Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Thứ năm - 02/12/2021 06:29
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh về xương khớp phổ biến nhất, tiến triển qua nhiều giai đoạn và gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tình trạng bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống kém khoa học ngày nay. Hãy cùng tìm hiểu về thoái hóa khớp gối về những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh lý này qua bài viết sau.

1. Đôi nét về thoái hóa khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất và đồng thời cũng là khớp chịu nhiều áp lực nhất khi phải gánh phần lớn trọng lượng của cơ thể.

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng tổn thương sụn khớp dẫn đến bị mài mòn. Tình trạng này có kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp dẫn đến đau, sưng, cứng khớp, gây hạn chế khả năng di chuyển và có thể hình thành các gai xương ở đầu gối. Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị sớm sẽ có thể gây tàn phế suốt đời.

thoai hoa khop goi 1
Thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa

2. Thoái hóa khớp gối có những biểu hiện như thế nào?

Thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi các dấu hiệu khác nhau 

thoai hoa khop goi 2
Cảm giác đau ở đầu gối là dấu hiệu thường gặp nhất ở những người bị thoái hóa khớp gối

2.1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, sụn khớp gối thường không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu vì sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.

2.2. Giai đoạn 2

Đây được coi là giai đoạn nhẹ của thoái hóa khớp gối. Lúc này, không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp và các xương không bị cọ xát với nhau, chất lỏng hoạt dịch được duy trì đủ để khớp vận động bình thường.

Đây cũng là thời kỳ mà người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên: cảm giác đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hay khi quỳ, cúi sẽ thấy đau.

2.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn này được phân loại là thoái hóa khớp mức độ trung bình. Lúc này, sụn giữa các xương có dấu hiệu tổn thương rõ ràng và không gian giữa chúng bắt đầu thu hẹp lại. Người bệnh có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ và cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hay thức dậy vào buổi sáng. Nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng sưng khớp.

2.4. Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn nghiêm trọng của thoái hóa khớp gối. Ở thời kỳ này, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Do không gian giữa các đầu xương bị giảm đáng kể, sụn hầu như không còn nguyên vẹn nên sẽ gây cứng khớp và thi thoảng khiến khớp trở nên bất động. Dịch khớp cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.

3. Những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối là tuổi tác do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố khiến khớp bị thoái hóa ở những độ tuổi sớm hơn như:

  • Thoái hóa khớp gối do cân nặng: Khi cơ thể bị thừa cân, béo phì, các khớp đặc biệt là khớp gối sẽ phải chịu áp lực lớn hơn.

  • Do di truyền: Yếu tố này bao gồm các đột biến di truyền và hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối khiến cho sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm.

  • Giới tính: Ở độ tuổi từ 55 trở lên, phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới.

  • Do chấn thương ở vùng gối: Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực cho khớp (như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng) sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.

thoai hoa khop goi 3
Các chấn thương vùng gối là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối
  • Vận động viên thể thao: Những vận động viên bóng đá, quần vợt, điền kinh, là các bộ môn đòi hỏi vận động khớp gối nhiều, sẽ có nguy cơ cao bị suy yếu chức năng khớp gối. Nguy cơ này sẽ trở nên cao hơn nếu họ gặp phải chấn thương trong lúc tập luyện. 

4. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Quá trình chẩn đoán thường sẽ bắt đầu bằng việc khám sức khỏe tổng quát, thu thập thông tin về bệnh sử, yếu tố di truyền cũng như các biểu hiện xảy ra gần đây trên cơ thể của người bệnh.

Sau khi thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số chẩn đoán cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn như chụp X-quang hay quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI).

Sau khi được chẩn đoán thoái hóa sụn khớp gối, bạn cần tuân thủ định hướng điều trị bệnh mà bác sĩ đưa ra. Tùy theo tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, với mục tiêu chính là giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Quá trình điều trị sẽ là sự kết hợp của những biện pháp sau:

  • Giảm cân: Giảm cân sẽ kèm theo giảm tải trọng cho khớp gối vậy nên việc làm này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu gối do viêm khớp.

  • Tập luyện thể dục đều đặn: Việc thường xuyên thực hiện các bài tập tác động nhẹ nhàng lên khớp gối sẽ giúp tăng cường độ linh hoạt cho các cơ xung quanh đầu gối, đồng thời giúp khớp ổn định hơn và giảm đau.

thoai hoa khop goi 4
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai cho cơ thể
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm: Các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen natri… chỉ nên dùng trong tối đa 10 ngày. Sử dụng lâu hơn sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. 

  • Sử dụng các liệu pháp thay thế: Một số liệu pháp thay thế có thể hiệu quả đối với tình trạng thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn nhẹ hoặc trung bình gồm kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc chất bổ sung (glucosamine, chondroitin…).

  • Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm các sản phẩm có chứa các dưỡng chất như Glucosamin sulfat, Collagen typ II “không biến tính”, Methyl Sulfonyl Methane, Acid hyaluronic và Chondroitin sulfate, là những dưỡng chất sụn khớp giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

  • Tập luyện vật lý trị liệu: Nếu tình trạng thoái hóa khớp gây khó khăn trong sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu giúp cách tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp. Hãy tham vấn bác sĩ hay các chuyên gia vật lý trị liệu để có lộ trình phù hơn và được hướng dẫn cách thực hiện các hoạt động hàng ngày sao cho ít gây đau khớp nhất.

  • Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối: Phương án này được đưa ra khi mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả. Những phương pháp phẫu thuật phổ biến thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp gối là: nội soi khớp, phẫu thuật cắt xương, phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp.

Hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn và người thân về thoái hóa khớp gối. Chúng ta nên chủ động thực hiện một lối sống lành mạnh và khoa học để phòng ngừa các tình trạng bệnh về xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng. 

Xem thêm:
Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây