MẤT NGỦ NÊN UỐNG THUỐC GÌ? LỰA CHỌN SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Thứ hai - 13/12/2021 03:20
Hiện nay, mất ngủ là tình trạng phổ biến đang dần có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Mất ngủ nên thuốc uống gì để cải thiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vậy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mất ngủ và các triệu chứng

Ngủ là hoạt động sinh lý cần thiết, giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, sẵn sàng cho các hoạt động của ngày mới. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, chiếm đến ⅓ thời gian trong cuộc đời của mỗi người.
Mất ngủ là một tình trạng rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng như: không buồn ngủ, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ bị giật mình tỉnh giấc, ban ngày mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật, … Tình trạng mất ngủ kéo dài đến dưới 1 tháng được gọi là mất ngủ bệnh lý cấp tính, nếu kéo dài trên 1 tháng là mất ngủ mãn tính.
mat ngu nen uong thuoc gi 1
Mất ngủ nếu kéo dài hơn một tháng là tình trạng mất ngủ mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và có thể gây mất ngủ:
+ Tuổi già, thể chất yếu, bệnh tật phải dùng nhiều thuốc
+ Tâm lý áp lực, căng thẳng, lo âu
+ Chế độ sinh hoạt: sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, …
+ Môi trường bụi bẩn, ồn ào, không gian chật chội, …

2. Ảnh hưởng của mất ngủ đến sức khỏe và cuộc sống?

Trung bình mỗi ngày, một người trưởng thành cần ngủ 7 - 8 tiếng. Thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon, không sâu giấc khiến cơ thể mệt mỏi, không tỉnh táo. Tình trạng này kéo dài để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe:
+ Suy giảm trí nhớ: do não bộ không được nghỉ ngơi, cạn kiệt năng lượng dẫn đến giảm khả năng hoạt động, giảm nhận thức tư duy và ghi nhớ
+ Rối loạn tâm lý: mất ngủ dẫn đến mệt mỏi, ủ rũ, người bệnh dễ bị cáu gắt, bực bội… Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến rối loạn lo âu, thậm chí là trầm cảm.
+ Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì: mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, các cơ quan bị rối loạn chức năng, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến béo phì, tăng huyết áp. Ngoài ra, tình trạng mất ngủ kéo dài có liên quan đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
+ Một số ảnh hưởng khác như: rối loạn nội tiết, giảm ham muốn tình dục, tăng lão hóa, mụn và nếp nhăn trên da …
mat ngu nen uong thuoc gi 2
Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Bên cạnh đó, mệt mỏi, giảm khả năng ghi nhớ và nhận thức, tư duy gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất công việc. Suy giảm trí nhớ gây bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt do người bệnh thường lơ đãng, hay quên vị trí đồ vật, đường đi, lịch hẹn, sự kiện, cuộc họp, … Việc mất tập trung, không tỉnh táo cũng có thể đưa người bệnh vào các tình huống và sự cố nguy hiểm: choáng, té ngã, tai nạn xe, … Vì vậy, cần có các biện pháp điều trị thích hợp cho những người bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

3. Mất ngủ nên uống thuốc gì? 

Sau khi được thăm khám, bác sĩ có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp. Tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân mà bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc hoặc không. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về các loại thuốc và TPCN thường được dùng để cải thiện tình trạng mất ngủ.

3.1. Các nhóm thuốc Tây sử dụng để điều trị mất ngủ

Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định trong điều trị mất ngủ bao gồm:

3.1.1. Thuốc an thần gây ngủ:

Còn được gọi là thuốc ngủ có tác dụng ức chế thần kinh giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Nhóm thuốc an thần gây ngủ tiêu biểu nhất là benzodiazepin, tác dụng tăng dần theo thứ tự: Estazolam, Temazepam, Flurazepam, Triazolam, Clorazepate. Các thuốc này cho hiệu quả điều trị cao và an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn, tuy nhiên về lâu dài bệnh nhân có nguy cơ cao bị lệ thuộc thuốc. Một số tác dụng không mong muốn bao gồm: chóng mặt, nhức đầu, lờ đờ uể oải, rối loạn vận động, … 
Một số thuốc khác như etifoxine, sedanxio, zopiclon … giúp duy trì giấc ngủ tốt hơn và có thời gian bán hủy ngắn hơn nên tránh được một số tác dụng không mong muốn như benzodiazepine. Tuy nhiên, đây là các thuốc cần có chỉ định của bác sĩ  và dù sử dụng thuốc an thần gây ngủ nào, người bệnh cũng cần chú ý tránh lạm dụng thuốc, theo dõi chặt chẽ và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

3.1.2. Thuốc chống trầm cảm:

Các thuốc giải lo âu, chống trầm cảm: clomipramine, mirtazapine, amitriptyline, trazodone, doxepin cũng được sử dụng để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Thuốc vừa có tác dụng an thần nhẹ, vừa điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm - yếu tố tiên phát dẫn đến mất ngủ. 
So với nhóm an thần, gây ngủ, thuốc chống trầm cảm không gây ra hiện tượng quen thuốc khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, thời gian  thuốc có tác dụng kéo dài, hiệu quả cải thiện giấc ngủ thu được sau khoảng 3 - 4 tuần điều trị. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này gây nhiều tác dụng phụ hơn: đắng, khô miệng, mệt mỏi, táo bón, bí tiểu, … vì vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
mat ngu nen uong thuoc gi 3
Thuốc chống trầm cảm có thể điều trị mất ngủ
 

3.1.3. Thuốc kháng histamin H1:

Các thuốc kháng histamin thế hệ cũ: promethazine, dimedrol, clorpheniramin, … có tác dụng gây ngủ mạnh. Diphenhydramin và doxylamin là được sử dụng để điều trị mất ngủ ở phụ nữ có thai ( hiệu quả với chứng nôn nghén) vì an toàn hơn trong thai kỳ. Ngoài ra, hydroxyzine cũng có tác dụng an thần gây ngủ. Sử dụng thuốc kháng histamin cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ: bí tiểu, táo bón, khô miệng, …

3.1.4. Một số thuốc hỗ trợ:

Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị trực tiếp ở trên, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ thần kinh, tăng cường sức khỏe não bộ: piracetam, vinpocetin, choline, GABA, vitamin B12, …

Bệnh nhân khi được chỉ định sử dụng các loại thuốc trên cần được cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích - nguy cơ, nên sử dụng với liều lượng thấp nhất mà có hiệu quả và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn. Bệnh nhân cao tuổi, chức năng gan thận suy yếu cần thận trọng hơn khi sử dụng và theo dõi chặt chẽ. 

3.2. Xu hướng sử dụng sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thảo dược

Ngày nay, các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên đang được ưa chuộng với hiệu quả toàn diện và an toàn khi sử dụng lâu dài. Dược liệu được chứng minh phù hợp với sinh lý của cơ thể hơn thuốc hóa dược, hạn chế được các tác dụng phụ và tương tác thuốc.
mat ngu nen uong thuoc gi 4
Cây Nữ lang giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

Có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt cho giấc ngủ sinh lý:
+ Tâm sen: vị hơi đắng, được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Tâm sen phơi khô, hãm trà giúp ngủ ngon, dễ đi đi vào giấc ngủ.
+ Bình vôi: chiết xuất rotundin trong củ bình vôi có tác dụng trấn kinh, an thần, giúp cải thiện giấc ngủ, đặc biệt trong trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy sút.
+ Lạc tiên: có tác dụng giảm lo âu, hồi hộp, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Có thể chế biến lạc tiên tươi thành các món ăn (xào, luộc) hoặc phơi khô sắc lấy nước uống.
+ Vông nem: hỗ trợ an thần, tạo giấc ngủ sinh lý. Trong dân gian, vông nem được dùng làm rau ăn hoặc phơi khô sắc lấy nước uống để điều trị chứng mất ngủ, đau đầu.
+ Cây Nữ lang: có tác dụng an thần và điều trị mất ngủ rất hiệu quả, đặc biệt an toàn khi sử dụng ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, cây Nữ lang có chứa acid valerenic và các dẫn chất có tác dụng ức chế não bộ, giảm căng thẳng, tạo giấc ngủ sinh lý, ngủ ngon và sâu giấc.

Các dược liệu trên đều hiệu quả và an toàn trong việc cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, để thu được hiệu lực cao nhất, các thành phần có tác dụng nên được chuẩn hóa về liều dùng, hàm lượng và dạng bào chế thích hợp. Chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm Ích não An Hưng - được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên với nguyên liệu chuẩn hóa - hỗ trợ giấc ngủ và tăng cường não bộ. Đây là dòng sản phẩm đầu tiên trên thị trường có tính chuyên biệt ngày đêm. Trong đó viên uống ban đêm có chứa chiết xuất Rễ cây Nữ lang được phê duyệt chỉ định cho bệnh nhân căng thẳng thần kinh và rối loạn giấc ngủ, giúp rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra, sản phẩm chứa hoạt chất GABA là một chất ức chế thần kinh, giúp làm dịu, giảm căng thẳng lo âu, giúp thư giãn và dễ ngủ. Sản phẩm cũng bổ sung các chất tốt cho não bộ: vitamin B1 và B6, resveratrol chống oxy hóa, ginkgo biloba có tác dụng hoạt huyết, citicoline, taurin và voacanga africana bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ và nhận thức. 
mat ngu nen uong thuoc gi 5
Ích não An Hưng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

Mất ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống mà còn để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe, vì vậy cần có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Vậy mất ngủ nên uống thuốc gì để cải thiện? Người bệnh thường chỉ được sử dụng các thuốc Tây để điều trị mất ngủ khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, để tăng cường sức khỏe não bộ cũng như cải thiện giấc ngủ sinh lý tại nhà, bạn nên lựa chọn các sản phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo dược, hiệu quả và an toàn khi sử dụng lâu dài.
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng! 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây