Người bệnh đau xương khớp có ăn thịt gà được không? Cần tránh những gì?

Thứ năm - 17/02/2022 23:19
Đối với bệnh nhân xương khớp, ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Có những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe xương khớp nhưng cũng có một số loại bệnh nhân nên kiêng. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là đau xương khớp có ăn thịt gà được không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được thắc mắc đó.

1. Chất dinh dưỡng có trong thịt gà

Thịt gà chắc chắn đã không còn xa lạ với mỗi gia đình Việt. Chúng ta có thể chế biến từ những bộ phận khác nhau của con gà với nhiều kiểu cách thành những món ăn vô cùng phong phú và thơm ngon.

dau xuong khop co an thit ga duoc khong 1
Thịt gà là món ăn vô cùng phổ biến, thơm ngon và bổ dưỡng
 

Nhìn chung thì thịt gà chứa hàm lượng protein cao và có nhiều acid amin thiết yếu cho cơ thể. Khi chế biến, các bà nội trợ thường chia con gà ra làm những bộ phận: Ức, cánh, đùi, lườn,... Mỗi bộ phận khác nhau lại cung cấp cho cơ thể chúng ta lượng calo khác nhau, cụ thể:

  • Ức gà: Ức gà là loại thực phẩm rất nổi tiếng với những người muốn giảm cân vì nó chứa lượng protein cao và ít chất béo. Trong 100 gram ức gà cung cấp 165 calo, 31 gram protein và 3,6 gram chất béo.

  • Đùi gà: Đùi gà có giá thành rẻ hơn, thịt mềm hơn ức gà vì có lượng chất béo cao hơn. Trong 100gram đùi gà thì có đến 209 calo, 53% lượng calo là từ protein và 47% từ chất béo

  • Cánh gà: Phần cánh gà hay được chế biến thành những món chiên và được rất nhiều người yêu thích. Cánh gà cung cấp lượng calo tương đương với đùi gà nhưng nhiều protein hơn.

  • Má đùi: Má đùi gà là phần tiếp giáp giữa thân gà và đùi tỏi, màu sậm như đùi gà và có giá trị protein cao hơn. 100 gam má đùi cung cấp cho ta 172 calo, trong đó đến 70% từ protein, còn lại là chất béo.

2. Người đau xương khớp có ăn được thịt gà không? 

Đây là một câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm. Có người cho rằng không nên ăn thịt gà để tránh những cơn đau nhức nhưng quan điểm này chưa đứng hoàn toàn. Người mắc các bệnh lý về xương khớp vẫn có thể ăn được thịt gà nhưng cần biết lựa chọn những bộ phận và cách chế biến thích hợp. Thịt gà có chứa nhiều chondroitin - một thành phần chính có trong cấu tạo sụn khớp, giúp hình thành các mô liên kết trong cơ thể. Ngoài ra còn có glucosamine sulfate giúp tăng cường dịch khớp và bôi trơn hiệu quả. Nhưng với những phần có nhiều chất béo và calo như đùi và da gà thì chúng ta nên tránh. Vì chúng có thể khiến bệnh nhân tăng cân, càng tạo áp lực cho các khớp xương. Chưa kể với hàm lượng kẽm cao làm cấu trúc sụn bị phá vỡ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ. 

dau xuong khop co an thit ga duoc khong
Đùi gà và da gà là chứa nhiều chất béo nên bệnh nhân cần tránh

Vậy những phần thịt gà nào bệnh nhân xương khớp có thể ăn? Đó chính là ức gà. Ức gà cung cấp lượng calo không quá cao, nhiều protein và ít chất béo. Trong ức gà còn có nhiệt photpho - một chất rất tốt cho xương của bạn. Chúng ta nên chế biến ức gà thành những món hầm, hấp, luộc, hạn chế việc chiên nướng để giảm thiểu tối đa nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Bệnh nhân có thể ăn thịt gà nhưng với lượng vừa phải. Theo lời khuyên của bác sĩ thì chỉ nên ăn 100 gram thịt gà một ngày và không quá 2 lần một tuần. Ngoài ra chúng ta cũng nên kết hợp thịt ức gà với những loại rau củ để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, vận chuyển chất dinh dưỡng, giảm tích trữ chất béo. 

dau xuong khop co an thit ga duoc khong uc ga
Ức gà là phần thịt ít chất béo nhất nên người bệnh xương khớp có thể sử dụng


3. Người mắc bệnh xương khớp nên kiêng những gì?

Ngoài đùi gà và da gà thì người bệnh cần lưu ý những nhóm thực phẩm sau để hạn chế

  • Nội tạng động vật: 

Đối với những người bị bệnh gout, viêm khớp, thấp khớp,.. thì cần đặc biệt chú ý nhóm thực phẩm này. Nội tạng động vật chứa nhiều đạm sẽ thúc đẩy hình thành tinh thể acid uric làm bệnh trầm trọng hơn.

  • Thịt đỏ: 

Tương tự như nội tạng động vật thì thịt đỏ cũng có hàm lượng cao dễ gây viêm khớp. Sau một bữa ăn thịt đỏ thì bệnh nhân rất dễ phải đối mặt với những cơn đau nhức. Bạn có thể thay thế đạm động vật bằng những loại đạm thực vật như các loại hạt, đậu, rau xanh,...

dau xuong khop co an thit ga duoc khong thit do
Thịt đỏ chứa nhiều đạm làm tăng khả năng xảy ra những cơn đau nhức xương khớp
  • Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn:

Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn thường chứa nhiều cholesterol và acid béo bão hòa làm tăng tình trạng máu nhiễm mỡ, béo phì. Ngoài ra chất bảo quản, độc tố trong những loại loại đồ ăn đó cũng có hại cho xương khớp.

  • Rượu, bia

Những loại đồ uống này tiềm ẩn nguy cơ gây loãng xương lớn. Nếu chúng ta thường xuyên sử dụng thì mô sụn sẽ bị bào mòn nhanh chóng, xương khớp cũng không còn vững chắc nữa, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh lý khác.

dau xuong khop co an thit ga duoc khong bia
Rượu bia hoặc đồ uống có cồn rất dễ khiến cho phản ứng viêm tái phát tại khớp

Ngoài việc chú ý những nhóm thực phẩm có hại cho xương khớp thì việc bổ sung những loại dược liệu tốt cho xương khớp rất cần được thực hiện. Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Trong đó nổi bật là Ultramin - một sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện vừa hỗ trợ giải quyết, làm giảm những cơn đau nhức, vừa nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp với sự kết hợp hoàn hảo của bộ ba: Vỏ cây liễu trắng, Tinh chất nghệ và Enzym dứa giúp hạn chế viêm, giảm đau và đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng. Đặc biệt với nguồn nguyên liệu nhập khẩu châu Âu đảm bảo chất lượng thì Ultramin cực kì an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ, không hại dạ dày.  

dau xuong khop co an thit ga duoc khong 2
Ultramin - Khỏe khớp chắc xương, tăng cường sức khỏe

Tóm lại, bệnh nhân đau xương khớp vẫn có thể ăn thịt gà nhưng cần biết lựa chọn phần thịt và cách chế biến phù hợp. Tránh ăn đùi và da gà, nếu muốn ăn thì nên ăn phần ức gà và chế biến thành những món ninh, hầm, hạn chế tối đa chiên, nướng. Các bệnh lý về xương khớp không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nữa như thời tiết, thói quen sinh hoạt, tuổi tác,... Mong rằng bài viết này có ích với bạn và hãy theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để biết được những điều tốt nhất cho sức khỏe xương khớp của bạn.

Xem thêm: 
Người bị đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Cách làm giảm đau nhức xương khớp bằng các bài thuốc dân...
​​​​​​​
Hỏi - đáp : Bệnh khô khớp là gì? Nguyên nhân và cách điều...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây