Tại sao tự nhiên bị đau thắt lưng?

Thứ hai - 21/02/2022 21:57
Đau thắt lưng là bệnh xương khớp thường diễn biến lành tính, có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nên, bạn hãy chủ động trang bị thêm cho mình những kiến thức dưới đây để biết tại sao tự nhiên bị đau thắt lưng và phòng tránh nhé!

1. Đau thắt lưng là gì?

Hiện nay, đau thắt lưng (hay còn gọi là đau vùng thắt lưng, đau cột sống thắt lưng) là một bệnh xương khớp rất phổ biến trên thế giới và đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá, nhất là trong thời đại 4.0 khi mà giới trẻ phải ngồi làm việc và tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ.

Về định nghĩa thì có thể hiểu đơn giản, đau thắt lưng là một tình trạng đau vùng thấp thắt lưng, đau khoảng giữa xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, đau có thể ở một hoặc hai bên, đau tại chỗ hoặc lan xuống 2 chân, đau có thể liên quan tới thay đổi thời tiết. 

Khi tự nhiên bị đau thắt lưng, bạn cũng có thể gặp một số dấu hiệu đi kèm như cơ cạnh cột sống bị co cứng, cột sống thắt lưng bị hạn chế vận động hoặc bị rối loạn cảm giác (tê bì, tăng cảm, dị cảm,...).

2. Tự nhiên bị đau thắt lưng do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng và được xếp vào 2 nhóm chính là đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học và đau thắt lưng do một bệnh toàn thân (đau thắt lưng triệu chứng). Trong đó nguyên nhân cơ học là chủ yếu, chiếm 90-95% các trường hợp đau thắt lưng.

2.1. Nguyên nhân cơ học

  • Căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức: tình trạng đột nhiên bị đau thắt lưng sau hoạt động thể dục thể thao quá sức, sai cách, không khởi động kĩ hoặc đơn giản là một thao tác đột ngột, quá tầm ở tư thế bất lợi cho cột sống, gây co kéo hệ thống dây chằng, căng giãn cơ. Ngoài đau thì bệnh nhân còn cảm nhận được khối cơ cạnh cột sống bị co cứng, cột sống bị vẹo và mất đường cong sinh lý mà khi bác sĩ ấn ngón tay vào khe liên đốt 2 bên cột sống hoặc dọc theo các mỏm gai sau sẽ xác định được điểm đau. 

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: thường có triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau từ cột sống thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân, thậm chí tới tận mắt cá, mu bàn chân và ngón chân. Thi thoảng, người bệnh có cảm giác như bị kim châm, kiến bò hay tê bì,...(rối loạn cảm giác nông), thậm chí là rối loạn cơ tròn trong trường hợp bị chèn ép nặng.

tu nhien bi dau that lung 1
Đau thắt lưng do đĩa đệm bị thoát vị chèn ép dây thần kinh
  • Thoái hoá đĩa đệm cột sống: theo thời gian và áp lực gây ra bởi các hoạt động của con người, đĩa đệm dần bị thoái hoá và không còn đảm bảo chức năng của nó. Đau liên tục xung quanh vị trí đĩa đệm bị thoái hóa và đau tăng lên, lan tỏa, nhói như dao đâm,... khi uốn vặn cột sống là biểu hiện rõ ràng nhất trong trường này. 

2.2. Nguyên nhân do một bệnh toàn thân 

  • Nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn sinh mủ. Ngoài tự nhiên bị đau thắt lưng, người bệnh còn có thêm những triệu chứng nhiễm khuẩn khác như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi,...Xét nghiệm máu dễ dàng thấy máu lắng và bạch cầu đều tăng. 

  • Phình tách động mạch chủ bụng: là tình trạng một phần động mạch chủ bị phình ra, các mạch máu lớn bị phân nhánh gây ra vết rách khiến động mạch chủ bị bóc tách. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân đau thắt lưng dữ đội, thậm chí là shock, da nhợt nhạt thiếu máu,...

tu nhien bi dau that lung 2
Phình tách động mạch chủ là nguyên nhân gây đau thắt lưng dữ dội
  • Ung thư: mặc dù đây là nguyên nhân gây đau thắt lưng hiếm gặp nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra. Nếu người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như gầy yếu, sụt cân nhanh, đau liên tục tăng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau chống viêm thông thường thì bác sĩ cũng sẽ cân nhắc và suy nghĩ đến căn bệnh này.

3. Chẩn đoán

3.1. Lâm sàng

  • Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học:

  • Đặc điểm đau: thường khởi phát đột ngột sau hoạt động gắng sức, đau có thể khu trú vùng thắt lưng hoặc lan xuống 2 chi dưới, đau liên quan đến thay đổi thời tiết, đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

  • Triệu chứng kèm theo: co cứng cơ, hạn chế vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ vòng,...

  • Đau thắt lưng triệu chứng:

  • Đặc điểm đau: đau cột sống thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo một số biểu hiện của viêm, sốt, shock, gầy yếu, sụt cân,... như đã nêu cụ thể trong từng nguyên nhân phía trên.

  • Khi thấy bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của một bệnh toàn thân liên quan đến đau thắt lưng, bác sĩ nên hướng dẫn họ đến các cơ sở chuyên khoa để thăm dò chuyên sâu và làm xét nghiệm cận lâm sàng nhằm phát hiện kịp thời các nguyên nhân.

3.2. Cận lâm sàng

  • Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học:

  • Các xét nghiệm cần làm để phát hiện dấu hiệu viêm: công thức máu, tốc độ máu lắng,...

  • X-quang thường quy: đánh giá sơ bộ được tình trạng cột sống thắt lưng, xương chậu. Có thể bắt gặp một số hình ảnh như hẹp khe khớp, dày xương dưới sụn, chồi xương, trượt đốt sống, loãng xương,...

  • CT và MRI cho phép đánh giá chính xác cấu trúc đốt sống, đĩa đệm, mô mềm cạnh sống. CT và MRI có vai trò quan trọng trong chẩn đoán ở giai đoạn sớm của bệnh.

  • Đau thắt lưng triệu chứng

  • Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ đau thắt lưng do nguyên nhân của một bệnh toàn thân, tùy theo nguyên nhân được dự đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm như bilan lao, bilan ung thư, bilan đa u tủy xương,... để đưa ra chẩn đoán chính xác. 

4. Nguyên tắc điều trị

  • Mục tiêu: giải quyết tình trạng đau đớn khó chịu cho bệnh nhân, tìm và điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh.

  • Điều trị triệu chứng: tránh vận động mạnh, tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ, giảm đau ưu tiên nhóm kháng viêm NSAIDs, giãn cơ kết hợp vật lý trị liệu (chườm nóng, thuỷ trị liệu, kéo giãn cột sống, xoa bóp, châm cứu,...).

  • Điều trị triệt căn: sử dụng các biện pháp thăm dò chuyên khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, sử dụng phương pháp điều trị thích hợp với từng nguyên nhân cụ thể (nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, điều trị tâm lý,...).

  • Hỗ trợ điều trị: bổ sung các sản phẩm xương khớp có sự kết hợp đầy đủ của 5 loại dưỡng chất sụn khớp (Glucosamin hàm lượng chuẩn 1500 mg/ngày, Collagen type II, Methyl sulfonyl methane, Acid hyaluronic, Chondroitin sulfat) giúp giải quyết nguyên nhân gây bệnh; các chất chống viêm giảm đau thực vật (Salicin, Bromelain, Curcumin) giải quyết được triệu chứng mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây giữ nước và đau dạ dày; các vitamin, khoáng chất và Canxi giúp xương chắc khỏe và phòng chống loãng xương. Tất cả những thành phần cần thiết cho hệ xương khớp trên đã được kết hợp hoàn hảo trong sản phẩm Bổ xương khớp Ultramin. 

tu nhien bi dau that lung 3
Ultramin - Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân xương khớp

Bằng tất cả sự quan tâm và thấu hiểu những gì người bệnh xương khớp phải trải qua, chúng tôi mang đến cho bạn một sản phẩm chất lượng - một giải pháp toàn diện cho bệnh nhân xương khớp nói chung và đau thắt lưng nói riêng: “Ultramin - khỏe khớp chắc xương, tăng cường sức khỏe”.

Xem thêm: 
Thoái hóa khớp vai nên ăn gì? Lời khuyên của bác sĩ.
Top 4 bài tập thoái hoá khớp vai đơn giản hiệu quả 
Bài tập cho người thoái hoá khớp vai bằng yoga đơn giản, dễ...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây