Rối Loạn Tiền Mãn Kinh Gây Hậu Quả Gì

Chủ nhật - 28/11/2021 23:13
Bình thường, mãn kinh xảy ra một cách tự nhiên ở tất cả phụ nữ theo quỹ đạo. Nhưng rất nhiều người mãn kinh lại không theo quỹ đạo gây ra tình trạng rối loạn tiền mãn kinh. Vậy thì hậu quả khi rối loạn tiền mãn kinh là gì, ảnh hưởng nghiệm trọng không mfa rất nhiều chị em phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh quan tâm.

1. Chứng rối loạn tiền mãn kinh là gì?

chung roi loan tien man kinh 1
Thời kỳ tiền mãn kinh

1.1 Thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp của một người phụ nữ trong đời sống sinh sản. Vào giai đoạn này, người phụ nữ sẽ mất chức năng sinh lý sinh sản (kết thúc chu kỳ kinh nguyệt-vô kinh) do buồng trứng đã suy giảm chức năng hoặc ngưng hoạt động tiết nội tiết tố.
Tiền mãn kinh là giai đoạn diễn ra trước thời kỳ mãn kinh và kéo dài vài năm (1-3 năm). Rối loạn tiền mãn kinh là do sự thay đổi của các hormon  mà cơ thể không thể điều tiết lại bình thường. Bởi vì sự thay đổi của các hormon gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu cho phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh.

1.2 Triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh

Tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng
  • Vận mạch: 75-80% phụ nữ có cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm và bắt đầu xuất hiện khi kinh nguyệt đã ngừng. Khi cơn bốc hỏa xảy ra, toàn cơ thể tăng thân nhiệt (đặc biệt vùng mặt và cổ) đỏ và ấm. Tùy vào giai đoạn mà cơn bốc hỏa kéo dài từ 30 giây đến 5 phút.
  • Âm đạo: khi lượng estrogen giảm, niêm mạc âm đạo âm hộ trở nên khô hơn và mỏng hơn, giảm đàn hồi và các nếp nhăn niêm mạc gây đau khi quan hệ.
  • Thần kinh-tâm thần: có thể thấy phụ nữ rối loạn mãn kinh thường giảm trí nhớ, mất tập trung hay lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, đổ mồ hôi về đêm khiến ngủ không vào giấc gây rối loạn giấc ngủ càng làm cho thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Cơ xương khớp: giai đoạn mất xương nhanh nhất là 5 năm đầu sau khi mãn kinh, có đến 20% lượng xương mất đi gây loãng xương, gãy xương.
con boc hoa man kinh 2
Cơn bốc hỏa mãn kinh

2. Hậu quả của tiền mãn kinh

Mặc dù tiền mãn kinh và mãn kinh là một giai đoạn diễn ra theo quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu xảy ra sớm hoặc muộn gây lệch với quỹ đạo bình thường thì sẽ có những hậu quả đáng kể về sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ.
- Khả năng sinh sản: khả năng sinh sản gắn liền với chức năng của cơ quan sinh dục nữ (đặc biệt là buồng trứng) và các nội tiết tố nữ (estrogen và progesteron), rối loạn tiền mãn kinh tức rối loạn các hormon nội tiết tố sẽ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều (hoặc không còn kinh nguyệt) và không còn khả năng sinh sản (mang thai).
- Chất lượng cuộc sống và sức khỏe: mãn kinh gây ra bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, rối loạn giấc ngủ, hay cáu gắt... làm cho cuộc sống đảo lộn, mất ngủ kéo dài khiến tinh thần và sức khỏe giảm sút.
- Vóc dáng và nhan sắc: khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi như vòng một chảy xệ, vòng hai tích tụ nhiều mỡ gây mất vóc dáng thiếu nữ. Bên cạnh đó, làn da không còn căng mịn như tuổi đôi mươi, bắt đầu nhăn nheo, khô da, xuất hiện nám và tàn nhang gây mất thẩm mỹ  và sẽ cảm thấy tự ti, tinh thần suy sụp.
- Tâm sinh lý, giảm ham muốn: đa số phụ nữ khi bị rối loạn tiền mãn kinh sẽ gây ra khô âm đạo, nóng rát và đau rát khi quan hệ. Do đó, họ rất sợ quan hệ, giảm ham muốn và ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

3. Các phương pháp chống rối loạn tiền mãn kinh

Như đã biết hậu quả khi rối loạn tiền mãn kinh thì chúng ta cần tìm cách phòng tránh thích hợp như chế độ ăn uống, thể dục hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hormon.

3.1 Chế độ ăn uống và sinh hoạt

che do an uong lanh manh 3
Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống:
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D như tôm, cua và bổ sung thường xuyên bằng thực phẩm uống hàng ngày.
  • Các thực phẩm chứa omega 3, omega 6, phytosterol từ đậu tương, giá đỗ, sữa đậu nành,... hoặc thực phẩm bổ sung omega 3/6.
  • Tránh ăn các đồ ăn cay nóng, đông lạnh và tránh sử dụng đồ uống có chứa cồn, cafein.
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt chất xơ từ khoai, yến mạch, ngũ cốc.
Chế độ thể dục:
  • Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao từ nhẹ đến vừa tùy theo cơ thể mỗi người.
  • Nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Các môn thể dục thể thao: bơi lội, thể dục aerobic, chạy bộ, yoga,...
Ngoài ra, vui chơi giải trí giữ tinh thần vui vẻ lạc quan cũng là một cách giảm triệu chứng hiệu quả, làm cho mọi người xung quanh cũng vui vẻ hạnh phúc hơn.

3.2 Liệu pháp thay thế hormon

lieu phap thay the hormon 4
Liệu pháp thay thế hormon
Liệu pháp thay thế hormon (HRT) có thể là thay thế estrogen hoặc progesteron hoặc cả 2 loại hormon này khi cơ thể bị thiếu. Liệu pháp này giúp giảm đi các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh rất hiệu quả, do đó mà phụ nữ không có triệu chứng thì tác dụng của liệu pháp không thấy rõ được. Liệu pháp thay thế hormon có thể dùng đường uống hoặc hệ trị liệu qua da (gel bôi da, miếng dán da). 

3.3 Bổ sung estrogen từ thảo dược

bo sung estrogen tu thao duoc 5
Bổ sung Estrogen từ thảo dược
Từ xưa đến nay, các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo dược luôn rất an toàn. Sản phẩm viên uống nội tiết tố Estro Herbal Queen có chứa các thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên như: cỏ ba lá đỏ, chiết xuất môn chùm, chiết xuất củ Maca, chiết xuất lô hội, chiết xuất đương quy, sữa ong chúa nguyên chất,...
Sự kết hợp của bộ 3 MSP (sâm Maca-thiên môn chùm-sâm tố nữ) giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sinh lý nữ và giảm các triệu chứng tiền mãn kinh rõ rệt.
Tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tăng sinh collagen nhờ sản phẩm có chứa L-Cystin và Glutathion 75% giúp làn da căng mịn, mờ các nếp nhăn và sáng khỏe từ tận sâu bên trong.
Sâm tố nữ chứa phyto-estrogen và cỏ ba lá đỏ có chứa isoflavon đều có cấu trúc tương tự như estrogen nội sinh nên có tác dụng tương tự như estrogen.

3.4 Khám sức khỏe định kỳ

kham suc khoe dinh ky 6
Khám sức khỏe định kỳ
Một trong những cách phòng tránh tốt nhất là khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường khi còn sớm để điều trị sớm nhất. Có thể nhiều bệnh không có những biểu hiện rõ ra bên ngoài nên chúng ta không thể thấy được sự thay đổi, khám sức khỏe sẽ phát hiện ra sớm.
Một số kỹ thuật khám lâm sàng:
  • Khám chuyên khoa về phụ khoa
  • Siêu âm tử cung và buồng trứng
  • Lấy dịch bệnh phẩm làm phiến đồ quan sát
  • Chụp X-quang tuyến vú hai bên
  • Đo mức độ loãng xương
  • Thực hiện các xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán
Rối loạn tiền mãn kinh xảy ra ở rất nhiều phụ nữ khi đến độ tuổi mãn kinh. Nhiều chị em không hiểu biết về vấn đề này nên bài viết trên nhằm giúp cho tất cả phụ nữ tìm hiểu về mãn kinh và hậu quả khi bị rối loạn như thế nào.
Hãy luôn luôn duy trì một lối sống lành mạnh và đến các cơ sở thăm khám nếu có vấn đề.
Xem thêm:
Những bất thường cần chú trọng cho phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh
Tiền Mãn Kinh Sớm Và Những Điều Cần Biết

Chào bạn! Chúng tôi là Gpharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại đây.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 0985.022.240
Trân trọng!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây