Chuỗi nhà thuốc thương hiệu, chuỗi nhà thuốc lớn nhất việt nam, chuỗi nhà thuốc, Chuỗi hệ thống nhà thuốc công nghệ, Chuỗi hệ thỗng nhà thuốc, Nhà thuốc công nghệ
Chăm sóc sức khỏe chủ động, chăm sóc sắc đẹp chủ động, Chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, chuỗi nhà thuốc pharmacity, các nhà thuốc lớn ở tphcm, nhà thuốc tận tâm, nhà thuốc 4.0
Tình trạng mất ngủ ngày càng trở nên phổ biến. Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Đôi khi, mất ngủ còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe và các căn bệnh tiềm ẩn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì, có tác hại như thế nào đối với mọi người.
1. Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Có nhiều dạng khác nhau như: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon hoặc thường xuyên bị tỉnh dậy giữa giấc.
Trung bình, thời gian ngủ của mỗi người khoảng 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Đây là khoảng thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và đào thải độc tố. Để cơ thể tỉnh táo và khỏe khoắn mỗi khi thức dậy thì cần ngủ đủ giờ, đủ sâu và ngủ ngon giấc.
Những triệu chứng mất ngủ thường bao gồm: khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thường dậy sớm, giật mình tỉnh giữa giấc và khó ngủ lại…
2. Mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì?
Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng ngày một ngày hai, mà tình trạng này kéo dài còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác của chúng ta. Vậy mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì? Có tác hại như thế nào đối với sức khỏe?
2.1. Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu mất ngủ không phải do những nguyên nhân nêu trên, người bệnh bị mất ngủ trong một khoảng thời gian dài thì rất có thể do người bệnh đang mắc một số bệnh lý khác. Dưới đây là những bệnh lý có thể gây nên tình trạng mất ngủ ở nhiều người. Bệnh dị ứng
Trong không khí có rất nhiều những chất gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật… gây viêm đường hô hấp và làm sản sinh ra các chất gây nghẹt mũi.
Những triệu chứng thường xảy ra cả vào ban ngày và ban đêm làm cho người bệnh khó chịu, giấc ngủ bị gián đoạn, nghiêm trọng hơn là gây nên bệnh mất ngủ. Bệnh viêm khớp
Những người mắc các bệnh lý về xương khớp như bệnh viêm khớp thường gặp phải khó khăn trong khi ngủ.
Bệnh viêm khớp và chứng mất ngủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi bị viêm khớp sẽ gây khó chịu, lo lắng và khiến người bệnh không ngủ ngon được. Việc bị mất ngủ dài ngày cũng có thể làm tăng triệu chứng của viêm khớp và gây đau.
Bệnh tim
Các bệnh lý về tim mạch như bệnh động mạch vành, suy tim cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ.
Tim yếu dần do bệnh lý sẽ làm giảm khả năng bơm máu, cung cấp oxy đến não bộ, ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Đa số những người gặp các vấn đề về tim mạch thường phản ánh rằng họ gặp vấn đề về mất ngủ. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa rất phổ biến đối với mọi người. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mất ngủ ở những người đang trong độ tuổi trung niên từ 45 đến 64.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm ợ nóng, ợ hơi, ho, khó thở khi nằm hoặc bị viêm nướu, đau họng, hôi miệng. Chính những triệu chứng ngày khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn, gây nên bệnh mất ngủ ở nhiều người. Vấn đề về tuyến giáp
Mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì? Một trong số đó là gặp các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.
Khi tuyến giáp của chúng ta hoạt động quá mức sẽ làm tăng tốc các chức năng trao đổi chất khác của cơ thế. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy bồn chồn, hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Tình trạng này gây cản trở cơ thể vào trạng thái thư giãn, khó để chìm vào giấc ngủ hơn bình thường. Bệnh lý tâm thần
Những người hay bị mất ngủ thường có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, suy kiệt tâm thần, tâm thần phân liệt... Ngoài ra một vài yếu tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh và giấc ngủ như sử dụng các chất kích thích, nghiện rượu bia... Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là một trong những lý do khiến cho tỷ lệ nữ giới mắc chứng bệnh mất ngủ nhiều hơn so với nam giới.
Phụ nữ trong độ tuổi khoảng 50 tuổi thường sẽ đến thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Khi đó, nội tiết tố của họ có những sự thay đổi và có thể khiến cho phụ nữ ngủ không được ngon giấc.
Ngoài ra, một số chứng bệnh ảnh hưởng tới giấc ngủ có thể gặp như ác mộng, mộng du, ngưng thở khi ngủ, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ…
Ngoài ra, mất ngủ còn có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và do bệnh lý gây ra. Những nguyên nhân thường gây chứng bệnh này bao gồm:
Thói quen sinh hoạt: thường làm việc muộn, thức khuya ôn thi hoặc chơi game, ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ, hay sử dụng điện thoại hoặc máy tính trước khi ngủ,... Hay phải đi công tác, chênh lệch múi giờ. Căng thẳng, stress do học tập, công việc và cuộc sống.
Không gian ngủ không tốt: ồn ào, nhiều ánh sáng hoặc không đủ ấm
Chế độ ăn uống: Uống cà phê, trà, rượu bia… Ăn thức ăn khó tiêu như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ trước khi ngủ.
2.2. Những tác hại do mất ngủ dài ngày
Nếu chỉ bị mất ngủ một vài ngày do căng thẳng hoặc suy nghĩ nhiều, sau đó lại trở lại trạng thái bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài thì sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Những tác hại do bị mất ngủ nhiều ngày gây ra mà mọi người cần lưu ý bao gồm:
Đối với học tập, công việc: Mất ngủ dài ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thường buồn ngủ vào ban ngày gây mất tập trung. Hiệu suất công việc và kết quả học tập bị giảm sút.
Đối với sinh hoạt, cuộc sống: Mất ngủ có thể khiến người bệnh bị rối loạn tâm lý, suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm… Thường cảm thấy bực bội, dễ cáu gắt, khó chịu, ảnh hưởng tới những mối quan hệ xung quanh.
Đối với sức khỏe: Mất ngủ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nêu trên và các vấn đề sức khỏe khác nhau. Có thể tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ, béo phì...
3. Nguyên tắc điều trị và cải thiện chứng mất ngủ
Để cải thiện tình trạng mất ngủ một cách tốt nhất, cần lưu ý những điều sau:
Loại bỏ các nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu mất ngủ do các bệnh lý thì cần đi khám để có những biện pháp điều trị thích hợp, chữa trị các căn bệnh đó. Đối với những thói quen không tốt như thường xuyên thức khuya chơi game, uống cà phê, trà vào buổi tối hay ăn quá no trước khi đi ngủ,... người bệnh có thể tự thay đổi và loại bỏ để có một giấc ngủ ngon hơn mà không cần dùng thuốc.
Chuẩn bị một giấc ngủ tốt nhất: Cần chuẩn bị một tâm lý thoải mái, thư giãn nhất để đi ngủ. Không gian ngủ cần yên tĩnh, đủ ấm, hạn chế ánh sáng và các yếu tố cản trở giấc ngủ của bạn.
Chú ý đến chế độ ăn uống Những người hay bị mất ngủ thì ngoài việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cần bổ sung thêm những loại thảo dược tốt cho não bộ và bổ trợ cho giấc ngủ. Ví dụ như uống trà hoa cúc, tâm sen, lá vông, rễ cây nữ lang, lạc tiên
Rèn luyện những thói quen tốt như thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu. Thay vì chơi điện thoại và máy tính, nên đọc sách hoặc nghe những bài hát nhẹ nhàng để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, trước khi đi ngủ có thể ngâm chân bằng nước ấm hoặc thảo mộc để ngủ ngon hơn.
Nếu các biện pháp nêu trên không thể cải thiện được giấc ngủ của bạn, hãy đến bệnh viện để thăm khám hoặc liên hệ với các bác sĩ. Lúc này, người bệnh có thể cần dùng thuốc hoặc các sản phẩm bổ trợ khác để cải thiện tình trạng này.
Kết luận. Hy vọng với bài viết trên bạn đọc sẽ có cho mình câu trả lời về vấn đề mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì. Mặc dù có nhiều tác hại và xuất hiện thường xuyên nhưng cũng rất dễ khắc phục nếu biết cách và kiên trì thay đổi thói quen khoa học hơn. Chào bạn! Chúng tôi là GPharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại App Store , CH Play. Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951 Trân trọng!