Mất ngủ ngủ không sâu giấc: Làm gì để cải thiện?

Thứ sáu - 03/12/2021 02:39
Ngày nay bệnh mất ngủ ngủ không sâu giấc đang ngày càng gia tăng và đa dạng hóa về độ tuổi. Mất ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc hàng ngày của người bệnh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quan về chứng bệnh này và có phương án điều trị hiệu quả.

1. Mất ngủ ngủ không sâu giấc là gì?

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, đặc biệt là người cao tuổi. Người bị mất ngủ và ngủ không sâu giấc thường có giấc ngủ chập chờn, khó đi vào giấc ngủ tự nhiên, dễ bị giật mình tỉnh giấc và khó ngủ lại. 
Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến người bệnh luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, giảm khả năng tập trung, suy nghĩ, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người lái xe hay vận hành máy móc công suất lớn bởi dễ gây tai nạn. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất tập trung, giảm khả năng tư duy và suy giảm trí nhớ. Người bệnh thay đổi tâm lý, trở nên cáu gắt, bồn chồn lo lắng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và các bệnh nghiêm trọng khác. 
Mất ngủ khiến thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, hưng phấn, cơ thể không được nghỉ ngơi nhiều giờ liên tiếp khiến sức khỏe suy giảm, lão hóa nhanh. Đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ và trầm trọng thêm tình trạng stress, trầm cảm.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc

Mất ngủ ngủ không sâu giấc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân phổ biến gồm có:
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn quá no, tập thể dục gần giờ ngủ, ban ngày ngủ quá nhiều, sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ… là những thói quen không tốt ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, lười vận động cũng là nguyên nhân khiến cơ thể trở nên chậm chạp và khó đi vào giấc ngủ về đêm.
    mat ngu ngu khong sau giac 1
    Sử dụng các thiết bị điện tử làm ảnh hưởng tới giấc ngủ
  • Mất ngủ do bệnh lý: thiếu máu não, suy nhược thần kinh, đau dạ dày, suy thận, cường giáp, các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch,.. là nguyên nhân gây mất ngủ. 
  • Căng thẳng, stress: Lo toan, áp lực trong công việc, cuộc sống thường ngày là nguyên nhân khiến người bệnh luôn trằn trọc với nhiều suy nghĩ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
  • Vấn đề tuổi tác: Ở người cao tuổi, hoạt động của cơ thể nói chung và hệ thần kinh nói riêng đều đã thoái hóa do đó gây nên rối loạn giấc ngủ.  Người cao tuổi thường ở nhà nhiều và ít có các hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hơn so với người trẻ nên cũng thường mất ngủ hơn.
  • Rối loạn nội tiết: Sự tăng, giảm các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, sau sinh hoặc tiền mãn kinh - mãn kinh khiến cho nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không yên giấc.
  • Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn, điều trị huyết áp, thuốc dị ứng,… có thể gây mất ngủ.
  • Sử dụng thuốc lá, rượu, bia, cà phê, một số loại trà trước khi đi ngủ sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn quá độ, dễ gây mất ngủ.
  • Môi trường ngủ không tốt: kê gối quá cao hoặc quá thấp, phòng quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều tiếng ồn khiến bạn khó duy trì được giấc ngủ chất lượng.
  • Thay đổi múi giờ: lệch múi giờ khi mới sang nước ngoài, làm công việc chia ca ngày -  đêm,.... gây rối loạn giấc ngủ sinh lý hàng ngày.

3. Biện pháp cải thiện mất ngủ, ngủ không sâu giấc

Để giải quyết chứng bệnh mất ngủ ngủ không sâu giấc, ta cần phải điều trị tận gốc các bệnh lý gây nên mất ngủ. Với trường hợp mất ngủ do thiếu máu não thì nên uống thuốc hoạt huyết, mất ngủ do bệnh tăng huyết áp thì cần uống thuốc điều hòa huyết áp,... Bên cạnh đó, ta còn có thể cải thiện nhanh chóng triệu chứng mất ngủ bằng một số biện pháp như dưới đây.

3.1 Các biện pháp không sử dụng thuốc

  • Thư giãn tâm lý trước khi ngủ là điều rất cần thiết. Đến giờ ngủ ta nên tạm gác lại những việc chưa thực hiện xong trong ngày, thư giãn bằng cách đọc một vài trang sách, nghe một bài nhạc, hoặc mát xa đầu,...
  • Rèn thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, hạn chế ngủ nhiều vào buổi trưa. Thói quen này sẽ giúp cơ thể thiết lập đồng hồ sinh học khiến bạn dễ ngủ và dễ thức dậy vào khoảng thời gian mà bạn đã rèn luyện mỗi ngày. Nên đi ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Vận động thể chất thường xuyên bằng các bài tập thể dục, chạy bộ, bơi lội, yoga,... ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể được giải phóng năng lượng, tăng cường tuần hoàn máu, quên đi những căng thẳng áp lực. Tuy nhiên chỉ nên tập trước khi ngủ ít nhất hai tiếng.
  • Tắm nước ấm 5-7 phút trước khi ngủ là tiền đề tốt cho một giấc ngủ sâu và ngon. Nước ấm giúp cơ thể được thả lỏng, tăng tuần hoàn máu. Bạn cũng có thể thay thế việc tắm trước khi ngủ bằng biện pháp ngâm chân. Ngâm chân trong nước ấm với một ít gừng tươi, sả hay vỏ bưởi rất tốt để thư giãn và lưu thông khí huyết.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung L- tryptophan và GABA. L-tryptophan (trong thịt gà, chuối, pho mát, trứng, sữa, cá, hạt vừng, đậu nành,...) giúp tăng sinh Melatonin (hormone gây ngủ) và Serotonin cho cơ thể. GABA là chất ức chế dẫn truyền thần kinh tác dụng giảm lo âu chống trầm cảm, có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bông cải xanh, cà chua,... Ngoài ra, không ăn uống quá nhiều vào buổi tối, không hút thuốc, không uống rượu bia. Các loại đồ ăn, đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê chỉ nên dùng trước khi ngủ ít nhất 8-10 tiếng.
    mat ngu ngu khong sau giac 3
    Thực phẩm chứa L-tryptophan và GABA hỗ trợ giấc ngủ ngon
  • Uống trà thảo mộc trước khi ngủ: trà hoa cúc, trà tâm sen,... làm dịu căng thẳng, mệt mỏi, giúp an thần, ngủ ngon.
  • Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, tivi hay laptop sẽ ức chế quá trình sản sinh hormone gây buồn ngủ của cơ thể, khiến người dùng khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, không sâu giấc.
  • Môi trường ngủ phải thoáng khí, ít ánh sáng, nhiệt độ vừa phải, yên tĩnh.

3.2 Điều trị mất ngủ bằng thuốc

Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp không dùng thuốc nhưng tình trạng không cải thiện thì cần phải thăm khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Các loại thuốc để điều trị mất ngủ ngủ không sâu giấc có thể là thuốc Tây y hoặc Đông y, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

3.2.1 Thuốc Tây y:

Một số hoạt chất tiêu biểu điều trị mất ngủ là Bromazepam, Diazepam, Zolpidem,... Các thuốc Tây y có tác dụng an thần giải lo âu khi dùng liều thấp và gây ngủ nếu dùng liều cao hơn. Với mỗi nguyên nhân khác nhau thì việc điều trị cụ thể bằng thuốc cũng khác nhau.
mat ngu ngu khong sau giac 4
Các loại thuốc tây hiệu quả nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ

Ưu điểm của nhóm thuốc này là có hiệu quả tức thời, gây buồn ngủ nhanh giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ rất sâu. Bên cạnh tác dụng gây buồn ngủ thì còn thể dùng trong điều trị giãn cơ, chống co giật, giải lo âu. 
Tuy nhiên thuốc dễ gây nghiện, nếu dùng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc. Thời gian bán thải của thuốc kéo dài vài ngày khiến cơ thể mệt mỏi sau khi ngủ dậy, tích tụ thuốc gây độc cho cơ thế. Ngoài ra thuốc ngủ thường có nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ kéo dài sang ngày hôm sau,...

3.Thuốc Đông y

Trong y học cổ truyền có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng an thần gây ngủ, giúp người bệnh giảm triệu chứng của căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ. Ví dụ như các bài thuốc từ rễ và thân cây Nữ lang, củ Bình vôi, cây Lạc tiên,...
mat ngu ngu khong sau giac 5
Thuốc Đông y có tính an toàn cao nhưng tác dụng chậm

Sử dụng thuốc Đông y cũng có một số ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Dược liệu hoàn toàn từ tự nhiên do đó lành tính, an toàn, không độc hại, ít tác dụng phụ, dễ tìm kiếm.
Nhược điểm: Tác dụng thường đến chậm hơn nên cần sử dụng liên tục trong một thời gian, chủ yếu mang tính chất hỗ trợ, không điều trị được các bệnh lý căn nguyên hoặc các rối loạn tâm lý tâm thần đồng mắc. Do vậy, người bệnh vẫn nên đi khám chuyên khoa để được đánh giá và điều trị các nguyên nhân bệnh lý.
Đối với biện pháp sử dụng thuốc, người bệnh phải đi khám ở cơ sở y tế và tuân thủ điều mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không tự mua thuốc và thay đổi liều lượng sử dụng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể nói rằng, dù bạn bị rối loạn giấc ngủ ở mức độ nào thì việc rèn luyện để có lối sống lành mạnh và khoa học đều vô cùng quan trọng. Mong rằng bài viết đã giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh mất ngủ ngủ không sâu giấc. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Xem thêm:
Mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì?
Mẹo chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây