THOÁI HÓA XƯƠNG KHỚP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH PHÒNG TRÁNH LÀ GÌ?

Thứ sáu - 31/12/2021 04:11
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất hiện nay và đang ngày càng trẻ hóa. Vậy thoái hóa xương khớp là gì? Nó có nguy hiểm không? Liệu có cách nào phòng tránh được không? Hãy cũng theo dõi bài viết sau đây để biết được câu trả lời chính xác nhất

1. Thoái hóa khớp là gì? 

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị hư hại, bào mòn, dịch khớp bị suy giảm. Bình thường, các khớp xương của chúng ta được bảo vệ bằng một lớp sụn nhẵn, trơn láng và dịch khớp xung quanh giúp bôi trơn, làm cho sự di chuyển, vận động dễ dàng hơn. Nhưng khi mắc thoái hóa, lớp sụn bảo vệ đã bị tổn thương, không còn hình dạng như ban đầu mà trở nên xù xì, nứt, rách, thậm chí là để lộ ra đầu xương bên trong. Đầu xương khi bị mất đi “tấm chắn’’ có thể sẽ phải chịu nhiều cọ xát gây đau đớn, sưng tấy, viêm khớp… Khi mắc thoái hóa thì lớp sụn chịu nhiều ảnh hưởng nhất nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hậu quả có thể lan tới xương, các dây chằng và những cơ quan xung quanh vùng thoái hóa. Thoái hóa thường xảy ra ở các khớp chịu trọng lượng lớn của cơ thể như khớp gối, cổ, vai, hông, cột sống,...

thoai hoa xuong khop co nguy hiem khong
Đầu gối là một trong những vị trí dễ bị thoái hóa nhất
 

Theo con số thống kê thì Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Đáng báo động hơn là có khoảng 23% người trên 40 tuổi mắc thoái hóa khớp, 60% với người trên 65 tuổi và đến 85% người trên 80 tuổi. Có thể thấy thoái hóa xương khớp là vì lão hóa do tuổi tác nhưng hiện nay, số ca bệnh đang ngày càng nhiều và trẻ hóa. Đây là một bệnh lý mãn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển bệnh và phòng tránh những biến chứng liên quan. 

2. Thoái hóa xương khớp nguy hiểm không ? 
Bệnh có nhiều giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường khi ở những giai đoạn đầu thì người bệnh không biết, chủ quan hoặc bỏ qua những tín hiệu của bệnh. Đến khi bệnh nghiêm trọng hơn mới tìm đến bác sĩ. Nếu không được chẩn đoán sớm thì thoái hóa khớp sẽ để lại những triệu chứng thực sự nghiêm trọng, một trong số đó là:

  • Biến dạng khớp

Ở giai đoạn nhẹ của bệnh, sụn khớp mất dần, bắt đầu nứt vỡ, gai xương bắt đầu xuất hiện. Ở thời điểm này người bệnh có thể phải chịu những cơn đau nhưng biểu hiện bệnh còn nhẹ, vẫn chưa rõ ràng. Khi tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn, các khớp xương rất dễ bị sưng tấy và biến dạng, dễ thấy nhất là ở các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối. Đầu gối có thể bị lệch khỏi trục, ngón chân cong vẹo, ngón tay u cục tại các khớp và hình dáng không đều,... Người bệnh gặp phải triệu chứng này sẽ rất bất tiện trong sinh hoạt, khó khăn trong việc cầm nắm, cử động

thoai hoa xuong khop co nguy hiem khong bien dang khop
Biến dạng khớp khi bệnh thoái hóa ở giai đoạn nặng
 
  • Teo cơ

Khi có biểu hiện sưng đau vùng thoái hóa, dây chằng và các cơ xung quanh dễ bị yếu đi và teo dần lại. Nhất là đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời thì sẽ tránh được nhiều nguy hiểm.

  • Hạn chế vận động, có thể dẫn đến bại liệt

Sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp cũng ít dần nên khi người bệnh hoạt động, các đầu xương sẽ cọ vào nhau làm phát ra tiếng kêu lục khục, kèm theo đó là những cơn đau nhức. Thông thường vào buổi sáng, sau khi ngủ một thời gian dài thì ta rất khó để vận động do các khớp, cơ bị cứng. Nếu để tình trạng bệnh chuyển biến xấu thì rất dễ bị bại liệt. 

Những triệu chứng và biến chứng nói trên cũng chính là lời giải đáp cho câu hỏi “Thoái hóa xương khớp có nguy hiểm không’’. 

3. Biện pháp cho bệnh nhân thoái hóa xương khớp

  • Sinh hoạt, vận động hợp lý, đúng tư thế

Trong sinh hoạt hàng ngày hãy để ý một chút đến hệ cơ xương khớp của mình, để chúng thực hiện đúng chức năng vốn có. Tránh việc ngồi, đi đứng xiêu vẹo, lom khom, tránh mang vác vật nặng quá sức và trong thời gian dài. Với những người phải làm công việc nặng hàng ngày thì cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý và sử dụng những biện pháp bảo hộ, đệm, che chắn

thoai hoa xuong khop co nguy hiem khong lam viec
Ngồi làm việc sai tư thế là nguyên nhân lớn dẫn đến các vấn đề về xương khớp
 
  • Tập luyện thể dục thể thao với cường độ thích hợp 

Người bình thường muốn phòng tránh thoái hóa khớp thì nên kiên trì tập luyện thể dục thể thao để cơ thể được dẻo dai, cơ xương khớp chắc khỏe. Còn đối với bệnh nhân thì nên hỏi kỹ bác sĩ về tình trạng bệnh và chế độ luyện tập như thế nào để có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình

  • Điều trị bệnh

Thoái hóa khớp là một căn bệnh mãn tính, thường do sự lão hóa của tuổi tác. Khi phát hiện bệnh ở các giai đoạn tiến triển thì sẽ khó khăn hơn trong việc chữa khỏi. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp giải quyết các triệu chứng và ngăn cản sự tiến triển của bệnh. 

Ngày nay có rất nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần rất tốt trong việc bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp. Điển hình là Ultramin với phức hợp GCMAC bổ sung dịch khớp và các chất căn bản giúp phục hồi, tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Cùng với đó là hệ chống viêm giảm đau thực vật WBC, Canxi và 72 khoáng chất. Điểm nổi trội của Ultramin đó chính là chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên với quy trình sản xuất đạt chuẩn nên vô cùng an toàn, đảm bảo, giải quyết những vấn đề làm tổn hại đến dạ dày mà những loại thuốc giảm đau khác vẫn còn tồn tại.
 

thoai hoa xuong khop co nguy hiem khong ultramin
Ultramin - Khỏe khớp chắc xương, tăng cường sức khỏe
 

Như vậy, thoái hóa khớp thực sự nguy hiểm nếu chúng ta không có những hiểu biết về bệnh để kịp thời phát hiện và chữa trị. Mong rằng những chia sẻ trên có ích với bạn đọc. Trân trọng! 


Xem thêm: 
Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
Làm thế nào để xua tan thoái hóa cột sống thắt lưng ở người...
Thoái hóa khớp gối độ 2 và những điều liên quan

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây