong cuộc sống là nguyên nhân khiến người bệnh luôn trằn trọc với nhiều suy nghĩ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn quá no, tập thể dục gần giờ ngủ, ban ngày ngủ quá nhiều, làm việc trên giường ngủ, sử dụng điện thoại, internet trước khi ngủ… là những thói quen không tốt ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, ít vận động cũng là nguyên nhân khiến cơ thể trở nên chậm chạp thiếu linh hoạt và gây rối loạn giấc ngủ về đêm.
Do bệnh lý: Những người mắc chứng thiếu máu não và suy nhược thần kinh thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra, các bệnh về dạ dày, suy thận, hay cường giáp cũng làm tăng nguy cơ bị mất ngủ.
Vấn đề tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra càng nhanh chóng, làm suy yếu hoạt động của hệ thần kinh và giảm tiết loại hormon gây buồn ngủ có tên là melatonin. Người cao tuổi thường ở nhà nhiều và ít hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hơn so với người trẻ. Đây cũng là nguyên nhân khiến người có tuổi thường bị mất ngủ.
Do rối loạn nội tiết: Ở phụ nữ, sự tăng, giảm các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh - mãn kinh cũng được là một trong những nguyên nhân.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn, điều trị huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng,… có thể gây mất ngủ.
Việc sử dụng thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà, các chất kích thích nói chung trước khi đi ngủ sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn quá độ và khó ngủ sau đó.
Không gian ngủ: giường, đệm không thoải mái, gối quá cao hoặc quá thấp, ồn ào, phòng quá nóng hoặc quá lạnh, bí bách là những nguyên nhân khiến bạn khó duy trì được giấc ngủ chất lượng.
Thay đổi múi giờ: Một số người thường xuyên phải đi công tác nước ngoài, thường làm việc ca đêm, việc lệch múi giờ hoặc thay đổi giờ giấc sinh hoạt giữa ngày - đêm khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn.
3. Bệnh mất ngủ có nguy hiểm không?
Tình trạng mất ngủ khiến người bệnh luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, giảm khả năng tập trung, suy nghĩ, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Đặc biệt, những người lái xe hay vận hành máy móc công suất lớn khi thiếu ngủ, mất tập trung dễ gặp tai nạn nguy hiểm. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ và mất tập trung, giảm khả năng tư duy. Người bệnh trở nên dễ cáu gắt, bồn chồn lo lắng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và các bệnh nghiêm trọng như Alzheimer, Parkinson, teo não.
Bên cạnh đó, mất ngủ tức là thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, hưng phấn, cơ thể không được nghỉ ngơi khiến sức khỏe nhanh chóng suy giảm, lão hóa, tăng nguy cơ đột quỵ và làm trầm trọng thêm tình trạng stress, trầm cảm.
4. Khi mất ngủ phải làm sao?
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giải đáp cho câu hỏi mất ngủ nên làm gì.
4.1 Biện pháp không sử dụng thuốc
Nếu bạn đang bối rối không biết khi bị mất ngủ phải làm sao, khó ngủ nên làm gì thì hãy tham khảo các biện pháp sau :
Thư giãn tâm lý trước khi ngủ là điều rất cần thiết bởi khi lo lắng căng thẳng thì giấc ngủ sẽ rất khó đến. Nên tạm gác lại những việc chưa thực hiện xong trong ngày, không nên vừa nằm ngủ vừa nghĩ cách giải quyết những vấn đề đó.
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không ngủ ngày, hạn chế ngủ nhiều vào buổi trưa. Duy trì thói quen này sẽ giúp cơ thể thiết lập đồng hồ sinh học. Bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ và dễ thức dậy vào khoảng thời gian mà cơ thể đã lập trình trong quá trình rèn luyện thói quen.
Vận động điều độ bằng các bài tập thể dục hàng ngày, đạp xe, yoga,... giúp cơ thể được giải phóng năng lượng, khí huyết lưu thông, giải tỏa căng thẳng áp lực. Không nên tập thể dục hoặc vận động mạnh ngay sát giờ ngủ mà nên tập trước khi ngủ ít nhất hai tiếng.
Tắm nước ấm trước khi ngủ là tiền đề tốt cho một giấc ngủ sâu và ngon. Nước ấm giúp cơ thể được thả lỏng thư giãn, tăng tốc độ tuần hoàn máu trong cơ thể. Tuy nhiên, đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, những người bệnh tim mạch có nguy cơ đột quỵ hoặc sau khi uống rượu bia,... không nên áp dụng biện pháp này vì dễ gây cảm lạnh, đột quỵ.
Không nên ăn quá no, không dùng điện thoại, máy tính trước khi ngủ. Phòng ngủ cũng cần phải thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.
Chế độ ăn cần bổ sung GABA và L- tryptophan giúp tăng sinh Melatonin. Trong đó GABA là chất ức chế dẫn truyền các căng thẳng bất an đến vùng thần kinh trung ương có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bông cải xanh, cà chua,.. Melatonin là hormone của cơ thể giúp điều hòa giấc ngủ, gây buồn ngủ. L-tryptophan có nhiều trong thịt gà, chuối, pho mát, trứng, sữa, cá, hạt vừng, đậu nành và các chế phẩm của đậu nành,... Ngoài ra không nên lạm dụng các loại trà, cà phê và các chất kích thích.
4.2 Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ
Khi các phương pháp không sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, ta cần áp dụng biện pháp sử dụng thuốc để điều trị. Thuốc điều trị mất ngủ, khó ngủ được chia thành hai loại là thuốc Tây y (y học hiện đại) và Đông y (y học cổ truyền).
Hoạt chất trong thuốc Tây y (ví dụ: Seduxen, Bromazepam, Zolpidem,...)
Sử dụng các loại thuốc này có ưu - nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Có hiệu quả tức thời, gây buồn ngủ nhanh giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ rất sâu. Ngoài tác dụng gây buồn ngủ nó còn thể dùng trong điều trị giãn cơ, chống co giật, giải lo âu.
Nhược điểm: Thuốc rất dễ gây nghiện, nếu dùng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc. Thời gian bán thải của thuốc kéo dài từ vài ngày khiến cơ thể mệt mỏi sau khi ngủ dậy, gây tích tụ thuốc trong cơ thế. Ngoài ra thuốc Tây Y có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ: chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ kéo dài sang cả ngày sau,...
Các thuốc Đông y điều trị mất ngủ (từ củ Bình vôi, rễ cây Nữ lang, cây Lạc tiên, Trinh nữ,...)Các loại thảo dược có tác dụng an thần gây ngủ, giúp người bệnh khắc phục những triệu chứng của căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ.
Ưu điểm: Dược liệu tự nhiên, lành tính, an toàn, không độc hại, ít tác dụng phụ, dễ tìm kiếm.
Nhược điểm: Tác dụng chậm, thời gian điều trị kéo dài, chủ yếu mang tính chất hỗ trợ, không điều trị được các bệnh lý căn nguyên hoặc các rối loạn tâm lý tâm thần đồng mắc.
Tuy nhiên đối với phương pháp sử dụng thuốc, người bệnh cần được thăm khám ở cơ sở y tế và tuân thủ điều trị của bác sĩ về thời gian sử dụng thuốc, liều dùng và số lần dùng.
Nhìn chung, dù bạn bị rối loạn giấc ngủ ở giai đoạn nặng hay nhẹ, có phải sử dụng thuốc hay không, trước tiên hãy chú ý điều chỉnh thói quen và lối sống sao cho lành mạnh. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi mất ngủ phải làm sao và sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh hàng đêm mang tên “mất ngủ”. Xem thêm: Mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì? Mất ngủ có nên uống thuốc ngủ không? Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play. Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951 Trân trọng!