Mách bạn cách xử lý đau thắt lưng

Thứ tư - 05/01/2022 00:01
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hàng năm có khoảng 5% dân số bị đau thắt lưng, trong đó tỷ lệ người đang ở độ tuổi lao động chiếm 50%. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy khoảng 65-85% người trưởng thành từng ít nhất một lần trong đời bị đau thắt lưng. Đây thực sự là những con số đáng báo động về tình trạng bệnh xương khớp hiện nay. Vậy thì, ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về cách xử lý đau thắt lưng nhé!

1. Đau thắt lưng là gì?

Đau thắt lưng (đau vùng thắt lưng, đau cột sống-thắt lưng) là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau lưng vùng thấp, đau khu trú tại vùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông (một hoặc hai bên) với những tính chất đau như sau:

  • Khởi phát: đau có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương hoặc diễn biến mạn tính, nặng dần theo thời gian.

  • Vị trí: đau có thể khu trú tại vùng thắt lưng hoặc đau lan xuống 2 chân.

  • Các yếu tố ảnh hưởng: đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, gập người và ngược lại giảm đau khi nghỉ ngơi, nằm tư thế hợp lý.

  • Thời điểm đau: thường liên quan tới thay đổi thời tiết. Ở phụ nữ, đau có thể liên quan tới thời kỳ trước hành kinh.

  • Các triệu chứng kèm theo như nóng đỏ, co cứng cơ cạnh sống, rối loạn cảm giác (tăng hoặc giảm cảm giác, tê bì, buốt rát, kiến bò,...), hạn chế vận động cột sống thắt lưng, rối loạn tiểu tiện,... có thể xuất hiện tùy theo nguyên nhân gây đau thắt lưng.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng thường được chia làm 2 nhóm: do nguyên nhân cơ học hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng, diễn biến, tiên lượng, điều trị cũng sẽ có sự khác biệt.

2.1. Nguyên nhân cơ học

Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học hay còn gọi là đau thắt lưng thông thường, bao gồm những nguyên nhân, bệnh lý gây ra những tác động cơ học tới cơ, xương, đĩa đệm, dây chằng và các khớp liên mấu. Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học chiếm tới 90-95% các trường hợp đau thắt lưng, thường diễn biến lành tính. Các nguyên nhân cơ học bao gồm:

  • Chấn thương

  • Vận động quá sức hoặc sai tư thế

  • Các dị dạng về cấu trúc cột sống thắt lưng (bẩm sinh hoặc mắc phải)

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

xu ly dau that lung 1
Đĩa đệm bị thoát vị chèn ép dây thần kinh gây đau thắt lưng

2.2. Đau thắt lưng “triệu chứng”

Đau thắt lưng triệu chứng chiếm tỷ lệ thấp (5-10% tổng số bệnh nhân) nhưng gợi ý đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn như các bệnh lý về xương, thấp khớp, ung thư, nhiễm khuẩn. Các bệnh lý gây đau thắt lưng triệu chứng bao gồm:

  • Các bệnh do thấp (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp cùng chậu,...)

  • Nhiễm khuẩn (lao cột sống, viêm cột sống do vi khuẩn,...)

  • Khối u (lành tính hoặc ác tính)

  • Bệnh nội tiết (loãng xương, cường cận giáp trạng, vôi hoá sụn khớp,...)

  • Nguyên nhân nội tạng (viêm tụy, viêm ruột thừa, sỏi thận, viêm phần phụ ở phụ nữ,..)

3. Cách xử lý đau thắt lưng

Khi bị đau thắt lưng mức độ nhẹ và vừa thì trước tiên bạn có thể tự theo dõi tại nhà và đảm bảo thực hiện những việc sau: ngừng các hoạt động mạnh, ngồI tư thế thoải mái thẳng lưng, nằm nghiêng đầu sang một bên với hai chân co lên hoặc nằm thẳng có kê gối dưới đùi, chườm đá vùng thắt lưng để giảm đau nếu cần thiết. Nếu tình trạng đau không được cải thiện hoặc mức độ đau tăng lên nhanh chóng thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3.1. Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân với mục tiêu là giảm đau cho bệnh nhân, phục hồi chức năng vận động, tìm và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.

  • Điều trị cá thể hoá tuỳ thuộc nguyên nhân và mức độ đau đớn của bệnh nhân. 

  • Điều trị kết hợp nhiều phương pháp: điều trị nội khoa, ngoại khoa, phục hồi chức năng và các điều trị khác.

  • Tập luyện đều đặn kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học đảm bảo cung cấp đủ Canxi, các vitamin và khoáng chất kèm theo bổ sung các dưỡng chất sụn khớp như Glucosamin, Collagen II, MSM, Acid hyaluronic, Chondroitin sulfat,...

3.2. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa thường phối hợp 3 nhóm thuốc: NSAIDs, giảm đau, giãn cơ. 

  • NSAIDs: là thuốc điều trị trụ cột trong đau thắt lưng. Tuy nhiên lưu ý khi dùng thuốc liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất đủ để khống chế đợt đau, thận trọng với những tác dụng phụ của thuốc như loét dạ dày-tá tràng, nguy cơ trên tim mạch và thận. Một số thuốc hay được sử dụng: Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib,...

  • Thuốc giảm đau: sử dụng thuốc giảm đau dựa theo mức độ đau của bệnh nhân, tuân thủ theo phác đồ của Tổ chức Y tế thế giới.

  • Thuốc giãn cơ: có tác dụng giảm đau hiệu quả do giảm tình trạng co cứng các cơ cạnh sống, đặc biệt Eperisone có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu giúp cải thiện tuần hoàn, trong khi lại không gây an thần, không làm mất tỉnh táo.

  • Một số thuốc khác: kháng viêm Corticoid, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc chống trầm cảm

  • Các phương pháp điều trị tại chỗ: thuốc bôi tại chỗ, tiêm khớp bằng corticoid, kỹ thuật sử dụng hủy thần kinh bằng sóng radio, kỹ thuật cắt nhánh thần kinh giữa bằng sóng cao tần quá da,...

3.3. Điều trị ngoại khoa

Một số trường hợp đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không đạt mục tiêu, hay tái phát, thể đau quá mức hoặc đau kèm theo hội chứng chèn ép thần kinh cần được làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng tổn thương và xét chỉ định phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng điều trị đau thắt lưng phổ biến là:

  • Cắt cung sau

  • Cắt bỏ đĩa đệm bị thoát vị

  • Giải phóng lỗ liên hợp

  • Kết hợp thân đốt sống

3.4. Phục hồi chức năng

  • Vật lý trị liệu: bao gồm chườm nóng, đắp bùn nóng, chườm đá, thủy liệu pháp, siêu âm, kích thích điện, xoa bóp, tác động cột sống, kéo giãn cột sống, châm cứu, kích thích thần kinh bằng điện qua da. 

  • Phục hồi chức năng sau quá trình điều trị nội khoa: bệnh nhân cần nghỉ ngơi 5-10 ngày, thời gian này bệnh nhân có thể bắt đầu các động tác phục hồi chức năng. Các bài tập vận động giúp kéo giãn cột sống, giãn cơ, tăng sức mạnh khối cơ thắt lưng, tăng độ vững chắc hệ thống dây chằng, tăng cường tuần hoàn nuôi dưỡng.  

3.5. Các điều trị khác

Can thiệp thay đổi nhận thức, hành vi, tâm lý trị liệu được áp dụng nhằm cải thiện các vấn đề về cảm xúc và hành vi cá nhân giúp sức khỏe, tinh thần của người bệnh tiến triển tốt và nhanh hơn.

Hỗ trợ điều trị bằng cách bổ sung các sản phẩm Bổ xương khớp như Ultramin mang lại hiệu quả giải quyết cả nguyên nhân lẫn triệu chứng của bệnh mà lại an toàn không gây ra các tác dụng phụ giữ nước hay viêm loét dạ dày như khi dùng thuốc. Ultramin là sự kết hợp của bộ 3 hoàn hảo bao gồm: 

  • Hệ WBC (chống viêm giảm đau thực vật) 100% chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Cao vỏ liễu trắng, Bromelain (Enzym dứa) và Curcumin (chiết xuất nghệ) giúp ức chế các chất gây viêm và enzym tiêu hủy sụn khớp nhằm giảm đau nhức, viêm sưng xương khớp. Các dược liệu giảm đau này hạn chế được tác dụng phụ trên dạ dày, và không gây giữ nước.

  • Phức hợp GCMAC với 5 dưỡng chất sụn khớp: Glucosamin hàm lượng chuẩn 1500 mg/ngày, Collagen type II, Methyl sulfonyl methane, Acid hyaluronic, Chondroitin sulfat làm tăng cường dịch khớp và chất căn bản, giúp phục hồi và tái tạo sụn khớp. 

  • Aquamin F (Ca, Mg và 72 khoáng chất) - tảo biển đỏ nhập khẩu Anh Quốc cùng với vitamin D3 và K2 làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.
     

    xu ly dau that lung 2
    Ultramin - giải pháp toàn diện cho bệnh nhân xương khớp

4. Kết luận

Trên đây là tổng hợp các cách xử lý đau thắt lưng mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân nói chung và hệ xương khớp nói riêng ngay từ những hành động giản đơn nhất như tập luyện kèm bổ sung các dưỡng chất cho khớp. Chúng tôi luôn ở đây và sẵn sàng chia sẻ với bạn về bệnh học khớp cũng như cách lựa chọn sản phẩm khớp tốt nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!


Xem thêm: 
Chủ động phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng cho bạn và người...
Những lưu ý khi điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng theo...
Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây