NỘI TIẾT TỐ NỮ CÓ TÁC DỤNG GÌ, CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

Thứ hai - 29/11/2021 22:58
Chắc hẳn, chị em đang rất thắc mắc nội tiết tố nữ có tác dụng gì mà nó lại trở thành một hormon vô cùng quan trọng trong việc cân bằng sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ đến thế. Bài viết này sẽ giúp chị em tìm ra đáp án chi tiết nhất cho câu hỏi đó.

1. Nội tiết tố nữ là gì?

Trước khi tìm hiểu nội tiết tố nữ có tác dụng gì thì chúng ta cần quan tâm nội tiết tố nữ là gì, chúng được tiết ra từ đâu và hoạt động như thế nào.
Trong cơ thể chúng ta luôn có hai tuyến rất quan trọng luôn hoạt động đồng thời chính là tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng có các công dụng và vai trò khác nhau giúp duy trì tốt hoạt động của cơ thể. Tuyến ngoại tiết sinh ra chất dịch và được tiết ra ngoài thông qua hệ thống ống dẫn bao gồm mồ hôi, nước bọt, tuyến vú, tuyến lông mi, tuyến nước mắt, tuyến bã nhờn và chất nhầy. Tuyến nội tiết giải phóng các nội tiết tố hay còn gọi là hormon. Các hormon được đưa thẳng vào máu, di chuyển và tác động đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Có hai loại hormon sinh dục được tiết ra chủ yếu từ tuyến sinh dục, buồng trứng của nữ giới chính là estrogen và progesterone. Trong đó estrogen có nhiệm vụ thúc đẩy sự phát dục của cơ quan sinh dục nữ và duy trì những nét đặc trưng của phái nữ. Progesterone thì mang lại lợi ích trong các quá trình biến hóa sinh lý khi mang thai của người mẹ.
Để có thể hiểu được một cách chi tiết và cụ thể nhất nội tiết tố nữ có tác dụng gì thì điều tiếp theo chúng ta cần hiểu rõ là hai loại hormon nội tiết tố nữ được nêu trên có cấu tạo như thế nào.

1.1. Estrogen là gì

Estrogen là hormon được tiết ra chủ yếu tại buồng trứng, một phần nhỏ tại tuyến thượng thận và nhau thai. Estrogen được tạo nên từ 3 loại chính là:
  • Estrone (E1): Là dạng duy nhất tồn tại trong hầu hết các mô đặc biệt là mỡ và cơ bắp sau thời kỳ mãn kinh, đây là dạng khá yếu và tác dụng không rõ rệt.
  • Estradiol (E2): Là dạng mạnh nhất trong 3 dạng, quyết định phần lớn sức khỏe, sắc đẹp và sinh lí của phụ nữ.
  • Estriol (E3): Chất này được phát hiện nồng độ cao trong nước tiểu, còn có thể hiểu là “chất thải” khi cơ thể khử estron và estradiol, là dạng yếu nhất và không có khả năng biến đổi thành E1 và E2.
Trong cơ thể, estrogen đã hoạt động trong quá trình thai sản và bị gián đoạn đến tuổi dậy thì. Ở giai đoạn thứ hai này, nội tiết tố trở lại hoạt động mạnh mẽ hơn tạo ra sự phát triển về tuyến vú, vòng 1, vòng 2, hệ thống lông, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản.
estrogen trong co the
Estrogen trong cơ thể

1.2. Progesterone là gì

Progesterone là một loại hormon nội sinh xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai và giai đoạn phát triển phôi thai ở nữ giới. Chúng thuộc nhóm hormon steroid, sản xuất tại buồng trứng, nhiều trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt hoặc sản xuất tại nhau thai và tuyến thượng thận. Hormon này giúp kích thích và cân bằng các hoạt động chức năng trong cơ thể phụ nữ.
Hormon này có nồng độ thay đổi cao thấp khác nhau trong các giai đoạn như rụng trứng, hành kinh, mang thai. Chúng thường song hành với estrogen để điều hòa và duy trì hệ nội tiết của phái nữ. Progesterone bị thiếu hụt hay dư thừa đều có tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, các cơ quan của tuyến thượng thận và đặc biệt là giai đoạn mang thai ở phụ nữ.

2. Nội tiết tố nữ có tác dụng gì

Nội tiết tố nữ gồm có estrogen và progesteron. Vậy thì, tác dụng chính của 2 loại hormon này là gì :
tac dung noi tiet to nu
Tác dụng của nội tiết tố nữ

2.1. Tác dụng của estrogen:

Estrogen tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên rất nhiều các cơ quan, bộ phận của nữ giới:
  • Buồng trứng: Kích thích làm cho nang trứng phát triển tốt
  • Âm đạo: Thúc đẩy sự phát triển của âm đạo đạt tới kích thước trưởng thành, củng cố độ dày thành âm đạo và tăng độ axit cho môi trường này nhằm phòng chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Đồng thời bôi trơn âm đạo, duy trì ham muốn và khoái cảm tình dục.
  • Ống dẫn trứng: Tăng cường phát triển lớp thành ống dẫn trứng, đồng thời điều phối các cơn co thắt nhằm dẫn trứng và tinh trùng.
  • Tử cung: Tác dụng của estrogen đối với tử cung rất đa dạng:
  • Giúp cho lớp màng nhầy ở tử cung được duy trì tốt
  • Tăng kích thước của nội mạc tử cung
  • Hàm lượng protein và lưu lượng máu được gia tăng tại đây
  • Các cơ trong tử cung được kích thích, phát triển
  • Tuyến vú: Tăng sinh các ống sữa và mô mỡ làm vú to và chắc.
  • Xương khớp: Giúp định hình khung xương nhỏ hơn nam giới trong đó xương vai hẹp, xương hông nở rộng.Tăng cường gắn kết canxi vào khung xương, giữ canxi giúp chống loãng xương, tiêu xương, mất xương, làm xương thêm chắc khỏe, dẻo dai.
  • Tỉ lệ mỡ cơ, mỡ: Giúp phát triển cơ thể mềm mại, 3 vòng rõ ràng, vòng 2 thon gọn, vòng 1 và vòng 3 nở nang, ít gân cơ.
  • Thanh quản: Góp phần làm cho thanh quản nhỏ, dây thanh quản ngắn hơn giúp giọng nói trong trẻo, thanh cao.
  • Làn da: Giúp giữ nước, làm cho làn da mịn màng, căng bóng, hồng hào.
  • Lông, tóc: Ức chế phát triển lông, làm tóc mềm mượt và bóng hơn.
  • Tim mạch: Điều hòa quá trình vận chuyển các ion, nhất là ion canxi vào trong tế bào, ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp nên ngăn chặn nguy cơ xơ vữa động mạch và xơ vữa mạch vành. Làm giãn, tăng lưu thông động mạch và mạch vành, chống tăng huyết áp.
luu thong mau trong co the
Quá trình lưu thông máu trong cơ thể

2.2. Tác dụng của progesterone:

Hormone progesterone giúp kích thích và điều hòa nhiều chức năng trong cơ thể, trong đó muốn nhắc tới ở đây là chức năng duy trì thai kỳ.
Progesterone được sản sinh mỗi tháng sau khi rụng trứng, nhằm mục đích chuẩn bị cho khả năng thụ thai. Hormon này làm cho niêm mạc tử cung phát triển, trở nên dày hơn để khi trứng được thụ tinh sẽ đến đây để làm tổ và phát triển.
Nếu có sự thụ thai xảy ra, progesteron vẫn được duy trì ở nồng độ cao trong suốt thai kỳ do được sản xuất tại nhau thai nhằm ngăn ngừa đẻ non và giúp bảo vệ cho thai nhi phát triển bình thường.
Progesterone không có nhiều ý nghĩa đối với sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp cho nữ giới nên trong một số bài viết khác, khi nhắc đến nội tiết tố nữ thường ám chỉ estrogen là chủ yếu.

3. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ:

Ở phần trước chúng ta đã làm rõ nội tiết tố nữ có tác dụng gì và hormon này quan trọng như thế nào đối với chị em phụ nữ. Phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số những nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể:

3.1. Nguyên nhân bên trong

noi tiet to nu theo do tuoi
Nội tiết tố nữ theo độ tuổi
Sau 30 tuổi, cơ thể sẽ xuất hiện rõ rệt quá trình lão hóa tự nhiên cùng với sự suy giảm của buồng trứng dẫn đến thiếu hụt nội tiết tố nữ. Những vết nám da, sạm da xuất hiện nhiều, tóc xơ, dễ gãy rụng, dễ nóng giận, mất ngủ, thường xuyên xuất hiện hiện tượng khô rát. Đây là độ tuổi bắt đầu có biểu hiện của sự suy giảm nội tiết tố nữ.
Hệ trục não bộ- tuyến yên- buồng trứng là hệ trục thần kinh- nội tiết quan trọng hàng đầu của phụ nữ. Hệ trục này sản sinh các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ đồng thời điều hòa chúng hoạt động hiệu quả. Từ 45 đến 55 tuổi trở lên, ở hầu hết phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh, hệ trục não bộ- tuyến yên- buồng trứng bắt đầu suy yếu, buồng trứng ngừng rụng trứng mãi mãi và bắt đầu đáp ứng kém với các hormon tiết ra từ tuyến yên, chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt, các hormon giới tính nữ giảm sút trầm trọng gây nên sự thiếu hụt nặng nề nội tiết tố nữ.

3.2. Nguyên nhân bên ngoài

  • Căng thẳng, stress kéo dài: Khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, progesterone giảm mạnh và estrogen tăng làm ảnh hưởng hoạt động tuyến thượng thận, gây rối loạn nội tiết tố nữ và có thể kèm theo tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Thức khuya, ngủ ít: Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể có thể nhanh chóng phục hồi, quá trình đào thải estrogen có hại được diễn ra hiệu quả hơn. Ngược lại khi thức khuya và ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, kém đào thải chất độc và gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Khi nạp vào cơ thể thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn chế biến sẵn hay bia rượu thì khi đó thức ăn hoàn toàn không chứa vitamin khiến cơ thể thiếu hụt vitamin trầm trọng, ăn nhiều đồ ngọt lâu ngày cũng có thể gây nên hội chứng buồng trứng đa nang. Đặc biệt, khi giảm cân cấp tốc sẽ làm cho buồng trứng suy giảm chức năng, kém sản xuất và tiết estrogen gây thiếu hụt nội tiết tố nữ.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc ngừa thai: Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ bởi vì thành phần trong thuốc tránh thai là estrogen tổng hợp khiến cho cơ thể bị dư thừa và không đào thải kịp khiến chúng ứ đọng lại gây rối loạn nội tiết tố nữ tạo ra các hệ lụy nghiêm trọng như chảy máu âm đạo, tăng nguy cơ ung thư vú, tăng huyết áp…
  • Môi trường sống không đảm bảo: Môi trường sống thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, chất thải, chất độc hại, bụi mịn hay thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và gây nên rối loạn nội tiết tố nữ.
  • Cắt buồng trứng: Khi cắt buồng trứng thì lượng estrogen được sản sinh bởi buồng trứng hoàn toàn bị mất đi gây nên hiện tượng thiếu hụt và rối loạn nội tiết tố nữ.
  • Trong quá trình thai sản: Estrogen ở phụ nữ mang thai tăng cao nhất trước khi sinh và giảm dần để hormon bài tiết sữa Prolactin hoạt động, đây cũng là một nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ.

4. Cách phòng ngừa rối loạn nội tiết tố nữ:

4.1. Ngủ đúng giờ, đủ giấc:

Hạn chế việc sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ, đảm bảo phòng tối, im lặng, nhiệt độ phù hợp, chỗ nằm thoải mái để giấc ngủ được dài và ngon hơn.

4.2. Duy trì tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên:

thien yoga giup cai thien suc khoe sac dep
Thiền- Yoga giúp cải thiện sức khỏe, sắc đẹp
Đối với phụ nữ, nên thiền, tập yoga và hít thở sâu mỗi ngày, cần sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, stress, có các biện pháp thư giãn hợp lý. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, phấn chấn.

4.3. Chế độ ăn uống hợp lý:

Ăn đủ bữa, đủ chất, không nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng và đồ ngọt nhưng cũng không kiêng hoàn toàn chất béo. Nếu muốn giữ eo, giảm mỡ, có thể giảm ăn thịt mỡ nhưng tăng cường các chất béo tốt từ cá hay các loại hạt...Đồng thời hạn chế bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể.

4.4. Bổ sung nội tiết tố nữ:

Chúng ta nên bổ sung nội tiết tố nữ từ các thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày như: 
  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
  • Tỏi
  • Cá hồi
  • Súp lơ xanh
  • Bưởi
  • Dầu oliu
  • Hạt lanh, hạt vừng
  • Rau họ cải
  • Sâm tố nữ
  • Táo
  • Lựu
Tuy nhiên, khi bổ sung estrogen từ rau củ quả có thể mất nhiều thời gian để thấy được hiệu quả rõ rệt. Nếu muốn thấy hiệu quả nhanh chóng, rõ ràng, tiết kiệm thời gian hơn thì chúng ta có một lựa chọn nữa chính là bổ sung estrogen thảo dược bằng viên uống. 
Để hỗ trợ đắc lực cho chị em, viên uống Estro Herbal Queen được nghiên cứu chiết xuất từ củ Maca, Thiên môn chùm, Sắn dây củ tròn, Cỏ ba lá đỏ, Lô hội, Bạch Thược, Xuyên Khung, Sữa ong chúa nguyên chất...với 5 nhóm tác động toàn diện giúp bổ sung nội tiết tố nữ tối ưu, an toàn và hiệu quả.
Vậy là sau bài viết, chúng ta đã hiểu rõ nội tiết tố nữ có tác dụng gì, quan trọng trong cơ thể như thế nào. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng thiếu hụt nội tiết tố nữ. Hy vọng rằng, mọi người sẽ có góc nhìn đúng đắn và chọn được cách chăm sóc bản thân hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Phụ Nữ Tiền Mãn Kinh Nên Ăn Gì Cho Tốt?
Những điều phụ nữ không biết về tình trạng khô âm đạo sau sinh

Chào bạn! Chúng tôi là GPharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 0985.022.240
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây