Cảnh giác với các biến chứng của tai biến mạch máu não

Thứ tư - 05/01/2022 22:44
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý cấp tính nguy hiểm và có thể để lại những biến chứng nặng nề nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Những biến chứng của tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của người bệnh bao gồm cả nhận thức, thị giác, vận động,... Do đó việc chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não là rất quan trọng, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

1. Tai biến mạch máu não và các nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tai biến mạch máu não (hay còn được gọi là đột quỵ) là một tổn thương cấp tính xảy ra khi não không được cung cấp đủ lượng oxy do máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Thiếu oxy là nguyên nhân khiến các tế bào não chết rất nhanh. Vì thế, bệnh nhân đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể để lại biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Tai biến mạch máu não được thành 3 loại chính là tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não xuất huyết và cơn thiếu máu não thoáng qua. Trong đó, tai biến do nguyên nhân thiếu máu cục bộ là loại phổ biến nhất với khoảng 85% số ca mắc tính trong tổng số ca bệnh.
bien chung cua tai bien mach mau nao 1
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não là 2 dạng đột quỵ thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não có thể kể đến như:
  • Tuổi: Những người nằm trong độ tuổi từ 55 trở lên thường có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao hơn những độ tuổi khác.
  • Cân nặng: Người bị thừa cân, béo phì thường dễ mắc tai biến mạch máu não.
  • Người có tiền sử mắc tai biến mạch máu não hoặc trong gia đình có người bị tai biến mạch máu não sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn
  • Có tiền sử mắc một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol máu cao (bệnh mỡ máu), các bệnh liên quan đến tim mạch… cũng là nguyên nhân gây đột quỵ cao.
  • Ít vận động và sử dụng nhiều chất kích thích như bia,  rượu, thuốc lá, ma túy… cũng là các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não bởi đây là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, béo phì,... dẫn đến đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc và tử vong do tai biến mạch máu não cao hơn so với nữ giới.
Nếu được cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng của tai biến mạch máu não. 

2. Các biến chứng của tai biến mạch máu não phổ biến

Các biến chứng tai biến mạch máu não có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não thiếu máu và bộ phận nào bị ảnh hưởng chủ yếu. Các biến chứng có thể gặp bao gồm:
Liệt vận động
Đây là một biến chứng tai biến mạch máu não phổ biến. Có khoảng 90% người bệnh bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt mặt, liệt tay chân, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Biến chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về sinh hoạt cũng như việc đi lại hàng ngày. Bệnh nhân liệt phải nằm lâu ngày có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tỳ đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu,…thậm chí tử vong.
Sau đột quỵ, người bệnh cần tập phục hồi chức năng để giúp khôi phục tuần hoàn, tránh cứng khớp và nhiễm trùng các cơ quan, giúp cho cơ thể khỏe hơn, nhanh hồi phục.
bien chung cua tai bien mach mau nao 2
Sau đột quỵ, bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng để nhanh chóng hồi phục hoàn toàn
Rối loạn ngôn ngữ
Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các rối loạn ngôn ngữ với các biểu hiện: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được.
Tình trạng này là do tổn thương tại vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ. Ngoài nguyên nhân do tổn thương tại não bộ. Để khắc phục những rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ, người thân xung quanh cần giúp tập luyện người bệnh lại các kỹ năng giao tiếp.
Suy giảm nhận thức
Đây là một trong những biến chứng của tai biến mạch máu não gây sa sút trí tuệ. Người bệnh bị suy giảm nhận thức có các biểu hiện như: suy giảm trí nhớ, hay quên, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng thời gian, không gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời nói của người khác…
Nhiều người bệnh rất khó có thể phục hồi và không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn cũng như độ phức tạp nhiều như trước đây.
Trầm cảm, rối loạn cảm xúc
Người bệnh đột quỵ khi mắc các chứng rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong giao tiếp và không thể tham gia nhiều hoạt động khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn cảm xúc, xúc động, dễ cáu gắt,…
Sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên thay vì sử dụng thuốc, người bệnh làm giảm các tình trạng rối loạn cảm xúc bằng các hoạt động giúp thư giãn đầu óc.
Đau đớn
Đau, tê hoặc có cảm giác giống kiến bò có thể xảy ra ở một số bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Ví dụ, nếu sau đột quỵ bạn bị mất cảm giác ở cánh tay trái, bạn có thể gặp phải cảm giác ngứa ran rất khó chịu ở cánh tay đó. Tình trạng này thường xuất hiện vài tuần sau đột quỵ và có thể cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên bởi vì các cơn đau được gây ra bởi vấn đề trong não bộ chứ không phải là một chấn thương thực thể bên ngoài nên có rất ít phương pháp điều trị đặc hiệu tình trạng này.

3. Các phương pháp giúp chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não

Một lối sống lành mạnh luôn là chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh và đây cũng là phương pháp giúp bạn phòng tránh đột quỵ hiệu quả:
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với nhiều rau xanh, cá và các loại ngũ cốc sẽ giúp cơ thể của bạn luôn khỏe mạnh. Ngoài ra để phòng ngừa tai biến mạch máu não bạn cần hạn chế ăn mặn và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn cũng như không hút thuốc.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra việc tập thể dục còn giúp bạn thả lỏng tinh thần và giảm stress hiệu quả
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe từ đó giúp hạn chế ảnh hưởng của các bệnh lý này đối với cơ thể
    bien chung cua tai bien mach mau nao 3
    Ăn uống lành mạnh và tập thể dục là cách thức phòng tránh tai biến mạch máu não hiệu quả và đơn giản
Bên cạnh các biện pháp trên, để chủ động phòng ngừa đột quỵ não, mọi người nên kết hợp sử dụng sản phẩm tăng cường máu lên não, hạn chế tình trạng thiếu máu não bởi đây chính là nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não, đơn cử là sản phẩm Ích não An Hưng.
Sản phẩm Ích não An Hưng được sản xuất bởi công ty CPDP An Hưng với nhiều đặc điểm nổi bật so với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay.  Đây là sản phẩm hoạt huyết ích não đầu tiên được nghiên cứu và chia liều chuyên biệt cho ban ngày và ban đêm. 
  • Tối ưu liều lượng, chuyên biệt theo ngày - đêm: Viên uống ban ngày giúp tăng độ tập trung và khả năng ghi nhớ; viên uống ban đêm hỗ trợ an thần, tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên giúp bạn không gây mệt mỏi, uể oải sau khi thức giấc.
  • Cơ chế tác động toàn diện: sản phẩm có tác dụng chống gốc tự do, giúp loại trừ tận gốc nguyên nhân gây thiếu máu não, giúp tăng cường lưu thông máu não, phòng ngừa nguy cơ và giúp giảm nhanh triệu chứng đột quỵ.
  • Sử dụng 100% các chiết xuất thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng trong thời gian dài và hạn chế tác dụng phụ cho cơ thể.
Chúng tôi mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hiểu rõ về đột quỵ và sự nguy hiểm của các biến chứng tai biến mạch máu não để từ đó có thái độ đúng đắn, tăng tuân thủ các chỉ định điều trị và thay đổi lối sống tích cực hơn.

Xem thêm
[Cảnh báo] Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
Dâu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây