Sự hình thành tình trạng đông cứng khớp vai và các cách điều trị

Thứ ba - 04/01/2022 23:56
Trên thực tế, đông cứng khớp vai thường xảy ra ở những người ngoài 50 tuổi và không phân biệt giới tính. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của vai, khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút.

1. Các nguyên nhân gây ra tình trạng đông cứng khớp vai

Đông cứng khớp vai thường có diễn biến phức tạp, mang đến những cơn đau nhức âm ỉ và sẽ càng tăng dần lên khi người bệnh vận động vùng vai. Tình trạng bệnh lý này có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như 

  • Do tuổi tác: Những người trên 50 tuổi thường có nguy cơ đông cứng khớp vai nhiều hơn do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.

  • Do chấn thương trong lao động và sinh hoạt: Đây là nguyên nhân rất dễ gặp phải trong cuộc sống thường ngày khi cơ thể thực hiện các hoạt động vận động, tham gia giao thông hay do tính chất công việc.

  • Vận động thể dục thể thao hoặc làm việc quá mức: Việc vận động hoặc làm việc quá mức sẽ khiến cho các cơ và khớp phải hoạt động một cách tối đa, dẫn đến quá tải và suy giảm chức năng của chúng.

dong cung khop vai 1
Tập luyện thể thao quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp
  • Không khởi động kỹ trước khi vận động hoặc do người bệnh ít vận động: Những người ít vận động và không khởi động kỹ trước khi thực hiện các hoạt động như tập thể dục, chơi thể thao sẽ khiến xương khớp nói chung và khớp vai nói riêng bất chợt phải hoạt động mạnh, dễ gây ra các chấn thương cho khớp, từ đó làm tăng nguy cơ đông cứng khớp vai.

  • Sử dụng thuốc lá và các chất kích thích: Hàm lượng nicotin có trong thuốc lá sẽ làm giảm quá trình tái tạo xương, làm tăng thêm tình trạng loãng xương. Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lâu năm thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). 

Ngoài ra, đông cứng khớp vai có thể xảy ra do di chứng của một số trường hợp tổn thương xương khớp như:

  • Người có đã từng bị ngã gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai

  • Người từng thực hiện phẫu thuật các vùng khớp vai, phẫu thuật liên quan đến xương khớp vùng vai

  • Người mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường,...

2. Các giai đoạn của đông cứng khớp vai

Bệnh đông cứng khớp vai sẽ trải qua 3 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đau: Giai đoạn này có thể kéo dài đến 6 tháng và có kèm theo sự hạn chế vận động khớp vai theo mọi hướng. Sau đó các cơn đau dần dần giảm đi, thay vào đó là giai đoạn đông cứng khớp vai.

dong cung khop vai 2
Đau là giai đoạn đầu tiên của tình trạng đông cứng khớp vai
  • Giai đoạn đông cứng khớp: Giai đoạn này thường kéo dài từ 6-12 tháng. Lúc này khớp vai trở nên đông cứng lại, vai của người bệnh sẽ mất biên độ vận động tuy nhiên triệu chứng đau sẽ giảm đi.

  • Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này, biên độ vận động khớp vai đã dần dần được phục hồi nhưng sẽ khó có thể trở về trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn như ban đầu. Người bệnh vẫn sẽ có cảm giác đau mỗi khi vận động vùng vai nhưng cơn đau sẽ có mức độ nhẹ hơn giai đoạn đầu.

3. Điều trị đông cứng khớp vai như thế nào?

Việc điều trị đông cứng khớp vai tuỳ thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh như: 

  • Giai đoạn đau: Khi bệnh mới tiến triển ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm Non-steroid, steroid để giảm nhẹ các triệu chứng đau. Việc thực hiện vật lý trị liệu ở giai đoạn này sẽ không đem lại hiệu quả điều trị.

  • Giai đoạn đông cứng khớp: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể tiến hành thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu nhằm cải thiện biên độ vận động cho khớp. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của phương pháp này thường khó có thể dự đoán trước.

  • Giai đoạn phục hồi: Người bệnh có thể thực hiện tập vật lý trị liệu hoặc thực hiện biện pháp tiêm phá đông khớp vai dưới gây mê để lấy lại biên độ khớp vai. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật nội soi giải phóng bao khớp sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần chủ động phòng ngừa tình trạng đông cứng khớp vai bằng cách thực hiện một số biện pháp đơn giản sau đây:

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Việc dành thời gian mỗi ngày để vận động, rèn luyện thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức bền và độ dẻo dai cho cơ thể mà còn giúp cho xương khớp thêm chắc khỏe hơn.

  • Thực đơn giàu dinh dưỡng: Tăng cường dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày với nhiều các vitamin, khoáng chất như canxi, vitamin D, omega-3…, các chất đạm, chất xơ sẽ giúp cho cơ thể và hệ xương khớp được nuôi dưỡng sâu từ bên trong.

  • Bổ sung thêm các vi chất và dưỡng chất sụn khớp cần thiết: Các vi chất như vitamin D3 và vitamin K2 có tác dụng tổng hợp và hoạt hóa Osteocalcin, giúp mang Calci gắn vào khung xương vừa ngăn ngừa calci lắng đọng xuống thành mạch, chống vôi hóa mạch máu vừa tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, các dưỡng chất sụn khớp như Glucosamin Sulfat, Collagen type II không biến tính, acid hyaluronic,... để đẩy nhanh quá trình tái tạo sụn khớp, tăng cường dịch khớp, cải thiện độ linh hoạt cho các khớp xương.

dong cung khop vai 3
Bộ 5 dưỡng chất giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp

Đông cứng khớp vai tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nó sẽ làm giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống cũng từ đó suy giảm theo.

Bên cạnh những lưu ý đã đề cập đến ở trên, bạn cũng nên tránh để cơ thể bị stress hay căng thẳng kéo dài, cố gắng cân bằng giữa công việc và cuộc sống để làm giảm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng.

Xem thêm: 
Thoái hóa khớp vai nên ăn gì? Lời khuyên của bác sĩ.
Thoái hoá khớp vai trái có chữa được không và cách điều trị
Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây