Những nguyên nhân thường gặp và cách điều trị đau khớp háng

Thứ tư - 05/01/2022 23:00
Là một khớp lớn và linh động, khớp háng chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động sinh hoạt bình thường của cơ thể. Khi gặp tổn thương, các cơn đau khớp háng sẽ xuất hiện và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và các phương pháp làm giảm triệu chứng đau khớp háng là vô cùng quan trọng.

1. Đau khớp háng do những nguyên nhân nào gây ra?

Khớp háng có sự liên kết với nhiều bộ phận khác như: chân, lưng và vai… Vì thế, nó có chức năng điều khiển các chi dưới và truyền lực lên phần thân trên, hỗ trợ vai và lưng chống đỡ những vật nặng trong quá trình sinh hoạt và lao động. Đau khớp háng là một thuật ngữ dùng để miêu tả cảm giác đau hay khó chịu xung quanh khớp háng. Ngoài ra ở một số trường hợp, cảm giác đau có thể xuất hiện ở vùng háng hoặc đùi.

Đau khớp háng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau khớp háng mà bạn có thể tham khảo.

dau khop hang 1
Tình trạng đau khớp háng thường do nhiều nguyên nhân gây ra

1.1. Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây đau khớp háng kéo dài. Tình trạng này là hệ quả của quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn làm tăng ma sát giữa các đầu xương khi cử động, gây nhiều đau đớn cho người bệnh.

Triệu chứng đau ban đầu sẽ xuất hiện ở một bên háng nhất định, tuy nhiên sau đó cơn đau sẽ lan sang cả hai bên và dần lan xuống khớp đùi, thắt lưng hông. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp háng còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác như cứng khớp, khớp dễ gãy, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.

1.2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra đau khớp háng. Tuy nhiên viêm khớp dạng thấp lại ảnh hưởng đến nhiều khớp tại một thời điểm. Tình trạng này thường có các biểu hiện như nhiều khớp bị sưng, đau và cứng tại cùng một thời điểm. Khi trở nặng, viêm khớp dạng thấp sẽ làm cho khớp bị biến dạng, gây ra nhiều cản trở hơn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

1.3. Gãy xương

Gãy xương vùng háng là tình trạng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người bị loãng xương. Bởi vì mật độ xương của những người này rất loãng nên một sự ngã hay hay trượt nhẹ cũng có thể gây gãy cổ xương đùi. Gãy xương gây đau khớp háng rất nhanh và dữ dội, vì thế khi tình trạng này xảy ra, người bệnh cần được cấp cứu y khoa khẩn cấp. Gãy xương háng sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, một trong số đó là sự hình thành cục máu đông ở chân.

1.4. Thoát vị bẹn

Đau khớp háng cũng có thể là do thoát vị bẹn gây ra. Đây là tình trạng lớp niêm mạc hoặc ruột di chuyển ra khỏi khoang bụng, lọt vào và có thể bị mắc kẹt ở ống bẹn. Tình trạng này sẽ gây nhiều sức ép cho các cơ vùng háng, đồng thời gây nhiễm trùng và sưng to, từ đó làm nặng thêm các cơn đau.

2. Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp tình trạng đau khớp háng kéo dài khoảng một vài ngày hoặc hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và lên kế hoạch điều trị tình trạng này phù hợp với bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Xuất hiện nhiều cơn đau dữ dội

  • Cơ thể không thể chịu được sức nặng

  • Biến dạng, phồng khớp háng

  • Thấy xương lộ ra bên ngoài

  • Nghe tiếng gãy rắc trong khớp

Ngoài ra, nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng như: sưng, nóng, đỏ, đau nhức…thì rất có thể là dấu hiệu của viêm khớp nhiễm trùng. Khi trường hợp này xảy ra, bạn cần được điều trị ngay bởi nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp nhiễm trùng có thể dẫn đến biến dạng khớp, thậm chí là thoái hóa khớp.

dau khop hang 2
Hãy đến gặp bác sĩ sớm khi thấy vùng háng có nhiều biểu hiện bất thường

3. Các phương pháp điều trị đau khớp háng

Tương tự như các bệnh lý về xương khớp khác, việc điều trị đau khớp háng cần phụ thuộc vào việc tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Chung quy lại, có thể phân loại phương pháp điều trị đau khớp háng thành điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật.

3.1. Điều trị không phẫu thuật

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bạn cần hạn chế, điều chỉnh hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây tổn thương khớp háng như hạn chế leo cầu thang, không đi bộ quãng đường quá dài hoặc chơi các môn thể thao có thể làm tăng áp lực lên khớp như: tennis, cầu lông…

  • Thực hiện các phương pháp trị liệu làm tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho khớp: Các bài tập nhẹ nhàng như các bài tập yoga sẽ giúp mở khớp háng hiệu quả, làm cho bộ phận này trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn, đồng thời hỗ trợ giảm đau và đẩy lùi các bệnh lý xương khớp khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp trị liệu khác như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, laser để hỗ trợ giảm mức độ các cơn đau.

  • Giảm cân: Giảm trọng lượng cơ thể sẽ giúp hạn chế áp lực lên khớp háng, giúp giảm đau và ngăn cản mức độ tiến triển của bệnh. Hơn nữa, việc giảm cân cũng giúp khớp trở nên vận động linh hoạt, tránh tình trạng cứng khớp.

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm: Một số thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen… sẽ các cơn đau được kiểm soát hiệu quả, tình trạng viêm nhiễm cũng được cải thiện và ngăn ngừa bệnh trở nặng hơn. Bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi quyết định sử dụng những loại thuốc này để hạn chế tối đa các tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như: nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…

  • Bổ sung các dưỡng chất sụn khớp: Việc bổ sung các dưỡng chất sụn khớp như Glucosamin sulfat, Collagen type II không biến tính, Methyl Sulfonyl Methane, Acid hyaluronic và Chondroitin sulfate sẽ đẩy mạnh quá trình tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giúp cho khớp chắc khỏe và linh hoạt.

dau khop hang 3
Các dưỡng chất sụn khớp giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp

3.2. Phẫu thuật    

Phương pháp này thường được cân nhắc đến khi nguyên nhân gây đau khớp háng là do gãy xương, biến dạng khớp háng hay một vài tổn thương cần được phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay khớp háng. Bởi phẫu thuật là phương pháp có thể đem lại nhiều rủi ro nên trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần và sẽ được thăm khám khớp háng một cách kỹ càng.

Đau khớp háng là một tình trạng khá thường gặp tuy nhiên nếu không được điều trị, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Vậy nên, khi thấy cơ thể gặp những bất thường ở bộ phận này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin cơ bản về nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau khớp háng và cách điều trị tình trạng này. Chúc bạn luôn vui khỏe!


Xem thêm: 
Những lưu ý khi điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng theo...
Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng 
Tại sao nên mua xương khớp Ultramin? 
CÓ NÊN SỬ DỤNG BỔ KHỚP ULTRAMIN?

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây