Hỏi - đáp : Bệnh khô khớp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ năm - 06/01/2022 04:58
Bệnh khô khớp thường gặp ở người lớn tuổi và những người trẻ ít vận động. Tình trạng này sẽ gây giảm tiết dịch ở các ổ khớp khiến cho việc hoạt động của bộ phận này kém trơn tru. Vì vậy, việc kích thích sản xuất dịch nhầy bôi trơn các khớp là biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng này.

1. Bệnh khô khớp là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh khô khớp là tình trạng các khớp ít hoặc không tiết ra các chất nhờn để bôi trơn khớp hỗ trợ khả năng vận động. Do đó, các biểu hiện như đau nhức, tê cứng, khó chịu sẽ dễ dàng xuất hiện mỗi khi người bệnh sinh hoạt hay lao động. Đây là tình trạng thường gặp nhất ở khớp gối nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nhiều khớp khác như khuỷu tay, khớp cổ, vai…

benh kho khop 1
Việc sản sinh ra ít dịch nhầy bôi trơn khớp sẽ gây ra hiện tượng khô khớp

Theo như các chuyên gia đánh giá, khô khớp không phải là triệu chứng nguy hiểm và nó không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian khô khớp sẽ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với cơ thể như:

  • Làm hạn chế khả năng vận động của các khớp: Các hoạt động như di chuyển, leo cầu thang, ngồi xuống đứng lên hay chỉ đơn giản là duỗi chân, duỗi tay, thực hiện thao tác cầm nắm,… cũng khiến người bệnh thực hiện một cách khó khăn bởi họ luôn có cảm giác mệt mỏi.

  • Các cơn đau nhức kéo dài xuất hiện: Khi khớp bị khô, sụn khớp theo đó cũng dần bị bào mòn làm lộ ra phần đầu xương. Chính vì thế, lực ma sát giữa hai đầu xương mỗi khi hoạt động sẽ tăng lên, gây nên hiện tượng đau nhức, khó chịu dai dẳng kéo dài.

  • Nguy cơ cao biến dạng khớp, teo cơ: Khô khớp khi tiến triển nặng sẽ có thể khiến cơ quanh khớp bị teo lại. Tình trạng khô khớp nếu xuất hiện ở đầu gối có thể gây cong vẹo,  ảnh hưởng tới khả năng di chuyển của người bệnh.

  • Dễ dẫn đến liệt suốt đời: Đây được coi là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh khô khớp. Khi các khớp trở nên khô, cứng và khiến người bệnh khó vận động sẽ dễ dẫn tới tình trạng liệt suốt đời.

2. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô khớp

Bệnh khô khớp khiến khả năng tiết dịch nhầy bôi trơn các ổ khớp suy giảm, gây ra nhiều tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Vậy bệnh lý này là hậu quả của những nguyên nhân nào?

  • Do ít vận động: Người ít vận động hay người có đặc thù công việc phải ngồi lâu một chỗ như nhân viên văn phòng sẽ dễ khiến cho khớp bị khô, từ đó nguy cơ tổn thương khớp hay thoái hóa khớp cũng được tăng lên. 

benh kho khop 2
Người ít vận động, người thường xuyên phải ngồi lâu sẽ dễ bị khô khớp
  • Thoái hóa khớp: Tình trạng mất ổn định cũng như khả năng tiết dịch nhầy ở ổ khớp sẽ tăng lên khi bị thoái hóa khớp, khiến cho khớp bị khô và co cứng. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người lớn tuổi nhưng hiện nay, bệnh lý này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

  • Do chấn thương: Những tổn thương sụn khớp sau chấn thương sẽ khiến cho lớp sụn khớp bị bào mòn, bề mặt khớp sần sùi, giảm tính đàn hồi và khớp dễ bị nứt vỡ. Điều này theo thời gian sẽ gây ra các cơn đau khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

  • Người thường xuyên vận động, lao động nặng nhọc: Những người thường xuyên lao động gắng sức, mang vác các vật nặng sẽ gây tác động một lực rất lớn lên khớp làm cho sụn và phần xương dưới sụn dễ bị tổn thương, lâu dần dẫn đến khô khớp và mất tính ổn định của khớp.

  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp làm suy yếu sức khỏe xương khớp, các tổn thương dễ xảy ra hơn.

  • Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Việc sử dụng nhiều chất kích thích, ngủ không đủ giấc, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng,... là những thói quen kém lành mạnh làm suy giảm sức khỏe cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng, là tiền đề khởi phát cho các bệnh lý về xương khớp.

  • Do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp khác: Bệnh khô khớp có thể bắt nguồn từ những bệnh lý khác như thoái hóa xương khớp, viêm khớp, hoại tử xương,... 

3. Bệnh khô khớp có những triệu chứng như thế nào?

Bệnh khô khớp khi ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên về lâu dài, nếu người bệnh để ý sẽ nhận ra một số dấu hiệu bất thường nhận biết bệnh khô khớp như:

  • Đau nhức khớp: Người bệnh sẽ cảm nhận thấy các cơn đau dữ dội khi thay đổi tư thế vận động một cách đột ngột.

  • Khớp phát ra âm thanh khi cử động: Khi không tiết đủ một lượng dịch cần thiết để bôi trơn khớp, âm thanh răng rắc khi người bệnh di chuyển hoặc vận động sẽ xuất hiện.

Ngoài ra người bệnh có thể thấy sưng, nóng đỏ ở vùng da quanh khớp, cứng khớp, gặp khó khăn trong việc vận động khớp hoặc đôi khi thấy khớp trở nên lỏng lẻo và giảm khả năng chịu lực.

benh kho khop 3
Đau nhức, sưng đỏ vùng da quanh khớp là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh khô khớp

Nếu bạn cảm nhận rõ những dấu hiệu trên thì có thể tình trạng khô khớp của bạn đã tiến triển sang giai đoạn mạn tính. Chính vì thế, bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán, kịp thời điều trị và đảm bảo chức năng vận động cho xương.

4. Các phương pháp cải thiện và phòng ngừa bệnh khô khớp

Tương tự như các tình trạng bệnh về xương khớp khác, việc tìm ra chính xác căn nguyên gây bệnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc khắc phục tình trạng bệnh. Nếu các nguyên nhân cơ học là yếu tố gây bệnh, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Nếu các bệnh lý là nguyên nhân gây bệnh khiến cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng và điều trị kịp thời. Một số biện pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh khô khớp bạn có thể tham khảo như sau:

  • Chườm ấm: Chườm ấm có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, tăng sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp từ đó làm giảm tình trạng khô, cứng khớp. Hơn nữa, chườm ấm cũng giúp các khớp được thư giãn, làm giảm cảm giác đau nhức và hạn chế căng cơ. Từ đó, khả năng vận động của khớp cũng được cải thiện.

  • Thực hiện và duy trì thói quen vận động: Lười vận động, ít vận động,... là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh khô khớp. Vì vậy, bạn cần xây dựng và duy trì thói quen vận động để tăng độ ổn định và kích thích sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp. Đi bộ, đạp xe, tập yoga,... là những hoạt động thích hợp để bạn có thể bắt đầu. Tuy nhiên không nên tập luyện gắng sức để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

benh kho khop 4
Duy trì thói quen vận động thường xuyên sẽ làm giảm khả năng khô khớp
  • Làm giàu dinh dưỡng cho thực đơn hàng ngày: Đối với người bị bệnh khô khớp, cần tăng cường bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, bơ, trứng,.. và nên ăn nhiều quả mọng, trái cây tươi và các loại rau củ chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C. Những thành phần kể trên sẽ giúp giảm viêm, giảm đau, giảm nguy cơ thoái hóa khớp và giúp khớp linh hoạt hơn.

  • Bổ sung các dưỡng chất sụn khớp: Các dưỡng chất sụn khớp như Glucosamin sulfat, Collagen type II không biến tính, Methyl Sulfonyl Methane, Acid hyaluronic và Chondroitin sulfate sẽ giúp đẩy mạnh quá trình tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giúp cho khớp chắc khỏe và linh hoạt. Đặc biệt là Glucosamin, một chất tự nhiên được tìm thấy trong chất lỏng xung quanh khớp, có tác dụng tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa giảm tiết dịch khớp.

Bệnh khô khớp là một tình trạng bệnh xương khớp phổ biến, thường xảy ra do lười vận động và quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu có thể là biểu hiện của bệnh khô khớp, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị. Đồng thời, hãy chủ động bổ sung các dưỡng chất cần thiết và duy trì thói quen sống lành mạnh để phòng ngừa tình trạng này xảy ra.


Xem thêm: 
Mách bạn cách chọn thuốc bổ khớp an toàn, hiệu quả
Top các thực phẩm: khô xương khớp ăn gì, không ăn gì
Tại sao nên mua xương khớp Ultramin? 

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây